Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm
Bạn đang xem tài liệu “Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM MỞ ĐẦU ‡ Xã hội ngày càng phát triển thì càng cần nguồn lao động có chất lượng cao. Người lao động ngày nay không chỉ cần có trình độ chuyên môn vững vàng mà cần phải có khả năng giao tiếp, khả năng làm việc theo nhóm. Ta nhận thấy trước đây người ta đánh giá một người dựa vào chỉ số IQ, tuy nhiên bây giờ bên cạnh chỉ số IQ thì còn phải đánh giá chỉ số AQ và EQ nữa. Cho thấy người ta đánh giá cao như thế nào đến khả năng tổ chức hoạt động nhóm. Điều này cũng dễ hiểu vì càng ngày xã hội càng phát triển, ngày càng xuất hiện nhiều công nghệ mới, hiện đại hơn, phức tạp hơn thì một người không thể giải quyết hết tất cả các công việc được, do đó cần phải có cộng sự, cần có người hợp tác. Và khi một việc làm có nhiều người tham gia thì khả năng giúp cho nhóm hoạt động một cách hiệu quả đòi hỏi phải có một khả năng tổ chức hoạt động nhóm. Tuy nhiên, nền giáo dục trước đây chỉ tập trung chủ yếu đào tạo một học sinh, một người lao động có kiến thức chuyên môn vững vàng, có khả năng giải quyết công việc một cách độc lập mà chưa chú ý đến khả năng tổ chức và hoạt động theo nhóm. Một câu nói vui là “Một người Việt Nam thì giỏi hơn một người Nhật nhưng 2 người Việt Nam thì không bằng 2 người Nhật”. Do đó những năm gần đây bộ giáo dục đã tổ chức nhiều đợt tập huấn cho giáo viên tìm hiểu những phương pháp dạy học hiện đại, nhằm giúp giáo viên tiếp cận với các phương pháp dạy học mới. Trong đó phương pháp tổ chức hoạt động theo nhóm là một trong những phương pháp giúp học sinh phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức theo nhóm Vì những lí do trên mà tôi xin đưa ra nội dung “Tổ chức hoạt động theo nhóm”. 1. TỔNG QUAN VỂ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM 1.1. KHÁI NIỆM DẠY HỌC THEO NHÓM Dạy học theo nhóm là một hoạt động học tập có sự phân chia học sinh theo từng nhóm nhỏ với đủ thành phần khác nhau về trình độ, cùng trao đổi ý tưởng, một nguồn kiến thức dựa trên cơ sở là hoạt động tích cực của từng cá nhân. Từng thành viên của nhóm không chỉ có trách nhiệm với việc học tập của mình mà còn có trách nhiệm quan tâm đến việc học tập của bạn bè trong nhóm. [4, tr 7] Dạy học theo nhóm là phương pháp học trong đó học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên làm việc cùng nhau trong những nhóm nhỏ để hoàn thành mục đích học tập chung của nhóm đặt ra. [3, tr 3] Vậy dạy học theo nhóm là một phương pháp dạy học trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh hình thành các nhóm học tập nhỏ. Mỗi thành viên trong nhóm học tập này vừa có trách nhiệm tự học tập vừa có trách nhiệm giúp đỡ các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành mục đích học tập chung của cả nhóm. 1.2. ĐẶC ĐIỂM DẠY HỌC THEO NHÓM Dạy học theo nhóm có một số đặc điểm sau : - Hoạt động dạy học vẫn được tiến hành trên quy mô cả lớp, như mô hình giờ học truyền thống. - Việc phân chia nhóm học sinh vừa tuân theo đặc điểm tâm lý-nhận thức của học sinh vừa phụ thuộc vào nhiệm vụ học tập học sinh phải giải quyết. - Trong mỗi nhóm phải có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, phải cùng hợp