SKKN các biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp – Tài liệu text

05/10/2022 admin

SKKN các biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.36 MB, 26 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN GIA LÂM
TRƯỜNG MẦM NON QUANG TRUNG
=====o0o=====

SÁNG KIẾN KINH NGIỆM
ĐỀ TÀI: “CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ TỰ KỶ
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ KHẢ NĂNG GIAO TIẾP”

Tên tác giả : Lê Thị Thu Thủy
Lĩnh vực : Giáo dục mẫu giáo
Cấp học
: Mầm non

NĂM HỌC: 2018-2019

Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………………………………0
II/GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………………………3
1. Cơ sở lý luận……………………………………………………………………………………………….. 3
2. Cơ sở thực tiễn……………………………………………………………………………………………..4
2.1. Thuận lợi………………………………………………………………………………………………….. 5
2.2 Khó khăn…………………………………………………………………………………………………… 5
3.2. Biện pháp 2: Lên kế hoạch giáo dục, theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của trẻ khuyết
tật………………………………………………………………………………………………………………….. 7
3.3. Biện pháp 3: Dạy trẻ tự kỷ học cách nghe……………………………………………………10
3.4. Biện pháp 4: Dạy trẻ tự kỷ nhìn mặt đối mặt………………………………………………..11
3.5. Biện pháp 5. Dạy trẻ bắt chước việc tạo ra các âm thanh………………………………..12
3.6. Biện pháp 6.Giúp trẻ hiểu các cử chỉ và rèn luyện cử động các chi………………….12
3.7. Biện pháp 7: Tổ chức cho trẻ khuyết tật tham gia vào các hoạt động mọi lúc, mọi

nơi……………………………………………………………………………………………………………….. 15
3.8 Biện pháp 8: Tuyên dương những hành vi tốt………………………………………………..17
3.9. Biện pháp 9: Kết hợp với cha mẹ học sinh……………………………………………………17
4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm………………………………………………………………17
4.1: Đối với giáo viên……………………………………………………………………………………..17
4.2:Đối với trẻ……………………………………………………………………………………………….. 18
4.3: Đối với phụ huynh……………………………………………………………………………………18
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………..19
1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm………………………………………………………………19
2. Việc áp dụng và khả nãng phát triển sáng kiến kinh nghiệm……………………………..19
3. Bài học kinh nghiệm……………………………………………………………………………………19
4. Đề xuất……………………………………………………………………………………………………… 20
4.1 Đối với ngành giáo dục………………………………………………………………………………20
4.2 Đối với nhà trường…………………………………………………………………………………….20
4.3 Đối với giáo viên………………………………………………………………………………………20

Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan
Vâng đã là trẻ em các em được quyền học tập vui chơi tuy nhiên đó là
những trẻ em bình thường còn những trẻ có kiếm khuyết về tự kỷ thì sao?
Hiện nay trẻ mắc hội chứng tự kỷ đang ngày càng gia tăng. Cả nước hiện
có hàng chục nghìn trẻ mắc chứng tự kỷ. và số trẻ được chẩn đoán tự kỷ đang
tăng mạnh hàng năm. Đây là thách thức với xã hội nói chung và ngành giáo dục
đặc biệt nói riêng.
Chúng ta biết rằng ,người khuyết tật và trẻ khuyết tật là một bộ phận dân
cư trong xã hội,từ lâu Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách
quan tâm chăm lo cho người khuyết tật nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng,

đã có những định hướng về giáo dục trẻ khuyết tật, được cụ thể hóa qua các văn
bản sau:
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, điều 59
quy định : “Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ tàn tật được học văn hóa và
học nghề phù hợp”.
Luật Bảo vệ, chăm sóc trẻ em năm 1991 và sửa đổi năm 2004 đã ghi cụ
thể điều 34,35,39 đã đề cập đến việc nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ có
hoàn cảnh khó khăn và trẻ khuyết tật được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.
Pháp lệnh Người tàn tật năm 1998, điều 16:
+ Việc học tập của trẻ em tàn tật được tổ chức, thực hiện bằng các hình
thức học tập hòa nhập…
+ Học sinh tàn tật có năng khiếu được ưu tiên tiếp nhận vào học tại các
trường năng khiếu tương ứng.
– Luật Giáo dục năm 1998:
+ Điều 10, mục 2: mọi công dân trong độ tuổi quy định đều có quyền và
nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ thông.
+ Điều 58: Nhà nước thành lập và khuyến khích các tổ chức cá nhân
thành lập trường, lớp dành cho người tàn tật nhằm giúp các đối tượng này phục
hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, hòa nhập với cộng đồng.
Giáo dục trẻ khuyết tật là một trong những nhiệm vụ của ngành Giáo dục và
đào tạo. Giáo dục trẻ khuyết tật là nhiệm vụ quan trọng và đầy tính nhân văn của
ngành giáo dục.
Đặc biệt Luật trẻ em 1016, Chiến lược phát triển giáo dục năm 2010 của
Bộ Giáo dục và đào tạo đã nêu rõ:” Tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật được học tập ở
một trong các loại hình trường lớp, lớp hòa nhập, bán hòa nhập hoặc chuyên biệt

Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp
đạt tỷ lệ 50% vào năm 2005 là 70% vào năm 2010”. Để nhấn mạnh sự phức tạp,
nghiêm trọng của chứng tự kỷ và tác động của nó

đối với cộng đồng nên năm 2007 Liên hiệp quốc đã chọn ngày 02/4 là “Ngày thế
giới nhận biết về chúng tự kỷ”. Và hàng năm đều có những chiến dịch của người
khuyết tật.
Tuy nhiên, cho đến nay có rất ít trường dạy dỗ trẻ tự kỷ theo đúng tiêu chí
đạt chuẩn quốc tế. Rõ ràng, xây dựng mô hình hòa nhập hay chuyên biệt để
chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỉ cũng đều cần sự phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả
của các chuyên gia y tế, tâm lý, giáo dục… Quan trọng hơn, đó là sự chung tay
sẻ chia của cả cộng đồng xã hội để những gia đình có trẻ tự kỉ không cảm thấy
đơn độc trên hành trình giúp trẻ hòa nhập với cuộc sống.
Ở thị trấn Trâu Quỳ nơi tôi sinh sống nhiều gia đình có trẻ tự kỷ chưa
được gia đình và xã hội quan tâm đúng mực dẫn đến trẻ chậm phát triển cả về
ngôn ngữ và giao tiếp với mọi người xung quanh. Do vậy, việc tìm ra : “Các
Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp”.
là một điều quan trọng thiết yếu. Đó cũng là tâm nguyện của chúng tôi (những
giáo viên đứng lớp có cháu tự kỷ), bằng mọi cách giúp trẻ tự kỷ từng bước tiến
bộ, nói được bằng chính ngôn ngữ bình thường và giao tiếp tốt với xã hội.

Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp
II/GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển suốt đời do rối loạn của hệ thần
kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Tự kỷ có thể xảy ra không phân
biệt giới tính, chủng tộc, giàu nghèo và địa vị xã hội. Tự kỷ được thể hiện ra
ngoài bằng các khiếm khuyết về tương tác xã hội, giao tiếp ngôn ngữ và phi
ngôn ngữ, hành vi, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại.
(Theo chuyên trang tự kỷ của Liên hiệp quốc).
Khi cuộc sống ngày càng phát triển với những khả năng giao tiếp ảo ngày
càng phổ biến thì dường như con người càng có xu hướng sống biệt lập và ít
giao tiếp với cộng đồng. Ảnh hưởng của lối sống công nghiệp cùng với sự phát

triển của internet dường như làm cho bệnh tự kỷ có xu hướng phát triển. Trẻ em
là đối tượng dễ mắc căn bệnh này. Nguyên nhân gây bệnh tự kỷ là một rối loạn ở
não đi kèm với một loạt những vấn đề về phát triển, chủ yếu là về giao tiếp và
tương tác với xã hội. Bệnh hay gặp ở các bé trai gấp 4 lần các bé gái.
– Tự kỷ là căn bệnh của thời đại mà nạn nhân chính là trẻ em. Quá trình
điều trị bệnh ít tốn kém nhưng mất khá nhiều thời gian.
– Hầu hết các trẻ tự kỷ đều có suy kém về mặt nhận thức ở tất cả các lĩnh
vực, trẻ tự kỷ mất ngôn ngữ và kỹ năng xã hội.
Trẻ tự kỷ thường có các dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ như không nói lời nào,
lặp lại lời nói, đảo ngược câu, nói không đúng ngữ cảnh, không tiếp xúc mắt, gọi
không quay lại, không biểu lộ tình cảm, không tự khởi xướng lời nói, thường có
biểu hiện rập khuôn, xoay vòng, nhón gót, nhìn cận, bịt tai, chơi một mình
Trẻ tự kỷ rất hạn chế trong vấn đề giao tiếp xã hội. Khi giao tiếp thì trẻ tự
kỷ không giao tiếp bằng mắt, không có những giao tiếp “không lời” bằng những
cử chỉ cơ thể. Tình cảm rất hạn chế ngay cả với bố mẹ và người thân trong gia
đình. Không chia sẻ cảm xúc buồn vui, không quan tâm đến những hoạt động
xung quanh trẻ.
Trong lớp học, trẻ tự ỷ thường lầm lì, ít nói, cô giáo hỏi không trả lời, ít
biểu hiện cảm xúc, không giơ tay phát biểu ý kiến. Không thích hoạt động theo
nhóm, và không thiết lập được quan hệ với bạn cùng tuổi. Nếu trẻ phát triển lời
nói, thường lời nói cũng sẽ có bất thường. Trẻ không hiểu lời người khác và
cũng không biểu đạt được ý nghĩ của mình nên hay nói những câu, từ vô nghĩa
hoặc không ăn nhập với hoàn cảnh. Trẻ có thể nhại lại lời nói của người khác
một cách chính xác, nhưng thường ít hoặc chẳng hiểu được ý nghĩa của chúng.
Trẻ tự kỷ có những sở thích, thói quen kỳ lạ nên trẻ thường ứng xử không
đúng với những chuẩn mực xã hội thông thường. Khi người lớn thấy vậy và

Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp
ngăn chặn hành vi bất thường đó sẽ làm trẻ rất khó chịu và có những hành vi nổi

cáu, la hét, đánh lại người khác. Đồng thời do trẻ tự kỷ gặp khó khăn về ngôn
ngữ, không biểu đạt được những ý nghĩ của mình ra ngoài nên người lớn không
hiểu trẻ và những nhu cầu của trẻ. Vì vậy, sự khó chịu của trẻ xuất hiện khá
thường xuyên so với trẻ bình thường.
Trẻ tự kỷ có thể đặt tên riêng cho đồ vật theo cách của mình, hoặc dùng
những từ riêng mà người khác không thể hiểu được. Nhưng trẻ không biết sử
dụng hoặc sử dụng không đúng các giới từ, liên từ và đại từ.
Vì vậy, mỗi một trẻ tự kỷ khác nhau sẽ được tiến hành các phương pháp
giáo dục khác nhau. Giáo dục trẻ tự kỷ là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban
đầu về cuộc sống xung quanh áp dụng các biện pháp giúp trẻ hòa nhập trong lớp
học, đồng thời áp dụng các phương pháp can thiệp hành vi không phù hợp. Từ
đó, trẻ tự kỷ biết sống tích cực, có kỹ năng giao tiếp xã hội, phát triển ngôn ngữ,
điều chỉnh hành vi phù hợp.
Nội dung giáo dục trẻ tự kỷ trong trường mầm non:
– Giáo dục trẻ tham gia vào các bài tập thể dục sáng, thể dục tiết học với
các vận động cơ bản theo chủ đề cùng bạn, có sự giúp đỡ của cô.
– Giáo dục trẻ nhận biết và có 1 số hiểu biết cơ bản về thế giới xung quanh
qua các chủ đề.
– Giúp trẻ giao tiếp, hỗ trợ trẻ giao tiếp bằng hành động kết hợp nói từ, câu
ngắn, không nên cưỡng bắt trẻ phải nói bằng được.
– Hình thành ở trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân (ăn uống vệ sinh: rửa tay
trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, thực hiện ăn chín, uống sôi…).
– Hình thành ở trẻ kỹ năng điều chỉnh hành vi, các kỹ năng liên quan đến
xúc cảm, tình cảm và tâm lý của trẻ xảy ra trong các thời điểm trong ngày.
2. Cơ sở thực tiễn
– Với diện tích hơn 1 nghìn m2 gồm 10 phòng học toàn trường có 360
cháu với 11 lớp, trong đó 9 lớp mẫu giáo và 2 nhóm nhà trẻ.
– Trường mầm non Quang Trung nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ huyện
Gia Lâm thành phố Hà Nội
Trường mầm non nơi tôi công tác luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh

đạo..
– Năm học 2018 – 2019 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụ
trách lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi A4 Lớp có 02 cô giáo, bản thân 2 cô đã tốt
nghiệp cao đảng sư phạm mầm non và cả 2 đều đang theo học lớp Đại học Sư
phạm Mầm non.

Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp
– Lớp mẫu giáo lớn A4 trường mầm non Quang Trung có tổng số 30 cháu,
trong đó có 12 cháu gái và 18 cháu trai, có 1 cháu trai mắc bệnh tự kỷ: Cháu
Phạm Khôi Nguyên .Với tình hình thực trạng như trên trong quá trình thực hiện
đề tài, tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:
2.1. Thuận lợi
– Bản thân tôi là một giáo viên luôn nhiệt tình tâm huyết với nghề, ham học
hỏi, trau dồi kiến thức, có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn vững vàng.
– Lớp học sạch sẽ ,thoáng mát, Nhà trường đầu tư đồ dùng đồ chơi, trang
thiết bị tương đối đầy đủ cho cả cô và trẻ để phục vụ cho các hoạt động chăm
sóc giáo dục trẻ.
– Hầu hết phụ huynh làm nghề kinh doanh, buôn bán, giáo viên … Phụ
huynh của lớp rất nhiệt tình, quan tâm đến công tác chăm sóc – giáo dục trẻ;
hiểu, thông cảm và chia sẻ với các hoạt động của cháu tự kỷ tại lớp .
– Được sự quan tâm của phòng giáo dục đào tạo huyện Gia Lâm luôn tổ
chức các lớp tập huấn để giáo viên năng cao trình độ sư phạm. Đặc biệt là lớp
tập huấn, kiến tập chuyên đề giáo dục trẻ tự kỷ.
– Được ban giám hiệu tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất cũng
như chuyên môn.
– Đối với trẻ tự kỷ:
+ Phụ huynh cháu Khôi Nguyên cũng đã tạo điều kiện cho con đi học thêm
ở lớp rành riêng cho trẻ khuyết tật và có sự phối hợp cùng giáo viên để giáo dục
cho trẻ ở nhà nên gặp nhiều thuận lợi.