tác giải quyết nhiệm vụ chung của nhóm. - Học sinh phải trực tiếp tham gia các hoạt động, giải quyết các nhiệm vụ học tập được đặt ra cho mỗi nhóm. - Giáo viên là người thiết kế các nhiệm vụ học tập và đưa ra các hoạt động cụ thể cho từng nhóm. Giáo viên chỉ đóng vai trò tổ chức hướng dẫn chứ không phải là người đưa ra kiến thức. - Học sinh - là chủ thể tích cực chủ động sáng tạo của hoạt động học tập. Dạy học theo nhóm là sự tác động trực tiếp giữa học sinh với nhau, cùng nhau thảo luận và cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập. Mỗi cá nhân phải tự hoàn thành nhiệm vụ của mình. Thành công của cá nhân là thành công của cả nhóm. - Giáo viên - là người thức tỉnh tổ chức và đạo diễn. Trong giờ học theo nhóm, giáo viên dẫn dắt học sinh khám phá, lĩnh hội kiến thức qua từng bước. Các nhóm học sinh tự tiến hành các hoạt động, qua đó có thể rút ra các tri thức cần thiết cho mình. Giáo viên là người tổ chức, điều khiển học sinh tự tiến hành các hoạt động. 1.3. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỌC TẬP THEO NHÓM v Ưu điểm : - Học tập theo nhóm tạo môi trường thuận lợi giúp cho học sinh có cơ hội phát biểu, trao đổi và học tập lẫn nhau, cùng nhau tìm hiểu kiến thức mới. Những học sinh yếu kém nay có cơ hội được học tập ở những bạn giỏi hơn, và những học sinh khá giỏi không chỉ hoàn thành nhiệm vụ của mình mà còn phải giúp đỡ các bạn yếu hơn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Học tập theo nhóm giúp học sinh phát triển năng lực xã hội. Giúp học sinh phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thảo luận, kỹ năng bảo vệ ý kiến, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn ...v..v.. Học tập theo nhóm giúp những học sinh nhút nhát có cơ hội phát biểu ý kiến và từ đó trở nên tự tin hơn và năng động hơn. - Học tập theo nhóm giúp học sinh phát triển năng lực hoạt động. Học sinh có cơ hội phát huy kỹ năng sáng tạo, đánh giá, tổng hợp, phân tích, so sánh... Học sinh biết giải quyết các vấn để và tình huống, từ những vấn đề và tình huống đó học sinh sẽ học hỏi được những kinh nghiệm cho bản thân. v Nhược điểm : - Có một số thành viên ỷ lại không làm việc (hiện tượng ăn theo). Một số học sinh sẽ ỷ lại vào những người giỏi hơn sẽ giúp họ hoàn thành công việc. - Có thể đi lệch hướng thảo luận do tác động của một vài cá nhân (hiện tượng chi phối, tách nhóm). - Có một số HS khá, giỏi quyết định quá trình, kết quả thảo luận nhóm nên chưa đề cao sự tương tác bình đẳng và tầm quan trọng của từng thành viên trong nhóm. - Nếu lấy kết quả thảo luận chung của nhóm làm kết quả học tập cho từng cá nhân thì chưa công bằng và chưa đánh giá được sự nỗ lực của từng cá nhân. - Sự áp dụng cứng nhắc và quá thường xuyên của GV sẽ gây nhàm chán và giảm hiệu quả 2. HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THEO NHÓM 2.1. CÁC MÔ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM v Làm việc theo cặp 2 học sinh (Pair work) - Đây là hình thức học sinh trao đổi với bạn ngồi kế bên để giải quyết tình huống do giáo viên nêu ra. Trong quá trình giải quyết các tình huống, học sinh sẽ thu nhận kiến thức một cách tích cực. - Nhóm này thường được sử dụng khi giao cho HS chấm bài, sửa bài cho nhau (qua phiếu học tập, qua các bài tập lựa chọn trong sách giáo khoa...). - Ưu điểm của hình thức tổ chức này là không mất thời gian tổ chức, không xáo trộn chỗ ngồi mà vẫn huy động được HS làm việc cùng nhau. v Làm việc theo nhóm nhiều học sinh (Group work) - Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm và thảo luận các bài tập, câu hỏi tình huống do giáo viên nêu ra. - Có 2 loại hình bài tập: Bài tập cho hoạt động trao đổi và bài tập cho hoạt động so sánh. - Trong hoạt động trao đổi, mỗi nhóm giải quyết 1 vấn đề khác nhau (nhưng cùng 1 chủ đề), sau đó trao đổi vấn đề và giải quyết vấn đề của nhóm mình đối với nhóm khác. v Làm việc theo nhóm nhiều học sinh (Group work) - Trong hoạt động so sánh, tất cả các nhóm cùng giải quyết một vấn đề, sau đó so sánh cách giải quyết khác nhau giữa các nhóm. - Hoạt động trao đổi thường được sử dụng cho những bài học có nhiều vấn đề cần phải giải quyết trong một thời gian ngắn. Hoạt động so sánh thường dùng cho những bài học có dung lượng không lớn. - Trong hoạt động so sánh, tất cả các nhóm cùng giải quyết một vấn đề, sau đó so sánh cách giải quyết khác nhau giữa các nhóm. - Hoạt động trao đổi thường được sử dụng cho những bài học có nhiều vấn đề cần phải giải quyết trong một thời gian ngắn. Hoạt động so sánh thường dùng cho những bài học có dung lượng không lớn. v Nhóm kim tự tháp (Pyramid) - Đây là cách tổng hợp ý kiến tập thể của lớp học về một vấn đề của bài học. Đầu tiên giáo viên nêu một vấn đề cho các học sinh làm việc độc lập. Sau đó ghép 2 học sinh thành một cặp để các học sinh chia sẻ ý kiến của mình. Kế đến các cặp sẽ tập hợp thành nhóm 8, nhóm 16Cuối cùng cả lớp sẽ có 1 bảng tổng kết các ý kiến hoặc một giải pháp tốt nhất để giải quyết một vấn đề. - Hình thức học tập này thể hiện tính dân chủ và dựa trên nguyên tắc tương hỗ, mô hình này phù hợp với các giờ ôn tập khi học sinh phải nhớ lại các định nghĩa, khái niệm, công thứcđã học trong một chương. v Hoạt động trà trộn (Mingling Activities) - Trong hình thức này, tất cả các học sinh trong lớp phải đứng dậy và di chuyển trong lớp học để thu thập thông tin từ các thành viên khác. - Sự di chuyển khỏi chỗ ngồi cố định làm cho các học sinh cảm thấy thích thú, năng động hơn. - Đối với các học sinh yếu thì đây là cơ hội cho họ hỏi nhiều người khác nhau cùng một câu hỏi mà không cảm thấy xấu hổ. - Cũng bằng cách học này, họ sẽ thấy rằng có thể có nhiều câu trả lời đúng, nhiều ý kiến, nhiều quan điểm khác nhau cho cùng một vấn đề. - Hoạt động này thường được dùng trong phần mở đầu của tiết học nhằm “khởi động” hoặc kích thích nhận thức của học sinh trước khi học bài mới. v Hoạt động nhóm theo cấu trúc Jigsaw - Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm hợp tác. Mỗi thành viên trong nhóm được phân công tìm hiểu một phần của bài học. - Các thành viên có cùng chủ đề thành lập nhóm chuyên gia, và cũng nhau thảo luận để hiểu rõ nội dung được phân công. - Các thành viên của nhóm chuyên gia trở về nhóm hợp tác giảng lại cho cả nhóm về phần bài của mình, đảm bảo cho mọi thành viên trong nhóm nắm vững nội dung toàn bài học. - Các thành viên làm bài kiểm tra cá nhân với nội dung bao gồm tất cả các phần bài học. - Kết quả kiểm tra là kết quả cá nhân và tính điểm nhóm. Bước làm việc 1.Phân công công việc 2.Nhóm chuyên gia 3.Nhóm hợp tác 4.Cá nhân làm bài kiểm tra 5.