2.2 Khó khăn
– Gia đình trẻ luôn mang mặc cảm khi có con bị khuyết tật.
– Bản thân cháu Khôi Nguyên mắc tự kỷ thể nặng hầu như không nói được
và trong sinh hoạt hàng ngày hầu như cần có sự giúp đỡ của người lớn.
– Việc kết hợp giữa nhà trường với Trung tâm hổ trợ và gia đình trẻ khuyết
còn khó khăn.
– Các chế độ hổ trợ, bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên chăm sóc và
giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập hầu như không có.
– Bản thân tôi không được theo học chuyên ngành Giáo dục đặc biệt nên
chưa có được nhiều kinh nghiệm về giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập trong môi
trường giáo dục bình thường.
– Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, chăm sóc giáo dục
trẻ được đầu tư đầy đủ, nhưng nhiều khi vẫn chưa đáp ứng đủ theo yêu cầu và
điều kiện cho việc chăm sóc, giáo dục chuyên biệt trẻ tự kỷ. Bên cạnh đó các tài

Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp
liệu về giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập với môi trường giáo dục bình thường còn
ít, nên giáo viên chúng tôi có ít tài liệu để tham khảo và học tập.
– Đối với trẻ tự kỷ:
+ Kỹ năng nhận thức: Chưa có khả năng phối hợp tay, mắt, Chưa biết cầm
bút vẽ, tô màu…
+ Khó khăn khi tham gia với các trẻ khác
+ Cười không đúng lúc, đúng cách.
+ Thích chơi một mình, có phong cách lạ: Múa tay, Ngồi một chỗ….
+ Giảm tập trung, không phản ứng với phương pháp giáo dục truyền thống.
+ Không phản ứng với lời nói của người khác
+ Trẻ tự kỷ có vẻ lơ đãng, không lắng nghe. Vốn từ và giao tiếp xã hội của
trẻ còn rất hạn chế.
+ Trẻ tự kỷ khó tiếp thu ngôn ngữ.

+ Khó khăn trong việc bày tỏ nhu cầu: Trẻ chưa có ngôn ngữ nói, khóc la
hét khi không được đáp ứng nhu cầu.
+ Kỹ năng vận động thô và vận động tinh không phát triển đồng đều.
Xuất phát từ những đặc điểm tình hình của lớp và của trường cùng với
những thuận lợi và khó khăn đã nêu, tôi luôn suy nghĩ và trăn trở cần có những
biện pháp giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra:
“Các phương pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp”.
3.Biện Pháp thực hiện
Để dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp tốt, tôi đã vận dụng
những phương pháp sau đây:
3.1 Biện pháp 1: Khảo sát, đánh giá trẻ
* Để nắm được khả năng nhận thức, kỹ năng khi tham gia các hoạt động
của trẻ: kỹ năng vận động thô, kỹ năng nhận thức, kỹ năng giao tiếp xã hội, kỹ
năng điều chỉnh hành vi của trẻ tự kỷ thì ngay từ đầu năm học (tháng 9/2018) tôi
phải tiến hành đánh giá trẻ. Từ đó tôi xây dựng được những kế hoạch cụ thể để
giáo dục trẻ trong năm học và tìm ra những phương pháp, biện pháp phù hợp
nhất lồng ghép tích hợp giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập.
* Cách làm: Từ tuần 1 tháng 9 năm 2018, tôi và các giáo viên cùng lớp đã
tiến hành đánh giá mức độ nhận thức của trẻ tự kỷ, xây dựng hệ thống các câu
hỏi, đặt ra các tình huống, tổ chức một số hoạt động quan sát, lao động, dạo
chơi, tham quan, trải nghiệm cho trẻ tự kỷ tham gia. Thông qua kết quả của các
hoạt động đó, giáo viên đã đánh giá được mức độ nhận thức những kỹ năng cơ
bản của trẻ tự kỷ, kết quả đánh giá được ghi vào bảng đánh giá riêng của trẻ
(Phụ lục 1 kèm theo)

Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp
* Kết quả đạt được: Kết quả sau khi tiến hành khảo sát, đánh giá cháu
Phạm Khôi Nguyên .(trẻ tự kỷ):
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỰ KỶ CỦA TRẺ

Các tiêu
Lời nói/ngôn
Kỹ năng
Sức khỏe/thể
chí đánh
ngữ/
Nhận thức
xã hội
chất/hành vi
giá
giao tiếp
Mức độ
Không
Khôn
Khôn
Khôn
Đạt
đạt
Đạt g đạt Đạt g đạt Đạt
g đạt
Đánh giá
x
x
x
x
Căn cứ vào kết quả khảo sát đánh giá trẻ như trên tôi nhận thấy cháu Khôi
Nguyên lớp tôi mắc các rối loạn ở thể tự kỷ năng về ngôn ngữ và thể chất cháu
hầu như không nói được đi lại và các nhu cầu cá nhân luôn cần sự giúp đỡ của
cô.. Tôi đã thông báo kết quả đánh giá này tới phụ huynh của cháu, góp ý với gia
đình cho con đến cơ sở y tế uy tín, chất lượng để khám, chuẩn đoán chính xác

căn bện của cháu; từ đó phối hợp với gia đình để có biện pháp chăm sóc – giáo
dục phù hợp với trẻ. Từ kết quả khảo sát đó tôi đã tiếp tục đề ra các biện pháp
tiếp theo như.
3.2. Biện pháp 2: Lên kế hoạch giáo dục, theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của
trẻ khuyết tật
Trong quá trình chăm sóc – giáo dục tôi thường xuyên lên kế hoạch giáo
dục, theo dõi sự tiến bộ của trẻ, đưa ra những tiêu chí cụ thể để đánh giá.
– Lên kế hoạch giáo dục theo từng tháng, tuần, đề ra nội dung giáo dục và
biện pháp giáo dục cụ thể .Sau mỗi tháng có nhận xét và trao đổi với phụ huynh
để đề ra những kế hoạch cụ thể cho tháng tiếp theo.
– Có sổ nhật ký theo dõi từng ngày qua các hoạt động.
– Lập bảng theo dõi kết quả phát triển trí tuệ, thể chất báo cáo cho BGH.
Bảng theo dõi phải đánh giá chính xác quá trình phát triển của trẻ. Thường
xuyên quan sát theo dõi trẻ ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động. Khi quan
sát phải hiểu rõ là mình quan sát những nội dung nào, phải ghi chép đầy đủ từng
nội dung, hiện tượng xảy ra trong hoạt động hàng ngày của trẻ.
– Xây dựng nhật ký theo dõi, đánh giá theo từng tuần:
Lập kế hoạch giáo dục cá nhân của từng tuần từng tháng của trẻ khuyết tật

Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp
Ví dụ: KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THÁNG 9 NĂM 2018
Lĩn
Ngày can thiệp
Đồ dùng/ Biện Pháp thực
5/9 10/ 13/ 18/
h
Mục Tiêu
hiện
9

9
9
vực
Phát – Bước đầu trẻ ĐD:Vạch kẻ trên sàn, đường
triển giữ được
hẹp
vận thăng bằng khi BP: Giáo viên, phụ huynh
động đi theo cô,
làm mẫu kết hợp lời nói thật
hoặc đi trong
chậm để trẻ thực hiện, luôn
+
+
đường hẹp.
khuyến khích động viên và hỗ
trợ trẻ kịp thời để trẻ tự tin..
Giáo viên tổ chức các hoạt
động theo hướng tăng dần.
– Bước đầu trẻ ĐD: Thìa
biết cầm thìa. BP: Giáo viên, phụ huynh
làm mẫu kết hợp lời nói thật
chậm để trẻ thực hiện, luôn
khuyến khích động viên và hỗ
trợ trẻ kịp thời để trẻ tự tin..
Phát Bước đầu biết DĐ: Sách vở, dép..
triển nhìn vào các
BP: Giáo viên, phụ huynh vừa
nhận đối tượng khi gọi tên vừa chỉ vào đồ vật để
thức cô gọi tên
trẻ nhìn theo và kết hợp lời

nói thật chậm để trẻ thực hiện,
luôn khuyến khích động viên
và hỗ trợ trẻ kịp thời để trẻ tự
tin..
Bước đầu biết DĐ: Sách vở, dép..
chỉ tay vào đối BP: Giáo viên, phụ huynh vừa
tượng khi cô
gọi tên vừa chỉ vào đồ vật để
gọi tên
trẻ nhìn theo và kết hợp lời
nói thật chậm để trẻ thực hiện,
luôn khuyến khích động viên
và hỗ trợ trẻ kịp thời để trẻ tự
tin
Phát Biết quay đầu DĐ:
+
+
+
triển về phía phát ra BP: Giáo viên, phụ huynh tạo
ngôn âm thanh
ra các âm thanh sau đó hướng

26/
9

++

+

+

+

++

Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp
ngữ

trẻ về nơi phát ra âm thanh ,
luôn khuyến khích động viên
và hỗ trợ trẻ kịp thời để trẻ tự
tin
Biết hướng
DĐ: Sách, vở
mắt vào đồ
BP: Giáo viên, phụ huynh vừa
dùng khi cô
gọi tên chỉ vào đồ vật vừa
nói tên đồ
phát âm: sách, vở kết hợp lời
dùng.
nói thật chậm để trẻ thực hiện,
luôn khuyến khích động viên
và hỗ trợ trẻ kịp thời để trẻ tự
tin
Phát Bước đầu biết DD: Đồ trẻ thích và không
triển nhìn mắt vào
thích
tình đồ vật mà

BP: Giáo viên phụ huynh đưa
cảm mình thích
2 đồ vật ra cho trẻ và nói thích

cái nào kết hợp lời nói chậm
hội
để trẻ thực hiện, luôn khuyến
khích động viên và hỗ trợ trẻ
kịp thời để trẻ tự tin
Bước đầu biết Khi trẻ làm làm sai s, đúng cô
nếu làm sai,
vừa nói vừa thể hiện khuôn
đúng thì cô sẽ mặt, thái độ : buồn, vui để
buồn, vui
dần hình thành phản sạ khi
làm sai 1 việc gì đó trẻ sẽ nhìn
xem cô phản ứng thế nào.
Phát Bước đầu cô
ĐD: Bút màu, tranh tô màu
triển hướng dẫn bắt BP: Cô cho trẻ cầm bút và bắt
thẩm tay trẻ để trẻ
tay trẻ Cô vừa bắt tay cho trẻ
mỹ
cầm bút
cầm bút nói chậm để trẻ thực
hiện, luôn khuyến khích động
viên và hỗ trợ trẻ kịp thời để
trẻ tự tin

+

+

++

+

Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp
Nhận xét của giáo viên và định hướng giai đoạn tiếp theo:
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………..
Ý kiến của gia đình trẻ:
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Hà Nội ngày……… tháng……… năm 2018
Phụ huynh

Giáo viên dạy trẻ

Hàng tuần giáo viên đánh giá sự phát triển của trẻ
Tốt:++
Chưa rõ dệt: +
Chưa đạt: Sau mỗi tháng tôi trao đổi với phụ huynh về sự phát triển của trẻ trong
tháng những mặt làm được và những mặt chưa làm được để có kế hoạch giáo
dục trẻ trong những tháng tiếp theo.

3.3. Biện pháp 3: Dạy trẻ tự kỷ học cách nghe
Trong những giờ học buổi chiều tôi sử dụng phòng yên tĩnh, giảm các tác
động môi trường. Dùng các dấu hiệu gia tăng sự chú ý của trẻ như chạm vào tai
để nghe, chạm vào má để nhìn.Sử dụng tên trẻ để mở đầu, ví dụ “Nguyên nghe
nào”.
Cho trẻ nghe các âm thanh, cường độ khác nhau.Dùng âm nhạc và các tác
động để tương tác với trẻ.Giúp trẻ ngồi yên, nghe, nhìn trong khoảng thời gian
ngắn có thể bằng cách sử dụng đồ chơi, trò chơi trẻ thích.Sử dụng băng đĩa nhạc

Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp
kích thích âm thanh nơi trẻ. Cho trẻ nghe tiếng kêu các con vật gần gũi như: Chó
,mèo, gà…khuyến khích trẻ bắt chước tiếng kêu của con vật đó.
Sử dụng âm nhạc và các động tác để giúp bạn giao lưu với trẻ, hát với trẻ.
Tạo ra các bài hát về những điều mà bạn và trẻ thường cùng làm và sử dụng các
nhịp điệu quen thuộc như “ đây là cách chúng ta…” hãy khuyến khích trẻ phối
hợp, như lắc lư đúng nhịp của âm nhạc.
– Tôi sử dụng các bài hát và nhịp điệu có tính chất hành động đơn giản hát
và vận động cho Khôi Nguyên nghe nhiều lần khi đã quen và có thể vận động
theo một vài lời trong bài hát .Tôi hát 1 đoạn và cố tạo ra sự tạm ngưng ở đoạn
trẻ thích thú nhất để trẻ có thể có sự phản ứng ví dụ như bài “ Một con vịt, cả
nhà thương nhau…
– Bên cạnh đó tôi động viên trẻ ngồi yên, và nhìn, nghe trong các giai
đoạn ngắn ( lúc đầu rất ngắn sau dài dần). Tôi luôn động viên trẻ khi trẻ bắt
đầu ,bắt chước điều tôi nói. điều này tốn khá nhiều thời gian và tôi tin rằng mọt
ngày nào đó trẻ tự nói được những từ ngữ đơn giản…
3.4. Biện pháp 4: Dạy trẻ tự kỷ nhìn mặt đối mặt
Tôi ngồi ngang tầm với trẻ và nói “ Hãy nhìn cô” và nếu trẻ chưa chú ý
tôi sẽ sờ nhẹ vào má và nhẹ nhàng xoay người trẻ nhìn vào cô và gọi tên trẻ “
Nguyên nhìn cô này”

với trẻ, hoặc trò chơi chi chi chành chành, chơi ú òa, chơi đuổi bắt, chơi
tập tầm vông… khuyến khích trẻ nhìn và đưa tay ra tìm vật dấu trong tay cô…
Tạo sự khác biệt cho trẻ chú ý như đội mũ chú hề,hoặc mũ các con vật,
mỉm cười với trẻ khi trẻ nhìn.Cần vỗ nhẹ vào trẻ để thu hút sự chú ý của trẻ.
khi tôi nói, nếu tôi thấy rằng trẻ nhìn mình tôi trả lời cùng với nụ cười thân
thiện hoặc nói chuyện với trẻ, thay đổi một cách tự nhiên và cố gắng hiểu được
cái nhìn của trẻ và lặp lại.
Tôi luôn cố gắng giao tiếp bằng mắt khi chơi với trẻ để trẻ thấy được sự
thân thiện quan tâm của cô để từ đó luôn tạo tâm thế thoải mái cho trẻ.
– Thỉnh thoảng tôi chơi trò đuổi bắt hoặc chơi trò chạy, dừng lại với câu
nói: chuẩn bị, sẵn sàng; rồi ra hiệu’’chạy’’ khuyến khích trẻ nhìn mình và chạy
theo mình
– Tôi luôn gần gũi vỗ về nhẹ vào tay, lưng, vai của trẻ một cách nhẹ
nhàng để thu hút sự chú ý của trẻ. Từ những việc làm tuy rất nhỏ nhặt ấy tôi đã
tạo được niềm tin nơi trẻ để trẻ có thể thoải thể hiện những điều mà trẻ thích và
cũng kích thích sự chú ý của trẻ và luôn tạo cho trẻ cảm giác gần gũi khi đến lớp

Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp
3.5. Biện pháp 5. Dạy trẻ bắt chước việc tạo ra các âm thanh
– Để giúp trẻ biết cách lấy hơi, hãy chơi các trò chơi như thổi bong bóng,
thổi bóng bay hoặc các mảnh giấy nhỏ. Hãy sử dụng các nhạc cụ, nếu trẻ không
sẵn sàng bắt chước bạn, hãy quan sát xem trẻ có nhìn bạn không. Hãy xem trẻ có
cố gắng làm điều bạn đã làm khi bạn không nhìn bé. – Hãy khuyến khích hoạt
động của môi trẻ. Nếu trẻ cảm thấy vui thích khi nhìn vào gương, hoặc ngồi trên
đùi bạn và ngồi đối mặt với bạn, hãy khuyến khích trẻ phát hiện môi và mặt của
bạn bằng cách va chạm hoặc quan sát. Hãy biến đổi khuôn mặt của bạn, thay đổi
hình dạng môi của bạn. Hãy thè lưỡi ra và thụt lưỡi vào và quan sát xem trẻ có
bắt chước bạn hay không.Hay tổ chức một số trò chơi giúp phát trẻ sử dụng
khẩu hình miệng và lưỡi. Khi trẻ đã tiến bộ cô lại đưa ra các bài tập khó hơn nữa

phát âm tên các con vật mà trẻ thích như: Cá, gà….
Một số trò chơi giúp trẻ bắt chước tạo ra âm thanh
Trò chơi 1: Gọi gà
Mục đích:
– Rèn luyện cơ môi, cơ hàm dưới
Cách chơi:
– Giáo viên nêu: Khi cho gà ăn, ta thường gọi gà lại gần bằng cách nào?
– Cô làm mẫu tiếng gọi gà cho trẻ xem: pập, pập (hai môi ngậm chặt, dùng hơi
bập ra tạo thành tiếng pập, pập)
– Yêu cầu Khô Nguyên thực hiện lại cách gọi gà.
– Khi nghe cô đếm 1, 2, 3 bắt đầu bạn Khôi Nguyên cùng thực hiện. Giáo viên
quan sát và sửa lỗi cho con nếu có.
3.6. Biện pháp 6.Giúp trẻ hiểu các cử chỉ và rèn luyện cử động các chi.
– Tôi làm cùng một cử chỉ và cố gắng nhấn mạnh trong cùng một tình
huống nhiều lần. Ví dụ, khi đã thu hút được sự chú ý của trẻ và sau đó đặt một
chiếc ghế của trẻ trước khi trẻ ngồi xuống vào bữa ăn và nói “Con hãy ngồi
xuống” đồng thời với việc chỉ tay vào chiếc ghế và cứ như vậy tạo thành thói
quen.
– Khi trẻ có vẻ đã nghe theo mệnh lệnh vào bữa ăn, bắt đầu sử dụng chúng
vào các thời gian khác nữa và vào các vị trí khác khi bạn muốn trẻ ngồi xuống.
– Tôi giới thiệu các cử chỉ vào các công việc hàng ngày. Ví dụ, “gật đầu” khi
muốn nói “con lại đây”… Dần dần sử dụng các cử chỉ này vào các thời điểm
khác nhau và vị trí khác. Tôi luôn dạy trẻ từng cử chỉ mới, từng lần một theo
cách như trên.
– Tôi luôn giúp trẻ tuân theo một sự chỉ trỏ bằng cách chỉ cho bé những
vật mà bé đã sẵn sàng nhìn vào trong khi tôi nói về vật đó.Ví dụ như tôi chỉ một

Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp
vật gần ánh mắt của trẻ và cố gắng để trẻ nhìn vào vật đó. Chạm vào vật đó và

dịch chuyển vật đó theo tầm nhìn của trẻ.
– Tôi đã sử dụng các trò chơi xếp hình nếu trẻ thích, hãy chỉ ra các mảnh
xếp hình sắp tới phải được dặt vào đâu hoặc mảnh nào sau đó sẽ cần sử dụng.
Và sử dụng các câu như “ở chỗ này”, “ở trong này”, “cái này”, “vào đây”…
trong khi tay tôi đang chỉ.
– Bên cạnh đó tôi làm thật nhiều các hành động với trẻ để trẻ phải tác rời
ngón tay trỏ, ví dụ bật và tắt các nút, vẽ trên cát ,vẽ trên không hoặc đưa một cái
gì đó mà trẻ thích cho trẻ cầm. Tôi còn tổ chức các trò chơi kết hợp với lời ca
như “ Nhện giăng tơ”, nu na nu nống, giấy tay, ngón chân nhúc nhích, ,cua bò…
để luyện hoạt động của của các ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân cho trẻ.
Ví dụ: Trò chơi “ Nhện giăng tơ”
Lời hát
Hành động
Nhện giăng tơ, giăng tơ, giăng tơ
2 ngón tay trái và tay trỏ bên trái và
Ta cùng nhau bắt đầu
bên phải đan vào nhau làm chú nhệ
Gặp trời mưa to mưa to
giăng tơ.
Ôi nhà đâu mất rồi.
Trò chơi “Giấu tay”
Mục đích: Luyện vận động của các ngón tay cầm bút. Phát triển khả năng giao
tiếp.
Cách chơi: Vừa làm động tác vừa đọc đồng dao (một bé trai đứng đối diện 1 bé
gái)
Này cô bé, này cậu bé (chỉ tay về phía người đối diện)
Những ngón tay ở đâu rồi? (tay người này giấu trên vai người kia)
Chúng ngồi trên đồi cao lắm (những ngón tay gãi vào vai người đối điện)
Chúng ngắm mặt trời buổi chiều (2 bàn tay của hai bạn chơi vẫn tiếp tục gãi nhẹ
vào vai nhau)

Oi là la ối là la (2 bàn tay của hai bạn chơi đập vài cái vào nhau).
Trò chơi “Ngón chân nhúc nhích”
Mục đích: Phát triển các cơ nhỏ của bàn chân, bàn tay, phối hợp cử động tay và
chân.
Cách chơi: Vừa đọc đồng giao vừa làm động tác:
Một ngón chân nhúc nhíc này (cầm ngón chân và lắc nhẹ theo nhịp thơ);
Hai ngón chân nhúc nhíc này(cầm ngón chân nữa và lắc nhẹ theo nhịp thơ);
Ba ngón chân nhúc nhíc khiến ta vui rồi(cầm ngón chân nữa và lắc nhẹ theo
nhịp thơ);
Lần chơi lại thay ngón chân bằng ngón tay.

Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp
Trò chơi “Cua bò”
Mục đích: Luyện vận động của các ngón tay trong cả hai bàn tay.
Cách chơi: Ngồi tự do hoặc ngồi vòng tròn. Hai ngón cái móc vào nhau, những
ngón còn lại xòe ra hai hướng như tám cái chân cua. Vừa đọc đồng giao vừa
chuyển động cả hai bàn tay theo chiều dọc hoặc chiều ngang của mặt phẳng
trước mặt. Các ngón tay làm chân cua phải co duỗi liên tục như cua đang bò.
Con cua tám cẳng hai càng
Chẳng đi mà lại bò ngang cả ngày.
Lúc đầu chuyển động của bàn tay chậm về sau đọc đồng dao nhanh hơn và
chuyển động cũng nhanh hơn.
Trò chơi “Tay đâu”
Mục đích: Luyện vận động của các ngón tay cầm bút. Phát triển khả năng giao
tiếp.
Cách chơi: Vừa làm động tác vừa đọc đồng dao
Này cậu bé, này cậu bé
Những ngón tay ở đâu rồi? (tay người này giấu trên vai người kia)
Chúng ngồi trên đồi cao lắm (những ngón tay gãi vào vai người đối điện)

Chúng ngắm mặt trời buổi chiều (2 bàn tay của hai bạn chơi vẫn tiếp tục gãi nhẹ
vào vai nhau)
Oi là la ối là la (2 bàn tay của hai bạn chơi đập vài cái vào nhau).
-Trò chơi “cắp cua”
Mục đích: Luyện vận động các ngón tay
Cách chơi: Đan các ngón tay lại với nhau, đưa 2 ngón trỏ ra, dùng 2 ngón trỏ để
gắp viên sỏi bỏ vào rổ, ai gắp được nhiều sỏi hơn sẽ chiến thắng
Trò chơi “hoa nở hoa tàn”
Mục đích: Luyện cơ bàn tay, cổ tay
Cách chơi: Vừa nói vừa làm động tác theo: giao hạt, gieo hạt (giả vờ dùng tay
gieo hạt), hạt nảy mầm (chụm 2 bàn tay lại với nhau và khẽ rung rung nhẹ tay),
hạt lớn lên thành cây (vẫn chụm 2 tay và đưa lên cao hơn), 1 nụ (chụm các ngón
tay của 1 bà tay lại và đưa ra), 2 nụ (chụm các ngón tay của bàn tay còn lại đưa
ra), 1 hoa (xòe tay ra), 2 hoa (xòe tay còn lại ra), hoa đung đưa trong gió (khẽ
đưa nhẹ hai tay qua lại), gió thổi mạnh (đưa tay mạnh), hoa tàn ( cụp 2 cổ tay
xuống dưới)
Trò chơi “bắn bi”
Mục đích: trò chơi luyện tay cầm bút cho bé
Cách chơi: cho bé dùng ngón tay búng các viên bi để dụng vào nhau, hoặc
cho bé búng các viên bi vào khung thành

Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp
Các bài viết tham khảo khác:
– Tôi kích thích trẻ để trẻ có thể vừa cử động các ngón tay vừa dùng ánh
mắt nhìn theo đồ vật mà trẻ chú ý bằng cách đưa ra hai loại đồ ăn, hai loại đồ
uống hay hai loại đồ chơi. Khi trẻ với loại trẻ thích, thì đặt loại khác xuống. Và
hãy làm như cách trên, “dí” ngón tay của trẻ về đồ vật mà trẻ thích để trẻ có thể
chạm nó và nói cho trẻ tên của vật mà trẻ đã chọn. Tôi làm những việc này rất
nhiều lần với các tình huống khác nhau. – Trong bất cứ trò chơi nào tôi tiến

hành với trẻ, tôi cố gắng chơi lần lượt để trẻ nhìn thấy mình đang chỉ trỏ và học
cách hiểu các ý nghĩa trong hành động của đó. Khi đã dạy trẻ chọn đồ vật bằng
cách chỉ vào đồ vật, tôi luôn thể hiện các hình thức khác, đặc biệt “hãy
nhìn…”. Hãy chỉ các vật cho trẻ với sự nhấn mạnh mỗi khi có cơ hội. Bắt đầu
bằng việc chạm vào các vật mà tôi muốn trẻ nhìn. Sau đó sử dụng các “điểm ở
xa”, ví dụ một hình ảnh ngộ nghĩnh dán trên tường, một chiếc ô tô đang đi ngoài
đường….
3.7. Biện pháp 7: Tổ chức cho trẻ khuyết tật tham gia vào các hoạt động
mọi lúc, mọi nơi
Song song với nhiệm vụ xây dựng môi trường thân thiện để trẻ khuyết tật
hòa nhập thì việc dạy trẻ mọi lúc mọi nơi là việc làm hết sức cần thiết. Đối với
trẻ khuyết tật thì khả năng nhận thức, diễn đạt những ý nghĩ, mong muốn của trẻ
rất hạn chế. Vì thế cô giáo phải thường xuyên quan tâm chăm sóc,trò chuyên,
giúp đỡ trẻ ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động như: vào giờ đón trả trẻ, giờ
chơi tôi thường trò chuyện với cháu, xoa bóp cơ tay cho cháu…
Việc giáo dục trẻ khuyết tật phải thực hiện một cách thường xuyên, phải
kiên trì, nhẫn nại, thường xuyên nhắc nhỡ giáo dục trẻ trong trường, trong lớp
phải yêu thương, giúp đỡ bạn lúc khó khăn, thấy bạn bị ngã phải đỡ bạn đứng
dậy, thấy bạn buồn, bạn không khỏe thì phải quan tâm hỏi thăm ( Sao bạn buồn
thế? hay bạn đau chỗ nào?…),cùng chơi với bạn…Đây cũng là cơ hội tốt để giáo
dục tình cảm, lòng nhân ái, nhân cách sống và kỹ năng sống cho trẻ Mầm Non.
Để tổ chức cho trẻ khuyết tật tham gia vào các hoạt động vui chơi, học tập
giúp trẻ phát triển khả năng tư duy sáng tạo là một yêu cầu hết sức quan trọng. Để
thực hiện được vấn đề này đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu sắc về
các cơ sở khoa học và phương pháp chăm sóc – giáo dục trẻ, phải có kỹ năng, kỷ
xảo nghề nghiệp. Cô giáo phải linh hoạt, nhạy bén, sáng tạo, chu đáo và tỷ mỷ để
phát hiện những khả năng tiềm ẩn và đáp ứng kịp thời những nhu cầu đòi hỏi của
trẻ. Tạo cho trẻ sự tự tin, mạnh dạn hòa nhập tham gia hoạt động với các bạn.
* Ví dụ : Bé Khôi Nguyên khuyết tật cả về ngôn ngữ lẫn thể chất. Trong
các hoạt động vui chơi, các trò chơi vận động, hoặc trong các giờ học tôi

Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp
thường xuyên chú ý, quan tâm đến trẻ, nhắc nhỡ các bạn trong lớp giúp đỡ bạn
khi chơi, không chạy nhảy xô đẩy làm ngã bạn. Khi xuống sân tập thể dục tôi
luôn bên cạnh Nguyên động viên con đi vững vàng khi có gặp khó khăn tôi có
thể dìu dắt em …Tôi luôn là chỗ dựa cho trẻ dìu dắt trẻ mỗi khi trẻ tham gia hoạt
động tạo niềm tin và sự an toàn cho trẻ.
Trong giờ tập tô số, chữ cái, giờ chơi tự do, giờ học tạo hình, giờ chơi
góc….vì tay trẻ bị co quắp lại cho nên rất khó khăn trong các vận động tinh. Tôi
luôn nhắc nhỡ các cháu giúp đỡ bạn, giáo dục cho các cháu luôn có tình cảm
yêu thương bạn. Trong khi thực hiện cô luôn quan tâm giúp đỡ động viên ,
khuyến khích để trẻ tích cực hoạt động hoàn thành bài của mình.
Biên cạnh những giò học gò bó tôi luôn động viên các bạn trong lớp chơi
cùng bạn gọi bạn vào nhóm chơi Trẻ tự kỷ gặp khiếm khuyết nghiêm trọng về
giao tiếp và tương tác xã hội, phương pháp nhóm giúp trẻ hòa nhập cùng các
bạn cùng trang lứa với mục đích giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp và có sự
tương tác với các bạn trong lớp.Thông qua hoạt động theo nhóm, trẻ hiểu
những cách ứng xử và quy định của nhóm. Hoạt động của các thành viên trong
nhóm chính là những nhân tố kích thích trẻ nhận thức bắc chước, các hành vi
những lời nói tác động đến trẻ lôi kéo trẻ tham gia cùng các bạn. Tình trạng tự
kỷ sẽ được cải thiện khi trẻ tự kỷ dần chơi, tương tác với các thành viên khác
trong nhóm
Trong các hoạt động cô thường xuyên động viên, khuyến khích, gợi mở
kích thích trẻ khuyết tật tích cực tham gia hoạt động, hoạt động vừa sức không ỷ
lại vào người khác.
* Hiện nay việc ứng dụng CNTT trong Trường Mầm non là một phương
tiện giáo dục vô cùng tiện lợi và hữu ích. Tôi thường xuyên truy cập mạng
Internet tìm hiểu thông tin giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, tìm tòi những hình
ảnh tư liệu giáo dục, thiết kế những trò chơi trong bài giảng powerpoint để trẻ

tiếp cận CNTT và đặc biệt là trẻ khuyết tật rất hứng thú tham gia.
Ví dụ: Tôi thiết kế những trò : Ai tinh mắt thế, trò chơi Ai đoán giỏi, hoặc
trò chơi Ai đúng – Ai sai …nhằm mục đích mở rộng cho trẻ hiểu biết về thế giới
xung quanh, nhận biết đoán tên những đồ dùng trong gia đình, những con vật,
các loại rau quả và các trò chơi chữ cái, trò chơi với toán … trong khi thiết kế
tôi tạo những hiệu ứng âm thanh, lời nói như: Bạn tài quá, bạn giỏi quá, đúng
rồi xin chúc mừng bạn.. hoặc : sai rồi bạn chọn lại đi…..
Việc ứng dụng các trò chơi chữ cái, toán, trò chơi câu đố trong Phần mềm Vui
học mầm Non giúp trẻ tư duy nhanh nhẹn, thông minh hơn. Trẻ rất hứng thú

Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp
tham gia và đặt biệt là khả năng nhận biết, chú ý, ghi nhớ của trẻ khuyết tật tiến
bộ rõ rệt.
3.8 Biện pháp 8: Tuyên dương những hành vi tốt
Tuyên dương có thể mang lại những tiến bộ đối với trẻ tự kỷ, vì vậy tôi
luôn khuyến khích tuyên dương trẻ khi trẻ làm được các hành động dù rất nhỏ
như :Bê ghế về bàn, ngồi lên ghế học bài, uống hết 1 hộp sữa. Tôi tuyên dương
trẻ khi chúng biết cách ứng xử hay học được 1 kĩ năng mới và nên chỉ ra một
cách cụ thể hành vi nào của trẻ đang được khen.Bên cạnh việc tuyên dương tôi
có thể dùng những phần qùa nho nhỏ để thưởng cho trẻ như thưởng cho 1 cái
kẹo, hoặc một món đồ chơi mà trẻ thích.Tôi tin rằng bằng những điều nhỏ nhặt
ấy nhưng giúp trẻ tự tin hơn, mở lòng hơn, hòa nhập hơn với các bạn với cô
giáo. Khi được sự động viên khuyến khích của các bạn trẻ tiếp tục phát huy
những điều tốt đã làm được.
3.9. Biện pháp 9: Kết hợp với cha mẹ học sinh
Xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa trẻ với gia đình (đặc biệt là với
mẹ), quan hệ giữa trẻ với giáo viên, với bạn bè và môi trường xung quanh để
thiết lập mối quan hệ tương tác xã hội.
Tôi mạnh dạn trao đổi với phụ huynh rằng trường học, bác sĩ tâm lí chỉ là

nơi cung cấp cho bố mẹ những kiến thức, hỗ trợ và giám sát chương trình chăm
sóc, giáo dục và trị liệu tại gia đình. Trao đổi với cha mẹ trẻ về những tiến bộ
của trẻ khi ở trường, lúc về nhà, những điều chưa khắc phục được và bàn bạc,
tìm ra phương pháp có lợi nhất cho sự phát triển của con.
Hòa nhập xã hội đối với trẻ tự kỉ là điều cần thiết và là nền tảng vững
chắc cho sự phát triển và giáo dục đối với trẻ trong tương lai của trẻ. Chúng ta
cần thiết phải nhìn nhận trẻ tự kỉ là một đứa trẻ bình thường và hoàn toàn có thể
thay đổi tiến bộ được.Để giáo dục trẻ tự kỉ có thể hòa đồng được với cuộc sống
xã hội là cả một quá trình tác động lâu dài. Và giáo dục giúp trẻ hòa nhập không
phải là việc đơn giản chính vì vậy cần phải có sự tác động kiên trì, tâm huyết từ
thầy cô, bạn bè, cha mẹ và những người thân xung quanh trẻ.
4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
4.1: Đối với giáo viên
Qua một năm học thực hiện các biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn
ngữ và khả năng giao tiếp cho bạn Khôi Nguyên tôi thu được một số kết quả như
sau:
– Tôi thấy mình gần gũi hơn với trẻ, thân thiện hơn với trẻ. Tôi thấy được
sự tiến bộ ở từng tuần từng tháng của trẻ ngày một tốt hơn .

Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp
– Thấy được vai trò quan trọng của mình đối với trẻ trong mọi hoạt động.
Tuy chỉ là một phần rất nhỏ trong mọi hoạt động của trẻ nhưng là một phần
không thể thiếu.
– Qua việc dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp cho bạn
Khôi Nguyên còn giúp cho tôi hiểu sâu hơn nữa về tâm sinh lý của những trẻ
mắc bện tự kỷ từ đó tôi có những biện pháp khác nhau để giúp các con ngày
càng tiến bộ trong việc phát triển ngôn ngữ giao tiếp cũng như hòa nhập với các
bạn trong và ngoài lớp học. Tôi cùng thấy mình cần phải ý thức hơn nữa về việc
trau đồi kiến thức về giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ cũng như tuyên truyền cho

cộng đông xung quanh về tầm quan trọng của việc giúp trẻ tự kỷ hòa nhập với
xã hội.
4.2:Đối với trẻ
+ Bản thân cháu Khôi Nguyên đã có sự tiến bộ như bắt đầu biết phát âm
những từ ngữ đơn giản như: bà, cá, mẹ cô, tô,cơm…..
+ Ngoài ra trẻ còn biết chơi cùng các bạn trong lớp biết làm một số công
việc đợn giản như tự xúc cơm, tự biết đi vệ sinh, ự biết lấy ghế vào chỗ ngồi, tự
biết ngồi cầm bút tô màu….Tuy là những hành động đơn giản nhưng sự tiến bộ
của con mang lại một niềm vui nềm hi vọng lớn cho cô và gia đình trẻ.
+ Trẻ còn rất hào hứng tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng của
mình như tô màu, tô số,.
4.3: Đối với phụ huynh
+ Bản phụ huynh bạn Khôi Nguyên cũng tâm sự với tôi sau một năm học
họ cũng cảm thấy được sự thay đổi của con rất rõ rệt và họ rất phấn khởi tin
rằng con mình có thể tiến bộ hơn nữa và ngày càng hòa nhập với xã hội. Họ
không còn phải lo lắng, mặc cảm khi thấy con mình bị tự kỷ. Họ luôn tham khảo
và kết hợp với các cô về các phương pháp dạy con không những chỉ để phát
triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp mà họ còn tham khảo cùng với các cô giúp
con phát triển về mặt nhận thức …..

Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
– Nếu trẻ bị khuyết tật không được can thiệp sớm, không được giáo dục
hòa nhập trong môi trường bình thường thì khả năng phát triển kém, có thể sẽ
mất đi cơ hội hòa nhập với xã hội,với cộng đồng. Vì thế việc nghiên cứu đưa ra
các biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp có ý nghĩa
rất lớn trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non.
+ Giúp cho giáo viên có thêm kiến thức về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết

tật, khơi dậy tình cảm của mọi người đối với những trẻ kém may mắn.
+ Giáo dục cho trẻ kỹ năng sống, lòng nhân ái, tình thương yêu bạn bè giữa
những trẻ bình thường và trẻ bị khuyết tật nhằm phát triển nhân cách cho trẻ.
+ Giúp cho trẻ khuyết tật phát triển ngôn ngữ khả năng giao tiếp ,mạnh
dạn, tự tin, tạo tâm thế vui vẻ, thích đến trường.
+ Phát huy những thế mạnh của trẻ khuyết tật và hạn chế những khiếm
khuyết cho trẻ, giúp trẻ phát triển đầy đủ cả thể chất và tinh thần, tạo cơ hội phát
triển toàn diện để sau này trở thành những người con có ích cho gia đình và cho
xã hội.
2. Việc áp dụng và khả nãng phát triển sáng kiến kinh nghiệm
Qua sáng kiến kinh nghiệm của tôi với đề tài các biện pháp dạy trẻ tự kỷ
phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp” đã được BGH thống nhất tổ chức lên
chuyên đề cho tất cả giáo viên cùng tham dự, rút kinh nghiệm đóng góp ý kiến
xây dựng để cùng thực hiện tốt chuyên đề này.
3. Bài học kinh nghiệm
– Để Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tốt phải có sự phối hợp chặt chẽ
giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Đặc biệt là trạm y tế phải thường xuyên
theo dõi.
– Nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để có biện pháp giáo dục phù hợp.
– Giáo viên phải tạo môi trường tốt cho trẻ hoạt động.
– Phải thường xuyên học hỏi, tìm tòi nghiên cứu đưa ra những biện pháp
giáo dục phù hợp, xử lý tình huống kịp thời..
– Giáo viên phải thường xuyên gần gũi, động viên, khuyến khích, tạo điều
kiện để trẻ hòa nhập vui chơi với bạn bè.
– Thường xuyên giáo dục các cháu trong trường, lớp thể hiện tình cảm
yêu thương, giúp đỡ bạn, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
– Thường xuyên quan tâm theo dõi các hoạt động của trẻ khuyết tật, nhận
xét đánh giá sự phát triển của trẻ.

Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp
– Giáo viên phải thật sự là người mẹ hiền, bằng tình thương bao la của
người mẹ, bằng những kinh nghiệm, những kỹ năng sư phạm, sự linh hoạt nhạy
bén trong phương pháp giáo dục và quan tâm chăm sóc giáo dục trẻ mọi lúc mọi
nơi, trong mọi hoạt động.
4. Đề xuất
4.1 Đối với ngành giáo dục.
– Tổ chức bồi dường thường xuyên cho các giáo viên Mầm non về kiến
thức giáo dục trẻ tự kỷ để giúp giáo viên nắm bắt, tiếp cận những vấn đề đổi
mới.
– Tổ chức các nội dung thi dạy để các giáo viên có điều kiện phát huy trao
đổi, rút kinh nghiệm về khả năng tổ chức cũng như sử dụng các biện pháp dạy
học phù hợp.
Bổ sung hỗ trợ tài liệu mới trong và ngoài nước để giáo viên được học
hỏi, tiếp cận những cái mới về giáo dục trẻ khuyết tật.
4.2 Đối với nhà trường.
– Thường xuyên theo dõi, đôn đốc nhắc nhở, dự giờ rút kinh nghiệm,
hướng dẫn cho giáo viên các biện pháp giáo dục dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn
ngữ và khả năng giao tiếp
– Tạo điều kiện cho giáo viên tham quan, học hỏi dự giờ những tiết dạy
mẫu, dạy giỏi về vấn đề hòa nhập trẻ khuyết tật để nâng cao trình độ.
– Khuyến khích giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm để giáo viên trong
trường học hỏi lẫn nhau.
– Cần trang bị đầy đủ vật chất, đồ dùng dạy học cho cô và trẻ.
4.3 Đối với giáo viên.
– Tích cực học tập, học hỏi để nâng cao trình độ tay nghề.
– Chịu khó sưu tầm, nghiên cứu để tìm những hình thức tổ chức cũng như
các biện pháp dạy học phù hợp nhất
– Kết hợp với phụ huynh để có biện pháp giáo dục trẻ một cách tốt nhất ở
gia đình và nhà trường.

Trên đây là một số biện pháp tôi dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả
năng giao tiếp. tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của
Ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp để tôi có thêm kinh nghiệm trong việc
trong việc giúp trẻ có những tiến bộ cao nhất về phát triển ngôn ngữ và khả năng
gia tiếp giúp trẻ tự kỷ ngày một hòa nhập với xã hội.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Trâu quỳ ngày 20 tháng 3 năm 2019
IV/CÁC HÌNH ẢNH SỬ DỤNG TRONG SÁNG KIẾN

Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp
Biện pháp 4: Dạy trẻ tự kỷ nhìn mặt đối mặt

Bạn Khôi Nguyên cùng cô nhận biết vật mà mình thích

Bạn Khôi Nguyên cùng cô chơi trò Tập tầm vông
Biện pháp 5. Dạy trẻ bắt chước việc tạo ra các âm thanh

Bạn Khôi Nguyên cùng cô phát âm từ “ cá”

Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp
Biện pháp 6.Giúp trẻ hiểu các cử chỉ

Khôi Nguyên cùng bạn chơi trò chơi: Nu na nu nống
Biện pháp 7: Tổ chức cho trẻ khuyết tật tham gia vào các hoạt động mọi
lúc, mọi nơi

Cháu Khôi Nguyên đang chơi tự do cùng các bạn

Cháu Khôi Nguyên trong giờ tập tô số

Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp

Cháu Nguyên đọc thơ cùng các bạn

Cháu Nguyên bê ghế về bàn học cùng các bạn

Cháu Khôi Nguyên đang cùng các bạn cắt dán hoa

nơi ……………………………………………………………………………………………………………….. 153.8 Biện pháp 8 : Tuyên dương những hành vi tốt ……………………………………………….. 173.9. Biện pháp 9 : Kết hợp với cha mẹ học viên …………………………………………………… 174. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ……………………………………………………………… 174.1 : Đối với giáo viên …………………………………………………………………………………….. 174.2 : Đối với trẻ ……………………………………………………………………………………………….. 184.3 : Đối với cha mẹ …………………………………………………………………………………… 18III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………………………………………………………………….. 191. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm ……………………………………………………………… 192. Việc vận dụng và khả nãng tăng trưởng sáng kiến kinh nghiệm …………………………….. 193. Bài học kinh nghiệm …………………………………………………………………………………… 194. Đề xuất ……………………………………………………………………………………………………… 204.1 Đối với ngành giáo dục ……………………………………………………………………………… 204.2 Đối với nhà trường ……………………………………………………………………………………. 204.3 Đối với giáo viên ……………………………………………………………………………………… 20C ác Biện pháp dạy trẻ tự kỷ tăng trưởng ngôn từ và năng lực giao tiếpI. ĐẶT VẤN ĐỀTrẻ em như búp trên cànhBiết ăn biết ngủ biết học tập là ngoanVâng đã là trẻ nhỏ những em được quyền học tập đi dạo tuy nhiên đó lànhững trẻ nhỏ thông thường còn những trẻ có kiếm khuyết về tự kỷ thì sao ? Hiện nay trẻ mắc hội chứng tự kỷ đang ngày càng ngày càng tăng. Cả nước hiệncó hàng chục nghìn trẻ mắc chứng tự kỷ. và số trẻ được chẩn đoán tự kỷ đangtăng mạnh hàng năm. Đây là thử thách với xã hội nói chung và ngành giáo dụcđặc biệt nói riêng. Chúng ta biết rằng, người khuyết tật và trẻ khuyết tật là một bộ phận dâncư trong xã hội, từ lâu Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sáchquan tâm chăm sóc cho người khuyết tật nói chung và trẻ nhỏ khuyết tật nói riêng, đã có những xu thế về giáo dục trẻ khuyết tật, được cụ thể hóa qua những vănbản sau : Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, điều 59 lao lý : “ Nhà nước và xã hội tạo điều kiện kèm theo cho trẻ tàn tật được học văn hóa truyền thống vàhọc nghề tương thích ”. Luật Bảo vệ, chăm nom trẻ nhỏ năm 1991 và sửa đổi năm 2004 đã ghi cụthể điều 34,35,39 đã đề cập đến việc nhà nước và xã hội tạo điều kiện kèm theo cho trẻ cóhoàn cảnh khó khăn vất vả và trẻ khuyết tật được bảo vệ, chăm nom và giáo dục. Pháp lệnh Người tàn tật năm 1998, điều 16 : + Việc học tập của trẻ nhỏ tàn tật được tổ chức triển khai, thực thi bằng những hìnhthức học tập hòa nhập … + Học sinh tàn tật có năng khiếu sở trường được ưu tiên tiếp đón vào học tại cáctrường năng khiếu sở trường tương ứng. – Luật Giáo dục năm 1998 : + Điều 10, mục 2 : mọi công dân trong độ tuổi pháp luật đều có quyền vànghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ thông. + Điều 58 : Nhà nước xây dựng và khuyến khích những tổ chức triển khai cá nhânthành lập trường, lớp dành cho người tàn tật nhằm mục đích giúp những đối tượng người dùng này phụchồi tính năng, học văn hóa truyền thống, học nghề, hòa nhập với hội đồng. Giáo dục trẻ khuyết tật là một trong những trách nhiệm của ngành Giáo dục vàđào tạo. Giáo dục trẻ khuyết tật là trách nhiệm quan trọng và đầy tính nhân văn củangành giáo dục. Đặc biệt Luật trẻ nhỏ 1016, Chiến lược tăng trưởng giáo dục năm 2010 củaBộ Giáo dục và huấn luyện và đào tạo đã nêu rõ : ” Tạo thời cơ cho trẻ khuyết tật được học tập ởmột trong những mô hình trường học, lớp hòa nhập, bán hòa nhập hoặc chuyên biệtCác Biện pháp dạy trẻ tự kỷ tăng trưởng ngôn từ và năng lực giao tiếpđạt tỷ suất 50 % vào năm 2005 là 70 % vào năm 2010 ”. Để nhấn mạnh vấn đề sự phức tạp, nghiêm trọng của chứng tự kỷ và tác động ảnh hưởng của nóđối với hội đồng nên năm 2007 Liên hiệp quốc đã chọn ngày 02/4 là “ Ngày thếgiới phân biệt về chúng tự kỷ ”. Và hàng năm đều có những chiến dịch của ngườikhuyết tật. Tuy nhiên, cho đến nay có rất ít trường dạy dỗ trẻ tự kỷ theo đúng tiêu chíđạt chuẩn quốc tế. Rõ ràng, thiết kế xây dựng quy mô hòa nhập hay chuyên biệt đểchăm sóc và giáo dục trẻ tự kỉ cũng đều cần sự phối hợp ngặt nghèo và có hiệu quảcủa những chuyên viên y tế, tâm ý, giáo dục … Quan trọng hơn, đó là sự chung taysẻ chia của cả hội đồng xã hội để những mái ấm gia đình có trẻ tự kỉ không cảm thấyđơn độc trên hành trình dài giúp trẻ hòa nhập với đời sống. Ở thị xã Trâu Quỳ nơi tôi sinh sống nhiều mái ấm gia đình có trẻ tự kỷ chưađược mái ấm gia đình và xã hội chăm sóc đúng mực dẫn đến trẻ chậm tăng trưởng cả vềngôn ngữ và tiếp xúc với mọi người xung quanh. Do vậy, việc tìm ra : “ CácBiện pháp dạy trẻ tự kỷ tăng trưởng ngôn từ và năng lực tiếp xúc ”. là một điều quan trọng thiết yếu. Đó cũng là tâm nguyện của chúng tôi ( nhữnggiáo viên đứng lớp có cháu tự kỷ ), bằng mọi cách giúp trẻ tự kỷ từng bước tiếnbộ, nói được bằng chính ngôn ngữ thông thường và tiếp xúc tốt với xã hội. Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ tăng trưởng ngôn từ và năng lực giao tiếpII / GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ1. Cơ sở lý luậnTự kỷ là một loại khuyết tật tăng trưởng suốt đời do rối loạn của hệ thầnkinh gây tác động ảnh hưởng đến hoạt động giải trí của não bộ. Tự kỷ hoàn toàn có thể xảy ra không phânbiệt giới tính, chủng tộc, giàu nghèo và vị thế xã hội. Tự kỷ được biểu lộ rangoài bằng những khiếm khuyết về tương tác xã hội, giao tiếp ngôn ngữ và phingôn ngữ, hành vi, sở trường thích nghi và hoạt động giải trí mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại. ( Theo chuyên trang tự kỷ của Liên hiệp quốc ). Khi đời sống ngày càng tăng trưởng với những năng lực tiếp xúc ảo ngàycàng phổ cập thì có vẻ như con người càng có khuynh hướng sống khác biệt và ítgiao tiếp với hội đồng. Ảnh hưởng của lối sống công nghiệp cùng với sự pháttriển của internet có vẻ như làm cho bệnh tự kỷ có xu thế tăng trưởng. Trẻ emlà đối tượng người tiêu dùng dễ mắc căn bệnh này. Nguyên nhân gây bệnh tự kỷ là một rối loạn ởnão đi kèm với một loạt những yếu tố về tăng trưởng, hầu hết là về tiếp xúc vàtương tác với xã hội. Bệnh hay gặp ở những bé trai gấp 4 lần những bé gái. – Tự kỷ là căn bệnh của thời đại mà nạn nhân chính là trẻ nhỏ. Quá trìnhđiều trị bệnh ít tốn kém nhưng mất khá nhiều thời hạn. – Hầu hết những trẻ tự kỷ đều có suy kém về mặt nhận thức ở toàn bộ những lĩnhvực, trẻ tự kỷ mất ngôn từ và kiến thức và kỹ năng xã hội. Trẻ tự kỷ thường có những tín hiệu rối loạn ngôn từ như không nói lời nào, lặp lại lời nói, đảo ngược câu, nói không đúng ngữ cảnh, không tiếp xúc mắt, gọikhông quay lại, không biểu lộ tình cảm, không tự khởi xướng lời nói, thường cóbiểu hiện rập khuôn, xoay vòng, nhón gót, nhìn cận, bịt tai, chơi một mìnhTrẻ tự kỷ rất hạn chế trong yếu tố tiếp xúc xã hội. Khi tiếp xúc thì trẻ tựkỷ không tiếp xúc bằng mắt, không có những tiếp xúc ” không lời ” bằng nhữngcử chỉ khung hình. Tình cảm rất hạn chế ngay cả với cha mẹ và người thân trong gia đình trong giađình. Không san sẻ cảm hứng buồn vui, không chăm sóc đến những hoạt độngxung quanh trẻ. Trong lớp học, trẻ tự ỷ thường lầm lì, ít nói, cô giáo hỏi không vấn đáp, ítbiểu hiện xúc cảm, không giơ tay phát biểu quan điểm. Không thích hoạt động giải trí theonhóm, và không thiết lập được quan hệ với bạn cùng tuổi. Nếu trẻ tăng trưởng lờinói, thường lời nói cũng sẽ có không bình thường. Trẻ không hiểu lời người khác vàcũng không diễn đạt được ý nghĩ của mình nên hay nói những câu, từ vô nghĩahoặc không ăn nhập với thực trạng. Trẻ hoàn toàn có thể nhại lại lời nói của người khácmột cách đúng chuẩn, nhưng thường ít hoặc chẳng hiểu được ý nghĩa của chúng. Trẻ tự kỷ có những sở trường thích nghi, thói quen kỳ lạ nên trẻ thường ứng xử khôngđúng với những chuẩn mực xã hội thường thì. Khi người lớn thấy vậy vàCác Biện pháp dạy trẻ tự kỷ tăng trưởng ngôn từ và năng lực giao tiếpngăn chặn hành vi không bình thường đó sẽ làm trẻ rất không dễ chịu và có những hành vi nổicáu, hô hào, đánh lại người khác. Đồng thời do trẻ tự kỷ gặp khó khăn vất vả về ngônngữ, không miêu tả được những ý nghĩ của mình ra ngoài nên người lớn khônghiểu trẻ và những nhu yếu của trẻ. Vì vậy, sự không dễ chịu của trẻ Open kháthường xuyên so với trẻ thông thường. Trẻ tự kỷ hoàn toàn có thể đặt tên riêng cho vật phẩm theo cách của mình, hoặc dùngnhững từ riêng mà người khác không hề hiểu được. Nhưng trẻ không biết sửdụng hoặc sử dụng không đúng những giới từ, liên từ và đại từ. Vì vậy, mỗi một trẻ tự kỷ khác nhau sẽ được thực thi những phương phápgiáo dục khác nhau. Giáo dục trẻ tự kỷ là phân phối cho trẻ những hiểu biết banđầu về đời sống xung quanh vận dụng những giải pháp giúp trẻ hòa nhập trong lớphọc, đồng thời vận dụng những giải pháp can thiệp hành vi không tương thích. Từđó, trẻ tự kỷ biết sống tích cực, có kỹ năng và kiến thức tiếp xúc xã hội, tăng trưởng ngôn từ, kiểm soát và điều chỉnh hành vi tương thích. Nội dung giáo dục trẻ tự kỷ trong trường mần nin thiếu nhi : – Giáo dục trẻ tham gia vào những bài tập thể dục sáng, thể dục tiết học vớicác hoạt động cơ bản theo chủ đề cùng bạn, có sự trợ giúp của cô. – Giáo dục trẻ nhận ra và có 1 số hiểu biết cơ bản về quốc tế xung quanhqua những chủ đề. – Giúp trẻ tiếp xúc, tương hỗ trẻ tiếp xúc bằng hành vi phối hợp nói từ, câungắn, không nên cưỡng bắt trẻ phải nói bằng được. – Hình thành ở trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh cá thể ( nhà hàng siêu thị vệ sinh : rửa taytrước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, thực thi ăn chín, uống sôi … ). – Hình thành ở trẻ kỹ năng và kiến thức kiểm soát và điều chỉnh hành vi, những kiến thức và kỹ năng tương quan đếnxúc cảm, tình cảm và tâm ý của trẻ xảy ra trong những thời gian trong ngày. 2. Cơ sở thực tiễn – Với diện tích quy hoạnh hơn 1 nghìn mét vuông gồm 10 phòng học toàn trường có 360 cháu với 11 lớp, trong đó 9 lớp mẫu giáo và 2 nhóm nhà trẻ. – Trường mần nin thiếu nhi Quang Trung nằm trên địa phận thị xã Trâu Quỳ huyệnGia Lâm thành phố Hà NộiTrường mần nin thiếu nhi nơi tôi công tác làm việc luôn được sự chăm sóc của những cấp lãnhđạo .. – Năm học 2018 – 2019 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụtrách lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi A4 Lớp có 02 cô giáo, bản thân 2 cô đã tốtnghiệp cao đảng sư phạm mần nin thiếu nhi và cả 2 đều đang theo học lớp Đại học Sưphạm Mầm non. Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ tăng trưởng ngôn từ và năng lực tiếp xúc – Lớp mẫu giáo lớn A4 trường mần nin thiếu nhi Quang Trung có tổng số 30 cháu, trong đó có 12 cháu gái và 18 cháu trai, có 1 cháu trai mắc bệnh tự kỷ : CháuPhạm Khôi Nguyên. Với tình hình tình hình như trên trong quy trình thực hiệnđề tài, tôi đã gặp 1 số ít thuận tiện và khó khăn vất vả như sau : 2.1. Thuận lợi – Bản thân tôi là một giáo viên luôn nhiệt tình tận tâm với nghề, ham họchỏi, trau dồi kiến thức và kỹ năng, có trình độ nhiệm vụ, trình độ vững vàng. – Lớp học thật sạch, thoáng mát, Nhà trường góp vốn đầu tư đồ dùng đồ chơi, trangthiết bị tương đối khá đầy đủ cho cả cô và trẻ để Giao hàng cho những hoạt động giải trí chămsóc giáo dục trẻ. – Hầu hết cha mẹ làm nghề kinh doanh thương mại, kinh doanh, giáo viên … Phụhuynh của lớp rất nhiệt tình, chăm sóc đến công tác làm việc chăm nom – giáo dục trẻ ; hiểu, thông cảm và san sẻ với những hoạt động giải trí của cháu tự kỷ tại lớp. – Được sự chăm sóc của phòng giáo dục huấn luyện và đào tạo huyện Gia Lâm luôn tổchức những lớp tập huấn để giáo viên năng cao trình độ sư phạm. Đặc biệt là lớptập huấn, kiến tập chuyên đề giáo dục trẻ tự kỷ. – Được BGH tạo mọi điều kiện kèm theo thuận tiện về cơ sở vật chất cũngnhư trình độ. – Đối với trẻ tự kỷ : + Phụ huynh cháu Khôi Nguyên cũng đã tạo điều kiện kèm theo cho con đi học thêmở lớp rành riêng cho trẻ khuyết tật và có sự phối hợp cùng giáo viên để giáo dụccho trẻ ở nhà nên gặp nhiều thuận tiện. 2.2 Khó khăn – Gia đình trẻ luôn mang mặc cảm khi có con bị khuyết tật. – Bản thân cháu Khôi Nguyên mắc tự kỷ thể nặng phần nhiều không nói đượcvà trong hoạt động và sinh hoạt hàng ngày phần nhiều cần có sự giúp sức của người lớn. – Việc phối hợp giữa nhà trường với Trung tâm hổ trợ và mái ấm gia đình trẻ khuyếtcòn khó khăn vất vả. – Các chính sách hổ trợ, tu dưỡng liên tục cho giáo viên chăm nom vàgiáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập phần nhiều không có. – Bản thân tôi không được theo học chuyên ngành Giáo dục đặc biệt quan trọng nênchưa có được nhiều kinh nghiệm về giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập trong môitrường giáo dục thông thường. – Cơ sở vật chất, trang thiết bị Giao hàng cho giảng dạy, chăm nom giáo dụctrẻ được góp vốn đầu tư rất đầy đủ, nhưng nhiều khi vẫn chưa phân phối đủ theo nhu yếu vàđiều kiện cho việc chăm nom, giáo dục chuyên biệt trẻ tự kỷ. Bên cạnh đó những tàiCác Biện pháp dạy trẻ tự kỷ tăng trưởng ngôn từ và năng lực giao tiếpliệu về giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập với môi trường tự nhiên giáo dục thông thường cònít, nên giáo viên chúng tôi có ít tài liệu để tìm hiểu thêm và học tập. – Đối với trẻ tự kỷ : + Kỹ năng nhận thức : Chưa có năng lực phối hợp tay, mắt, Chưa biết cầmbút vẽ, tô màu … + Khó khăn khi tham gia với những trẻ khác + Cười không đúng lúc, đúng cách. + Thích chơi một mình, có phong thái lạ : Múa tay, Ngồi một chỗ …. + Giảm tập trung chuyên sâu, không phản ứng với giải pháp giáo dục truyền thống cuội nguồn. + Không phản ứng với lời nói của người khác + Trẻ tự kỷ có vẻ như lơ đãng, không lắng nghe. Vốn từ và tiếp xúc xã hội củatrẻ còn rất hạn chế. + Trẻ tự kỷ khó tiếp thu ngôn từ. + Khó khăn trong việc bày tỏ nhu yếu : Trẻ chưa có ngôn từ nói, khóc lahét khi không được cung ứng nhu yếu. + Kỹ năng hoạt động thô và hoạt động tinh không tăng trưởng đồng đều. Xuất phát từ những đặc thù tình hình của lớp và của trường cùng vớinhững thuận tiện và khó khăn vất vả đã nêu, tôi luôn tâm lý và trăn trở cần có nhữngbiện pháp giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập. Chính thế cho nên tôi đã mạnh dạn đưa ra : “ Các chiêu thức dạy trẻ tự kỷ tăng trưởng ngôn từ và năng lực tiếp xúc ”. 3. Biện Pháp thực hiệnĐể dạy trẻ tự kỷ tăng trưởng ngôn từ và năng lực tiếp xúc tốt, tôi đã vận dụngnhững chiêu thức sau đây : 3.1 Biện pháp 1 : Khảo sát, nhìn nhận trẻ * Để nắm được năng lực nhận thức, kỹ năng và kiến thức khi tham gia những hoạt độngcủa trẻ : kiến thức và kỹ năng hoạt động thô, kiến thức và kỹ năng nhận thức, kỹ năng và kiến thức tiếp xúc xã hội, kỹnăng kiểm soát và điều chỉnh hành vi của trẻ tự kỷ thì ngay từ đầu năm học ( tháng 9/2018 ) tôiphải triển khai nhìn nhận trẻ. Từ đó tôi kiến thiết xây dựng được những kế hoạch đơn cử đểgiáo dục trẻ trong năm học và tìm ra những chiêu thức, giải pháp phù hợpnhất lồng ghép tích hợp giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập. * Cách làm : Từ tuần 1 tháng 9 năm 2018, tôi và những giáo viên cùng lớp đãtiến hành nhìn nhận mức độ nhận thức của trẻ tự kỷ, thiết kế xây dựng mạng lưới hệ thống những câuhỏi, đặt ra những trường hợp, tổ chức triển khai 1 số ít hoạt động giải trí quan sát, lao động, dạochơi, du lịch thăm quan, thưởng thức cho trẻ tự kỷ tham gia. Thông qua hiệu quả của cáchoạt động đó, giáo viên đã nhìn nhận được mức độ nhận thức những kỹ năng và kiến thức cơbản của trẻ tự kỷ, hiệu quả nhìn nhận được ghi vào bảng nhìn nhận riêng của trẻ ( Phụ lục 1 kèm theo ) Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ tăng trưởng ngôn từ và năng lực tiếp xúc * Kết quả đạt được : Kết quả sau khi triển khai khảo sát, nhìn nhận cháuPhạm Khôi Nguyên. ( trẻ tự kỷ ) : KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỰ KỶ CỦA TRẺCác tiêuLời nói / ngônKỹ năngSức khỏe / thểchí đánhngữ / Nhận thứcxã hộichất / hành vigiágiao tiếpMức độKhôngKhônKhônKhônĐạtđạtĐạt g đạt Đạt g đạt Đạtg đạtĐánh giáCăn cứ vào tác dụng khảo sát nhìn nhận trẻ như trên tôi nhận thấy cháu KhôiNguyên lớp tôi mắc những rối loạn ở thể tự kỷ năng về ngôn từ và sức khỏe thể chất cháuhầu như không nói được đi lại và những nhu yếu cá thể luôn cần sự giúp sức củacô .. Tôi đã thông tin hiệu quả nhìn nhận này tới cha mẹ của cháu, góp ý với giađình cho con đến cơ sở y tế uy tín, chất lượng để khám, chuẩn đoán chính xáccăn bện của cháu ; từ đó phối hợp với mái ấm gia đình để có giải pháp chăm nom – giáodục tương thích với trẻ. Từ tác dụng khảo sát đó tôi đã liên tục đề ra những biện pháptiếp theo như. 3.2. Biện pháp 2 : Lên kế hoạch giáo dục, theo dõi, nhìn nhận sự văn minh củatrẻ khuyết tậtTrong quy trình chăm nom – giáo dục tôi tiếp tục lên kế hoạch giáodục, theo dõi sự văn minh của trẻ, đưa ra những tiêu chuẩn đơn cử để nhìn nhận. – Lên kế hoạch giáo dục theo từng tháng, tuần, đề ra nội dung giáo dục vàbiện pháp giáo dục đơn cử. Sau mỗi tháng có nhận xét và trao đổi với phụ huynhđể đề ra những kế hoạch đơn cử cho tháng tiếp theo. – Có sổ nhật ký theo dõi từng ngày qua những hoạt động giải trí. – Lập bảng theo dõi hiệu quả tăng trưởng trí tuệ, sức khỏe thể chất báo cáo giải trình cho BGH.Bảng theo dõi phải nhìn nhận đúng mực quy trình tăng trưởng của trẻ. Thườngxuyên quan sát theo dõi trẻ ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động giải trí. Khi quansát phải hiểu rõ là mình quan sát những nội dung nào, phải ghi chép vừa đủ từngnội dung, hiện tượng kỳ lạ xảy ra trong hoạt động giải trí hàng ngày của trẻ. – Xây dựng nhật ký theo dõi, nhìn nhận theo từng tuần : Lập kế hoạch giáo dục cá thể của từng tuần từng tháng của trẻ khuyết tậtCác Biện pháp dạy trẻ tự kỷ tăng trưởng ngôn từ và năng lực giao tiếpVí dụ : KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THÁNG 9 NĂM 2018L ĩnNgày can thiệpĐồ dùng / Biện Pháp thực5 / 9 10 / 13 / 18 / Mục TiêuhiệnvựcPhát – Bước đầu trẻ ĐD : Vạch kẻ trên sàn, đườngtriển giữ đượchẹpvận cân đối khi BP : Giáo viên, phụ huynhđộng đi theo cô, làm mẫu phối hợp lời nói thậthoặc đi trongchậm để trẻ thực thi, luônđường hẹp. khuyến khích động viên và hỗtrợ trẻ kịp thời để trẻ tự tin .. Giáo viên tổ chức triển khai những hoạtđộng theo hướng tăng dần. – Bước đầu trẻ ĐD : Thìabiết cầm thìa. BP : Giáo viên, phụ huynhlàm mẫu tích hợp lời nói thậtchậm để trẻ thực thi, luônkhuyến khích động viên và hỗtrợ trẻ kịp thời để trẻ tự tin .. Phát Bước đầu biết DĐ : Sách vở, dép .. triển nhìn vào cácBP : Giáo viên, cha mẹ vừanhận đối tượng người tiêu dùng khi gọi tên vừa chỉ vào vật phẩm đểthức cô gọi têntrẻ nhìn theo và tích hợp lờinói thật chậm để trẻ thực thi, luôn khuyến khích động viênvà tương hỗ trẻ kịp thời để trẻ tựtin .. Bước đầu biết DĐ : Sách vở, dép .. chỉ tay vào đối BP : Giáo viên, cha mẹ vừatượng khi côgọi tên vừa chỉ vào vật phẩm đểgọi têntrẻ nhìn theo và phối hợp lờinói thật chậm để trẻ triển khai, luôn khuyến khích động viênvà tương hỗ trẻ kịp thời để trẻ tựtinPhát Biết quay đầu DĐ : triển về phía phát ra BP : Giáo viên, cha mẹ tạongôn âm thanhra những âm thanh sau đó hướng26 / + + + + Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ tăng trưởng ngôn từ và năng lực giao tiếpngữtrẻ về nơi phát ra âm thanh, luôn khuyến khích động viênvà tương hỗ trẻ kịp thời để trẻ tựtinBiết hướngDĐ : Sách, vởmắt vào đồBP : Giáo viên, cha mẹ vừadùng khi côgọi tên chỉ vào vật phẩm vừanói tên đồphát âm : sách, vở tích hợp lờidùng. nói thật chậm để trẻ thực thi, luôn khuyến khích động viênvà tương hỗ trẻ kịp thời để trẻ tựtinPhát Bước đầu biết DD : Đồ trẻ thích và khôngtriển nhìn mắt vàothíchtình vật phẩm màBP : Giáo viên cha mẹ đưacảm mình thích2 vật phẩm ra cho trẻ và nói thíchxãcái nào tích hợp lời nói chậmhộiđể trẻ thực thi, luôn khuyếnkhích động viên và tương hỗ trẻkịp thời để trẻ tự tinBước đầu biết Khi trẻ làm làm sai s, đúng cônếu làm sai, vừa nói vừa bộc lộ khuônđúng thì cô sẽ mặt, thái độ : buồn, vui đểbuồn, vuidần hình thành phản sạ khilàm sai 1 việc gì đó trẻ sẽ nhìnxem cô phản ứng thế nào. Phát Bước đầu côĐD : Bút màu, tranh tô màutriển hướng dẫn bắt BP : Cô cho trẻ cầm bút và bắtthẩm tay trẻ để trẻtay trẻ Cô vừa bắt tay cho trẻmỹcầm bútcầm bút nói chậm để trẻ thựchiện, luôn khuyến khích độngviên và tương hỗ trẻ kịp thời đểtrẻ tự tin + + Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ tăng trưởng ngôn từ và năng lực giao tiếpNhận xét của giáo viên và khuynh hướng quá trình tiếp theo : ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Ý kiến của mái ấm gia đình trẻ : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… TP. Hà Nội ngày ……… tháng ……… năm 2018P hụ huynhGiáo viên dạy trẻHàng tuần giáo viên nhìn nhận sự tăng trưởng của trẻTốt : + + Chưa rõ dệt : + Chưa đạt : Sau mỗi tháng tôi trao đổi với cha mẹ về sự tăng trưởng của trẻ trongtháng những mặt làm được và những mặt chưa làm được để có kế hoạch giáodục trẻ trong những tháng tiếp theo. 3.3. Biện pháp 3 : Dạy trẻ tự kỷ học cách ngheTrong những giờ học buổi chiều tôi sử dụng phòng yên tĩnh, giảm những tácđộng thiên nhiên và môi trường. Dùng những tín hiệu ngày càng tăng sự quan tâm của trẻ như chạm vào taiđể nghe, chạm vào má để nhìn. Sử dụng tên trẻ để khởi đầu, ví dụ ” Nguyên nghenào “. Cho trẻ nghe những âm thanh, cường độ khác nhau. Dùng âm nhạc và những tácđộng để tương tác với trẻ. Giúp trẻ ngồi yên, nghe, nhìn trong khoảng chừng thời gianngắn hoàn toàn có thể bằng cách sử dụng đồ chơi, game show trẻ thích. Sử dụng băng đĩa nhạcCác Biện pháp dạy trẻ tự kỷ tăng trưởng ngôn từ và năng lực giao tiếpkích thích âm thanh nơi trẻ. Cho trẻ nghe tiếng kêu những con vật thân mật như : Chó, mèo, gà … khuyến khích trẻ bắt chước tiếng kêu của con vật đó. Sử dụng âm nhạc và những động tác để giúp bạn giao lưu với trẻ, hát với trẻ. Tạo ra những bài hát về những điều mà bạn và trẻ thường cùng làm và sử dụng cácnhịp điệu quen thuộc như “ đây là cách tất cả chúng ta … ” hãy khuyến khích trẻ phốihợp, như lắc lư đúng nhịp của âm nhạc. – Tôi sử dụng những bài hát và nhịp điệu có đặc thù hành vi đơn thuần hátvà hoạt động cho Khôi Nguyên nghe nhiều lần khi đã quen và hoàn toàn có thể vận độngtheo một vài lời trong bài hát. Tôi hát 1 đoạn và cố tạo ra sự tạm ngưng ở đoạntrẻ thú vị nhất để trẻ hoàn toàn có thể có sự phản ứng ví dụ như bài “ Một con vịt, cảnhà thương nhau … – Bên cạnh đó tôi động viên trẻ ngồi yên, và nhìn, nghe trong những giaiđoạn ngắn ( lúc đầu rất ngắn sau dài dần ). Tôi luôn động viên trẻ khi trẻ bắtđầu, bắt chước điều tôi nói. điều này tốn khá nhiều thời hạn và tôi tin rằng mọtngày nào đó trẻ tự nói được những từ ngữ đơn thuần … 3.4. Biện pháp 4 : Dạy trẻ tự kỷ nhìn mặt đối mặtTôi ngồi ngang tầm với trẻ và nói “ Hãy nhìn cô ” và nếu trẻ chưa chú ýtôi sẽ sờ nhẹ vào má và nhẹ nhàng xoay người trẻ nhìn vào cô và gọi tên trẻ “ Nguyên nhìn cô này ” với trẻ, hoặc game show chi chi chành chành, chơi ú òa, chơi đuổi bắt, chơitập tầm vông … khuyến khích trẻ nhìn và đưa tay ra tìm vật dấu trong tay cô … Tạo sự độc lạ cho trẻ quan tâm như đội mũ chú hề, hoặc mũ những con vật, mỉm cười với trẻ khi trẻ nhìn. Cần vỗ nhẹ vào trẻ để lôi cuốn sự chú ý quan tâm của trẻ. khi tôi nói, nếu tôi thấy rằng trẻ nhìn mình tôi vấn đáp cùng với nụ cười thânthiện hoặc chuyện trò với trẻ, biến hóa một cách tự nhiên và cố gắng nỗ lực hiểu đượccái nhìn của trẻ và lặp lại. Tôi luôn nỗ lực tiếp xúc bằng mắt khi chơi với trẻ để trẻ thấy được sựthân thiện chăm sóc của cô để từ đó luôn tạo tâm thế tự do cho trẻ. – Thỉnh thoảng tôi chơi trò đuổi bắt hoặc chơi trò chạy, dừng lại với câunói : chuẩn bị sẵn sàng, sẵn sàng chuẩn bị ; rồi ra hiệu ’ ’ chạy ’ ’ khuyến khích trẻ nhìn mình và chạytheo mình – Tôi luôn thân thiện vỗ về nhẹ vào tay, sống lưng, vai của trẻ một cách nhẹnhàng để lôi cuốn sự quan tâm của trẻ. Từ những việc làm tuy rất li ti ấy tôi đãtạo được niềm tin nơi trẻ để trẻ hoàn toàn có thể thoải biểu lộ những điều mà trẻ thích vàcũng kích thích sự chú ý quan tâm của trẻ và luôn tạo cho trẻ cảm xúc thân mật khi đến lớpCác Biện pháp dạy trẻ tự kỷ tăng trưởng ngôn từ và năng lực giao tiếp3. 5. Biện pháp 5. Dạy trẻ bắt chước việc tạo ra những âm thanh – Để giúp trẻ biết cách lấy hơi, hãy chơi những game show như thổi khủng hoảng bong bóng, thổi bóng bay hoặc những mảnh giấy nhỏ. Hãy sử dụng những nhạc cụ, nếu trẻ khôngsẵn sàng bắt chước bạn, hãy quan sát xem trẻ có nhìn bạn không. Hãy xem trẻ cócố gắng làm điều bạn đã làm khi bạn không nhìn bé. – Hãy khuyến khích hoạtđộng của môi trẻ. Nếu trẻ cảm thấy vui thích khi nhìn vào gương, hoặc ngồi trênđùi bạn và ngồi đương đầu với bạn, hãy khuyến khích trẻ phát hiện môi và mặt củabạn bằng cách va chạm hoặc quan sát. Hãy biến hóa khuôn mặt của bạn, thay đổihình dạng môi của bạn. Hãy thè lưỡi ra và thụt lưỡi vào và quan sát xem trẻ cóbắt chước bạn hay không. Hay tổ chức triển khai 1 số ít game show giúp phát trẻ sử dụngkhẩu hình miệng và lưỡi. Khi trẻ đã tân tiến cô lại đưa ra những bài tập khó hơn nữaphát âm tên những con vật mà trẻ thích như : Cá, gà …. Một số game show giúp trẻ bắt chước tạo ra âm thanhTrò chơi 1 : Gọi gàMục đích : – Rèn luyện cơ môi, cơ hàm dướiCách chơi : – Giáo viên nêu : Khi cho gà ăn, ta thường gọi gà lại gần bằng cách nào ? – Cô làm mẫu tiếng gọi gà cho trẻ xem : pập, pập ( hai môi ngậm chặt, dùng hơibập ra tạo thành tiếng pập, pập ) – Yêu cầu Khô Nguyên thực thi lại cách gọi gà. – Khi nghe cô đếm 1, 2, 3 mở màn bạn Khôi Nguyên cùng thực thi. Giáo viênquan sát và sửa lỗi cho con nếu có. 3.6. Biện pháp 6. Giúp trẻ hiểu những cử chỉ và rèn luyện cử động những chi. – Tôi làm cùng một cử chỉ và cố gắng nỗ lực nhấn mạnh vấn đề trong cùng một tìnhhuống nhiều lần. Ví dụ, khi đã lôi cuốn được sự chú ý quan tâm của trẻ và sau đó đặt mộtchiếc ghế của trẻ trước khi trẻ ngồi xuống vào bữa ăn và nói “ Con hãy ngồixuống ” đồng thời với việc chỉ tay vào chiếc ghế và cứ như vậy tạo thành thóiquen. – Khi trẻ có vẻ như đã nghe theo mệnh lệnh vào bữa ăn, mở màn sử dụng chúngvào những thời hạn khác nữa và vào những vị trí khác khi bạn muốn trẻ ngồi xuống. – Tôi trình làng những cử chỉ vào những việc làm hàng ngày. Ví dụ, “ gật đầu ” khimuốn nói “ con lại đây ” … Dần dần sử dụng những cử chỉ này vào những thời điểmkhác nhau và vị trí khác. Tôi luôn dạy trẻ từng cử chỉ mới, từng lần một theocách như trên. – Tôi luôn giúp trẻ tuân theo một sự chỉ trỏ bằng cách chỉ cho bé nhữngvật mà bé đã chuẩn bị sẵn sàng nhìn vào trong khi tôi nói về vật đó. Ví dụ như tôi chỉ mộtCác Biện pháp dạy trẻ tự kỷ tăng trưởng ngôn từ và năng lực giao tiếpvật gần ánh mắt của trẻ và nỗ lực để trẻ nhìn vào vật đó. Chạm vào vật đó vàdịch chuyển vật đó theo tầm nhìn của trẻ. – Tôi đã sử dụng những game show xếp hình nếu trẻ thích, hãy chỉ ra những mảnhxếp hình sắp tới phải được dặt vào đâu hoặc mảnh nào sau đó sẽ cần sử dụng. Và sử dụng những câu như “ ở chỗ này ”, “ ở trong này ”, “ cái này ”, “ vào đây ” … trong khi tay tôi đang chỉ. – Bên cạnh đó tôi làm thật nhiều những hành vi với trẻ để trẻ phải tác rờingón tay trỏ, ví dụ bật và tắt những nút, vẽ trên cát, vẽ trên không hoặc đưa một cáigì đó mà trẻ thích cho trẻ cầm. Tôi còn tổ chức triển khai những game show phối hợp với lời canhư “ Nhện giăng tơ ”, nu na nu nống, giấy tay, ngón chân nhúc nhích, , cua bò … để luyện hoạt động giải trí của của những ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân cho trẻ. Ví dụ : Trò chơi “ Nhện giăng tơ ” Lời hátHành độngNhện giăng tơ, giăng tơ, giăng tơ2 ngón tay trái và tay trỏ bên trái vàTa cùng nhau bắt đầubên phải đan vào nhau làm chú nhệGặp trời mưa to mưa togiăng tơ. Ôi nhà đâu mất rồi. Trò chơi “ Giấu tay ” Mục đích : Luyện hoạt động của những ngón tay cầm bút. Phát triển năng lực giaotiếp. Cách chơi : Vừa làm động tác vừa đọc đồng dao ( một bé trai đứng đối lập 1 bégái ) Này cô bé, này cậu bé ( chỉ tay về phía người đối lập ) Những ngón tay ở đâu rồi ? ( tay người này giấu trên vai người kia ) Chúng ngồi trên đồi cao lắm ( những ngón tay gãi vào vai người đối điện ) Chúng ngắm mặt trời buổi chiều ( 2 bàn tay của hai bạn chơi vẫn liên tục gãi nhẹvào vai nhau ) Oi là la ối là la ( 2 bàn tay của hai bạn chơi đập vài cái vào nhau ). Trò chơi “ Ngón chân nhúc nhích ” Mục đích : Phát triển những cơ nhỏ của bàn chân, bàn tay, phối hợp cử động tay vàchân. Cách chơi : Vừa đọc đồng giao vừa làm động tác : Một ngón chân nhúc nhíc này ( cầm ngón chân và lắc nhẹ theo nhịp thơ ) ; Hai ngón chân nhúc nhíc này ( cầm ngón chân nữa và lắc nhẹ theo nhịp thơ ) ; Ba ngón chân nhúc nhíc khiến ta vui rồi ( cầm ngón chân nữa và lắc nhẹ theonhịp thơ ) ; Lần chơi lại thay ngón chân bằng ngón tay. Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ tăng trưởng ngôn từ và năng lực giao tiếpTrò chơi “ Cua bò ” Mục đích : Luyện hoạt động của những ngón tay trong cả hai bàn tay. Cách chơi : Ngồi tự do hoặc ngồi vòng tròn. Hai ngón cái móc vào nhau, nhữngngón còn lại xòe ra hai hướng như tám cái chân cua. Vừa đọc đồng giao vừachuyển động cả hai bàn tay theo chiều dọc hoặc chiều ngang của mặt phẳngtrước mặt. Các ngón tay làm chân cua phải co duỗi liên tục như cua đang bò. Con cua tám cẳng hai càngChẳng đi mà lại bò ngang cả ngày. Lúc đầu hoạt động của bàn tay chậm về sau đọc đồng dao nhanh hơn vàchuyển động cũng nhanh hơn. Trò chơi “ Tay đâu ” Mục đích : Luyện hoạt động của những ngón tay cầm bút. Phát triển năng lực giaotiếp. Cách chơi : Vừa làm động tác vừa đọc đồng daoNày cậu bé, này cậu béNhững ngón tay ở đâu rồi ? ( tay người này giấu trên vai người kia ) Chúng ngồi trên đồi cao lắm ( những ngón tay gãi vào vai người đối điện ) Chúng ngắm mặt trời buổi chiều ( 2 bàn tay của hai bạn chơi vẫn liên tục gãi nhẹvào vai nhau ) Oi là la ối là la ( 2 bàn tay của hai bạn chơi đập vài cái vào nhau ). – Trò chơi “ cắp cua ” Mục đích : Luyện hoạt động những ngón tayCách chơi : Đan những ngón tay lại với nhau, đưa 2 ngón trỏ ra, dùng 2 ngón trỏ đểgắp viên sỏi bỏ vào rổ, ai gắp được nhiều sỏi hơn sẽ chiến thắngTrò chơi “ hoa nở hoa tàn ” Mục đích : Luyện cơ bàn tay, cổ tayCách chơi : Vừa nói vừa làm động tác theo : giao hạt, gieo hạt ( vờ vịt dùng taygieo hạt ), hạt nảy mầm ( chụm 2 bàn tay lại với nhau và khẽ rung rung nhẹ tay ), hạt lớn lên thành cây ( vẫn chụm 2 tay và đưa lên cao hơn ), 1 nụ ( chụm những ngóntay của 1 bà tay lại và đưa ra ), 2 nụ ( chụm những ngón tay của bàn tay còn lại đưara ), 1 hoa ( xòe tay ra ), 2 hoa ( xòe tay còn lại ra ), hoa đung đưa trong gió ( khẽđưa nhẹ hai tay qua lại ), gió thổi mạnh ( đưa tay mạnh ), hoa tàn ( cụp 2 cổ tayxuống dưới ) Trò chơi “ bắn bi ” Mục đích : game show luyện tay cầm bút cho béCách chơi : cho bé dùng ngón tay búng những viên bi để dụng vào nhau, hoặccho bé búng những viên bi vào khung thànhCác Biện pháp dạy trẻ tự kỷ tăng trưởng ngôn từ và năng lực giao tiếpCác bài viết tìm hiểu thêm khác : – Tôi kích thích trẻ để trẻ hoàn toàn có thể vừa cử động những ngón tay vừa dùng ánhmắt nhìn theo vật phẩm mà trẻ quan tâm bằng cách đưa ra hai loại đồ ăn, hai loại đồuống hay hai loại đồ chơi. Khi trẻ với loại trẻ thích, thì đặt loại khác xuống. Vàhãy làm như cách trên, “ dí ” ngón tay của trẻ về vật phẩm mà trẻ thích để trẻ có thểchạm nó và nói cho trẻ tên của vật mà trẻ đã chọn. Tôi làm những việc này rấtnhiều lần với những trường hợp khác nhau. – Trong bất kỳ game show nào tôi tiếnhành với trẻ, tôi nỗ lực chơi lần lượt để trẻ nhìn thấy mình đang chỉ trỏ và họccách hiểu những ý nghĩa trong hành vi của đó. Khi đã dạy trẻ chọn vật phẩm bằngcách chỉ vào vật phẩm, tôi luôn bộc lộ những hình thức khác, đặc biệt quan trọng “ hãynhìn … ”. Hãy chỉ những vật cho trẻ với sự nhấn mạnh vấn đề mỗi khi có thời cơ. Bắt đầubằng việc chạm vào những vật mà tôi muốn trẻ nhìn. Sau đó sử dụng những “ điểm ởxa ”, ví dụ một hình ảnh ngộ nghĩnh dán trên tường, một chiếc xe hơi đang đi ngoàiđường …. 3.7. Biện pháp 7 : Tổ chức cho trẻ khuyết tật tham gia vào những hoạt độngmọi lúc, mọi nơiSong tuy nhiên với trách nhiệm thiết kế xây dựng môi trường tự nhiên thân thiện để trẻ khuyết tậthòa nhập thì việc dạy trẻ mọi lúc mọi nơi là việc làm rất là thiết yếu. Đối vớitrẻ khuyết tật thì năng lực nhận thức, diễn đạt những ý nghĩ, mong ước của trẻrất hạn chế. Vì thế cô giáo phải tiếp tục chăm sóc chăm nom, trò chuyên, trợ giúp trẻ ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động giải trí như : vào giờ đón trả trẻ, giờchơi tôi thường trò chuyện với cháu, xoa bóp cơ tay cho cháu … Việc giáo dục trẻ khuyết tật phải thực thi một cách liên tục, phảikiên trì, nhẫn nại, tiếp tục nhắc nhỡ giáo dục trẻ trong trường, trong lớpphải yêu thương, giúp sức bạn lúc khó khăn vất vả, thấy bạn bị ngã phải đỡ bạn đứngdậy, thấy bạn buồn, bạn không khỏe thì phải chăm sóc hỏi thăm ( Sao bạn buồnthế ? hay bạn đau chỗ nào ? … ), cùng chơi với bạn … Đây cũng là thời cơ tốt để giáodục tình cảm, lòng nhân ái, nhân cách sống và kiến thức và kỹ năng sống cho trẻ Mầm Non. Để tổ chức triển khai cho trẻ khuyết tật tham gia vào những hoạt động giải trí đi dạo, học tậpgiúp trẻ tăng trưởng năng lực tư duy phát minh sáng tạo là một nhu yếu rất là quan trọng. Đểthực hiện được yếu tố này yên cầu người giáo viên phải có kiến thức và kỹ năng thâm thúy vềcác cơ sở khoa học và giải pháp chăm nom – giáo dục trẻ, phải có kỹ năng và kiến thức, kỷxảo nghề nghiệp. Cô giáo phải linh động, nhạy bén, phát minh sáng tạo, chu đáo và tỷ mỷ đểphát hiện những năng lực tiềm ẩn và phân phối kịp thời những nhu yếu yên cầu củatrẻ. Tạo cho trẻ sự tự tin, mạnh dạn hòa nhập tham gia hoạt động giải trí với những bạn. * Ví dụ : Bé Khôi Nguyên khuyết tật cả về ngôn từ lẫn sức khỏe thể chất. Trongcác hoạt động giải trí đi dạo, những game show hoạt động, hoặc trong những giờ học tôiCác Biện pháp dạy trẻ tự kỷ tăng trưởng ngôn từ và năng lực giao tiếpthường xuyên quan tâm, chăm sóc đến trẻ, nhắc nhỡ những bạn trong lớp trợ giúp bạnkhi chơi, không chạy nhảy xô đẩy làm ngã bạn. Khi xuống sân tập thể dục tôiluôn bên cạnh Nguyên động viên con đi vững vàng khi có gặp khó khăn vất vả tôi cóthể dìu dắt em … Tôi luôn là chỗ dựa cho trẻ dìu dắt trẻ mỗi khi trẻ tham gia hoạtđộng tạo niềm tin và sự bảo đảm an toàn cho trẻ. Trong giờ tập tô số, vần âm, giờ chơi tự do, giờ học tạo hình, giờ chơigóc …. vì tay trẻ bị co quắp lại cho nên vì thế rất khó khăn vất vả trong những hoạt động tinh. Tôiluôn nhắc nhỡ những cháu trợ giúp bạn, giáo dục cho những cháu luôn có tình cảmyêu thương bạn. Trong khi thực thi cô luôn chăm sóc giúp sức động viên, khuyến khích để trẻ tích cực hoạt động giải trí hoàn thành xong bài của mình. Biên cạnh những giò học gò bó tôi luôn động viên những bạn trong lớp chơicùng bạn gọi bạn vào nhóm chơi Trẻ tự kỷ gặp khiếm khuyết nghiêm trọng vềgiao tiếp và tương tác xã hội, chiêu thức nhóm giúp trẻ hòa nhập cùng cácbạn cùng trang lứa với mục tiêu giúp trẻ tăng trưởng năng lực tiếp xúc và có sựtương tác với những bạn trong lớp. Thông qua hoạt động giải trí theo nhóm, trẻ hiểunhững cách ứng xử và lao lý của nhóm. Hoạt động của những thành viên trongnhóm chính là những tác nhân kích thích trẻ nhận thức bắc chước, những hành vinhững lời nói ảnh hưởng tác động đến trẻ lôi kéo trẻ tham gia cùng những bạn. Tình trạng tựkỷ sẽ được cải tổ khi trẻ tự kỷ dần chơi, tương tác với những thành viên kháctrong nhómTrong những hoạt động giải trí cô liên tục động viên, khuyến khích, gợi mởkích thích trẻ khuyết tật tích cực tham gia hoạt động giải trí, hoạt động giải trí vừa sức không ỷlại vào người khác. * Hiện nay việc ứng dụng CNTT trong Trường Mầm non là một phươngtiện giáo dục vô cùng tiện nghi và hữu dụng. Tôi tiếp tục truy vấn mạngInternet tìm hiểu và khám phá thông tin giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, tìm tòi những hìnhảnh tư liệu giáo dục, phong cách thiết kế những game show trong bài giảng powerpoint để trẻtiếp cận CNTT và đặc biệt quan trọng là trẻ khuyết tật rất hứng thú tham gia. Ví dụ : Tôi phong cách thiết kế những trò : Ai tinh mắt thế, game show Ai đoán giỏi, hoặctrò chơi Ai đúng – Ai sai … nhằm mục đích mục tiêu lan rộng ra cho trẻ hiểu biết về thế giớixung quanh, nhận ra đoán tên những vật dụng trong mái ấm gia đình, những con vật, những loại rau quả và những game show chữ cái, game show với toán … trong khi thiết kếtôi tạo những hiệu ứng âm thanh, lời nói như : Bạn tài quá, bạn giỏi quá, đúngrồi xin chúc mừng bạn .. hoặc : sai rồi bạn chọn lại đi … .. Việc ứng dụng những game show chữ cái, toán, game show câu đố trong Phần mềm Vuihọc mầm Non giúp trẻ tư duy nhanh gọn, mưu trí hơn. Trẻ rất hứng thúCác Biện pháp dạy trẻ tự kỷ tăng trưởng ngôn từ và năng lực giao tiếptham gia và đặt biệt là năng lực phân biệt, chú ý quan tâm, ghi nhớ của trẻ khuyết tật tiếnbộ rõ ràng. 3.8 Biện pháp 8 : Tuyên dương những hành vi tốtTuyên dương hoàn toàn có thể mang lại những văn minh so với trẻ tự kỷ, thế cho nên tôiluôn khuyến khích tuyên dương trẻ khi trẻ làm được những hành vi dù rất nhỏnhư : Bê ghế về bàn, ngồi lên ghế học bài, uống hết 1 hộp sữa. Tôi tuyên dươngtrẻ khi chúng biết cách ứng xử hay học được 1 kĩ năng mới và nên chỉ ra mộtcách đơn cử hành vi nào của trẻ đang được khen. Bên cạnh việc tuyên dương tôicó thể dùng những phần qùa nho nhỏ để thưởng cho trẻ như thưởng cho 1 cáikẹo, hoặc một món đồ chơi mà trẻ thích. Tôi tin rằng bằng những điều nhỏ nhặtấy nhưng giúp trẻ tự tin hơn, mở lòng hơn, hòa nhập hơn với những bạn với côgiáo. Khi được sự động viên khuyến khích của những bạn trẻ liên tục phát huynhững điều tốt đã làm được. 3.9. Biện pháp 9 : Kết hợp với cha mẹ học sinhXây dựng và tăng trưởng mối quan hệ giữa trẻ với mái ấm gia đình ( đặc biệt quan trọng là vớimẹ ), quan hệ giữa trẻ với giáo viên, với bạn hữu và thiên nhiên và môi trường xung quanh đểthiết lập mối quan hệ tương tác xã hội. Tôi mạnh dạn trao đổi với cha mẹ rằng trường học, bác sĩ tâm lí chỉ lànơi cung ứng cho cha mẹ những kiến thức và kỹ năng, tương hỗ và giám sát chương trình chămsóc, giáo dục và trị liệu tại mái ấm gia đình. Trao đổi với cha mẹ trẻ về những tiến bộcủa trẻ khi ở trường, lúc về nhà, những điều chưa khắc phục được và luận bàn, tìm ra giải pháp có lợi nhất cho sự tăng trưởng của con. Hòa nhập xã hội so với trẻ tự kỉ là điều thiết yếu và là nền tảng vữngchắc cho sự tăng trưởng và giáo dục so với trẻ trong tương lai của trẻ. Chúng tacần thiết phải nhìn nhận trẻ tự kỉ là một đứa trẻ thông thường và trọn vẹn có thểthay đổi văn minh được. Để giáo dục trẻ tự kỉ hoàn toàn có thể hòa đồng được với cuộc sốngxã hội là cả một quy trình ảnh hưởng tác động lâu dài hơn. Và giáo dục giúp trẻ hòa nhập khôngphải là việc đơn giản chính thế cho nên cần phải có sự tác động ảnh hưởng kiên trì, tận tâm từthầy cô, bè bạn, cha mẹ và những người thân trong gia đình xung quanh trẻ. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm4. 1 : Đối với giáo viênQua một năm học triển khai những giải pháp dạy trẻ tự kỷ tăng trưởng ngônngữ và năng lực tiếp xúc cho bạn Khôi Nguyên tôi thu được 1 số ít tác dụng nhưsau : – Tôi thấy mình thân thiện hơn với trẻ, thân thiện hơn với trẻ. Tôi thấy đượcsự văn minh ở từng tuần từng tháng của trẻ ngày một tốt hơn. Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ tăng trưởng ngôn từ và năng lực tiếp xúc – Thấy được vai trò quan trọng của mình so với trẻ trong mọi hoạt động giải trí. Tuy chỉ là một phần rất nhỏ trong mọi hoạt động giải trí của trẻ nhưng là một phầnkhông thể thiếu. – Qua việc dạy trẻ tự kỷ tăng trưởng ngôn từ và năng lực tiếp xúc cho bạnKhôi Nguyên còn giúp cho tôi hiểu sâu hơn nữa về tâm sinh lý của những trẻmắc bện tự kỷ từ đó tôi có những giải pháp khác nhau để giúp những con ngàycàng văn minh trong việc tăng trưởng ngôn từ tiếp xúc cũng như hòa nhập với cácbạn trong và ngoài lớp học. Tôi cùng thấy mình cần phải ý thức hơn nữa về việctrau đồi kiến thức và kỹ năng về giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ cũng như tuyên truyền chocộng đông xung quanh về tầm quan trọng của việc giúp trẻ tự kỷ hòa nhập vớixã hội. 4.2 : Đối với trẻ + Bản thân cháu Khôi Nguyên đã có sự tân tiến như khởi đầu biết phát âmnhững từ ngữ đơn thuần như : bà, cá, mẹ cô, tô, cơm ….. + Ngoài ra trẻ còn biết chơi cùng những bạn trong lớp biết làm một số ít côngviệc đợn giản như tự xúc cơm, tự biết đi vệ sinh, ự biết lấy ghế vào chỗ ngồi, tựbiết ngồi cầm bút tô màu …. Tuy là những hành vi đơn thuần nhưng sự tiến bộcủa con mang lại một niềm vui nềm hy vọng lớn cho cô và mái ấm gia đình trẻ. + Trẻ còn rất hào hứng tham gia những hoạt động giải trí tương thích với năng lực củamình như tô màu, tô số ,. 4.3 : Đối với cha mẹ + Bản cha mẹ bạn Khôi Nguyên cũng tâm sự với tôi sau một năm họchọ cũng cảm thấy được sự đổi khác của con rất rõ ràng và họ rất phấn khởi tinrằng con mình hoàn toàn có thể tân tiến hơn nữa và ngày càng hòa nhập với xã hội. Họkhông còn phải lo ngại, mặc cảm khi thấy con mình bị tự kỷ. Họ luôn tham khảovà phối hợp với những cô về những giải pháp dạy con không những chỉ để pháttriển ngôn từ và năng lực tiếp xúc mà họ còn tìm hiểu thêm cùng với những cô giúpcon tăng trưởng về mặt nhận thức ….. Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ tăng trưởng ngôn từ và năng lực giao tiếpIII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm – Nếu trẻ bị khuyết tật không được can thiệp sớm, không được giáo dụchòa nhập trong thiên nhiên và môi trường thông thường thì năng lực tăng trưởng kém, hoàn toàn có thể sẽmất đi thời cơ hòa nhập với xã hội, với hội đồng. Vì thế việc nghiên cứu và điều tra đưa racác giải pháp dạy trẻ tự kỷ tăng trưởng ngôn từ và năng lực tiếp xúc có ý nghĩarất lớn trong công tác làm việc chăm nom giáo dục trẻ trong trường mần nin thiếu nhi. + Giúp cho giáo viên có thêm kiến thức và kỹ năng về giáo dục hòa nhập trẻ khuyếttật, khơi dậy tình cảm của mọi người so với những trẻ kém suôn sẻ. + Giáo dục cho trẻ kỹ năng và kiến thức sống, lòng nhân ái, tình thương yêu bạn hữu giữanhững trẻ thông thường và trẻ bị khuyết tật nhằm mục đích tăng trưởng nhân cách cho trẻ. + Giúp cho trẻ khuyết tật tăng trưởng ngôn từ năng lực tiếp xúc, mạnhdạn, tự tin, tạo tâm thế vui tươi, thích đến trường. + Phát huy những thế mạnh của trẻ khuyết tật và hạn chế những khiếmkhuyết cho trẻ, giúp trẻ tăng trưởng vừa đủ cả thể chất và ý thức, tạo thời cơ pháttriển tổng lực để sau này trở thành những người con có ích cho mái ấm gia đình và choxã hội. 2. Việc vận dụng và khả nãng tăng trưởng sáng kiến kinh nghiệmQua sáng kiến kinh nghiệm của tôi với đề tài những giải pháp dạy trẻ tự kỷphát triển ngôn từ và năng lực tiếp xúc ” đã được BGH thống nhất tổ chức triển khai lênchuyên đề cho tổng thể giáo viên cùng tham gia, rút kinh nghiệm góp phần ý kiếnxây dựng để cùng thực thi tốt chuyên đề này. 3. Bài học kinh nghiệm – Để Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tốt phải có sự phối hợp chặt chẽgiữa mái ấm gia đình, nhà trường và xã hội. Đặc biệt là trạm y tế phải thường xuyêntheo dõi. – Nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để có giải pháp giáo dục tương thích. – Giáo viên phải tạo thiên nhiên và môi trường tốt cho trẻ hoạt động giải trí. – Phải tiếp tục học hỏi, tìm tòi điều tra và nghiên cứu đưa ra những biện phápgiáo dục tương thích, giải quyết và xử lý trường hợp kịp thời .. – Giáo viên phải liên tục thân mật, động viên, khuyến khích, tạo điềukiện để trẻ hòa nhập đi dạo với bè bạn. – Thường xuyên giáo dục những cháu trong trường, lớp thể hiện tình cảmyêu thương, trợ giúp bạn, giáo dục kiến thức và kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. – Thường xuyên chăm sóc theo dõi những hoạt động giải trí của trẻ khuyết tật, nhậnxét nhìn nhận sự tăng trưởng của trẻ. Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ tăng trưởng ngôn từ và năng lực tiếp xúc – Giáo viên phải thật sự là người mẹ hiền, bằng tình thương bát ngát củangười mẹ, bằng những kinh nghiệm, những kiến thức và kỹ năng sư phạm, sự linh động nhạybén trong chiêu thức giáo dục và chăm sóc chăm nom giáo dục trẻ mọi lúc mọinơi, trong mọi hoạt động giải trí. 4. Đề xuất4. 1 Đối với ngành giáo dục. – Tổ chức bồi dường tiếp tục cho những giáo viên Mầm non về kiếnthức giáo dục trẻ tự kỷ để giúp giáo viên chớp lấy, tiếp cận những yếu tố đổimới. – Tổ chức những nội dung thi dạy để những giáo viên có điều kiện kèm theo phát huy traođổi, rút kinh nghiệm về năng lực tổ chức triển khai cũng như sử dụng những giải pháp dạyhọc tương thích. Bổ sung tương hỗ tài liệu mới trong và ngoài nước để giáo viên được họchỏi, tiếp cận những cái mới về giáo dục trẻ khuyết tật. 4.2 Đối với nhà trường. – Thường xuyên theo dõi, đôn đốc nhắc nhở, dự giờ rút kinh nghiệm, hướng dẫn cho giáo viên những giải pháp giáo dục dạy trẻ tự kỷ tăng trưởng ngônngữ và năng lực tiếp xúc – Tạo điều kiện kèm theo cho giáo viên thăm quan, học hỏi dự giờ những tiết dạymẫu, dạy giỏi về yếu tố hòa nhập trẻ khuyết tật để nâng cao trình độ. – Khuyến khích giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm để giáo viên trongtrường học hỏi lẫn nhau. – Cần trang bị rất đầy đủ vật chất, vật dụng dạy học cho cô và trẻ. 4.3 Đối với giáo viên. – Tích cực học tập, học hỏi để nâng cao trình độ kinh nghiệm tay nghề. – Chịu khó sưu tầm, điều tra và nghiên cứu để tìm những hình thức tổ chức triển khai cũng nhưcác giải pháp dạy học tương thích nhất – Kết hợp với cha mẹ để có giải pháp giáo dục trẻ một cách tốt nhất ởgia đình và nhà trường. Trên đây là 1 số ít giải pháp tôi dạy trẻ tự kỷ tăng trưởng ngôn từ và khảnăng tiếp xúc. tôi rất mong được sự góp phần quan điểm của những cấp chỉ huy, củaBan giám hiệu và những bạn đồng nghiệp để tôi có thêm kinh nghiệm trong việctrong việc giúp trẻ có những văn minh cao nhất về tăng trưởng ngôn từ và khả nănggia tiếp giúp trẻ tự kỷ ngày một hòa nhập với xã hội. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Trâu quỳ ngày 20 tháng 3 năm 2019IV / CÁC HÌNH ẢNH SỬ DỤNG TRONG SÁNG KIẾNCác Biện pháp dạy trẻ tự kỷ tăng trưởng ngôn từ và năng lực giao tiếpBiện pháp 4 : Dạy trẻ tự kỷ nhìn mặt đối mặtBạn Khôi Nguyên cùng cô phân biệt vật mà mình thíchBạn Khôi Nguyên cùng cô chơi trò Tập tầm vôngBiện pháp 5. Dạy trẻ bắt chước việc tạo ra những âm thanhBạn Khôi Nguyên cùng cô phát âm từ “ cá ” Các Biện pháp dạy trẻ tự kỷ tăng trưởng ngôn từ và năng lực giao tiếpBiện pháp 6. Giúp trẻ hiểu những cử chỉKhôi Nguyên cùng bạn chơi game show : Nu na nu nốngBiện pháp 7 : Tổ chức cho trẻ khuyết tật tham gia vào những hoạt động giải trí mọilúc, mọi nơiCháu Khôi Nguyên đang chơi tự do cùng những bạnCháu Khôi Nguyên trong giờ tập tô sốCác Biện pháp dạy trẻ tự kỷ tăng trưởng ngôn từ và năng lực giao tiếpCháu Nguyên đọc thơ cùng những bạnCháu Nguyên bê ghế về bàn học cùng những bạnCháu Khôi Nguyên đang cùng những bạn cắt dán hoa

Liên kết:KQXSMB
Alternate Text Gọi ngay