Điểm cá nhân-điểm nhóm Thành viên trong nhóm Chịu trách nhiệm Thảo luận cùng chủ đề Giảng bài cho nhau Kiểm tra Kết quả đạt được Thành viên 1 Thành viên 2 Thành viên 3 Thành viên 4 Phần bài A Phần bài B Phần bài C Phần bài D Các thành viên cùng chủ đề của từng nhóm thảo luận Thành viên nhóm chuyên gia trở về nhóm hợp tác và giảng bài cho nhau để từng thành viên hiểu hết các phần A,B,C,D của bài học Cá nhân làm bài kiểm tra. Nội dung bài kiểm tra gồm tất cả các phần A,B,C,D của bài học Từng thành viên không những hiểu kĩ phần bài của mình mà còn hiểu được toàn bộ bài học Đánh giá kết quả cá nhân, nhóm - Chấm điểm bài kiểm tra cá nhân. - Tính điểm trung bình (điểm nền). - Tính điểm tiến bộ cá nhân : 0 : điểm kiểm tra thấp hơn điểm nền từ 3 điểm trở lên. 1 : điểm kiểm tra thấp hơn điểm nền 1-2 điểm. 2 : điểm kiểm tra bằng hoặc hơn điểm nền 1-2 điểm. 3 : điểm kiểm tra cao hơn điểm nền từ 3 điểm trở lên. 3 : điểm kiểm tra bằng điểm tuyệt đối. - Điểm tiến bộ của nhóm : Trung bình cộng điểm tiến bộ của từng cá nhân trong nhóm Đánh giá về cấu trúc Jigsaw - Là một trong những cấu trúc ưu việt nhất, có hiệu quả nhất. - Đề cao tương tác bình đẳng và tầm quan trọng của từng thành viên trong nhóm. - Loại bỏ gần như triệt để hiện tượng ăn theo, chi phối tách nhóm. - Có thể áp dụng trong giờ ôn luyện, luyện tập, tổng kết kiến thức. v Hoạt động nhóm theo cấu trúc STAD - Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm. - Các thành viên trong nhóm tự lực nghiên cứu trong một khoảng thời gian xác định. - Các thành viên trong nhóm cùng nhau thảo luận, và giúp đỡ nhau hiểu thực sự kĩ lưỡng về bài học được giao. - Tiến hành kiểm tra lần 1, đánh giá. - Tiến hành học nhóm trao đổi nội dung chưa nắm chắc qua bài kiểm tra lần 1. - Tiến hành bài kiểm tra lần 2. - Đánh giá sự nổ lực của từng cá nhân và cả nhóm. Đánh giá kết quả cá nhân, nhóm Học nhóm Kiểm tra cá nhân lần 1 Trao đổi nhóm Kiểm tra cá nhân lần 2 Chỉ số cố gắng Kết quả nhóm -Làm việc cá nhân -Trao đổi nhóm Thành viên 1 : 7đ Thành viên 2 : 4đ Thành viên 3 : 9đ Thành viên 4 : 6đ Trao đổi về nội dung chưa rõ qua bài kiểm tra lần 1 Thành viên 1 : 7đ Thành viên 2 : 7đ Thành viên 3 : 8đ Thành viên 4 : 8đ 0 3 0 2 Tổng số điểm cố gắng của từng cá nhân 5đ Đánh giá về cấu trúc STAD : Cơ chế chấm điểm dựa vào sự cố gắng của STAD được đánh giá là một nội dung quan trọng trong sự phát triển các phương pháp tổ chức hoạt động nhóm trên thế giới vì : - Loại bỏ phần lớn hiện tượng ăn theo, chi phối tách nhóm. - Đề cao sự đóng góp của học sinh yếu kém và nâng sự đóng góp này thành một nhân tố quyết định cho hoạt động nhóm có hiệu quả. - Lấy sự cố gắng và nỗ lực làm tiêu chí đánh giá thay cho khả năng, học lực của cá nhân. - Học sinh kém có thể mang điểm về cho cả nhóm dựa vào sự nỗ lực của bản thân nên giúp học sinh tự tin hơn và tăng cường tình đoàn kết giúp đỡ trong nhóm. 2.2. QUY TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM Quy trình tổ chức giờ học theo nhóm bao gồm 4 bước cơ bản Điểm xuất phát Giáo viên Học sinh Đối tượng học tập - Bước 1 Hướng dẫn Tự nghiên cứu Kinh nghiệm cá nhân - Bước 2 Tổ chức HS HS Kinh nghiệm cá nhân (hợp tác, thảo luận) - Bước 3 Tổ chức Nhóm Nhóm Nội dung học tập (hợp tác, thảo luận) - Bước 4 Trọng tài Tự điều chỉnh kiến Tri thức cá nhân cố vấn thức thu nhận được Trong 4 bước trên bước 2, và bước 3 là học sinh làm việc theo nhóm, còn bước 1 và bước 4 học sinh làm việc cá nhân. Bước 4 là bước quan trọng giúp học sinh hoàn thiện kiến thức thu nhận được. Điều này thể hiện rõ qua các công việc cụ thể theo từng bước. Các bước Giáo viên (GV) Học sinh (HS) -Bước 1 Nêu vấn đề xác định nhiệm vụ nhận thức. Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm. Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm Nhận xét, phát hiện vấn đề. Tham gia các nhóm, tổ chức nhóm. Thu thập thông tin, tái hiện tri thức chuẩn bị làm việc trong nhóm. -Bước 2 Khích lệ HS làm việc, khuyến khích sự tham gia của mỗi cá nhân HS vào các hoạt động học tập chung của nhóm . Đưa ra những câu hỏi gợi ý khi thảo luận bế tắc hoặc đi chệch hướng. Tự đặt mình vào các tình huống, tự sắm vai đưa ra cách xử lý tình huống, trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm, xử lý thông tin. Tự ghi lại ý kiến theo chủ kiến của mình, khai thác những gì đã hợp tác với bạn hoặc tham khảo thêm ý kiến của GV để bổ sung sản phẩm ban đầu của mình Các bước Giáo viên (GV) Học sinh (HS) -Bước 3 Yêu cầu mỗi nhóm báo cáo kết quả. Ghi lại những điểm nhất trí và chưa nhất trí, những khía cạnh mà các nhóm bỏ qua. Tổ chức thảo luận toàn lớp Đại diện các nhóm trình bày, bảo vệ sản phẩm của mình trước lớp. Tỏ thái độ trước những ý kiến của các nhóm khác. Khai thác bổ sung ý kiến của các nhóm khác, điều chỉnh sản phẩm của nhóm mình. -Bước 4 Tóm tắt từng vấn đề. Đưa ra những nhận xét đánh giá về kết quả của từng nhóm, từ đó đưa ra các kết luận khoa học. Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề tiếp theo. So sánh, đối chiếu kết luận của GV và của các bạn với sản phẩm ban đầu của mình. Tự sửa sai, bổ sung, điều chỉnh những gì cần thiết. Tự rút kinh nghiệm về cách học, cách sử lý tình huống, cách giải quyết vấn đề của mình. 2.3. MỘT SỐ CHÚ Ý KHI TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM v Thành phần nhóm - Tùy thuộc vào mục đích sư phạm và yêu cầu của vấn đề học tập mà ta có nhiều cách chia nhóm. Khi thành lập nhóm cần lưu ý khả năng làm việc của các thành viên, trình độ học lực của các cá nhân trong nhóm và mối quan hệ giữa các thành viên. - Tùy vào tình hình mà giáo viên có thể hoặc không cần chọn nhóm trưởng. Nhóm trưởng phải là người có kết quả học tập tốt, có ý thức giúp đỡ các thành viên trong nhóm. - Cần rèn luyện cho học sinh kỹ năng hợp tác nhóm bao gồm : kỹ năng hiểu được nhu cầu của người khác, kỹ năng biểu đạt một quan điểm, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thảo luận, kỹ năng bảo vệ quan điểm, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn v Ra quy tắc cho nhóm Để việc thảo luận và học tập lẫn nhau thuận lợi giáo viên cần đưa ra một số quy tắc làm việc. - Các thành viên trong nhóm đều phải có trách nhiệm hoàn thành các nhiệm vụ được giao. - Các thành viên trong nhóm đều có lượt nói, cần tạo điều kiện để học sinh nói hết các ý kiến, ưu tiên học sinh yếu kém phát biểu trước. - Hãy ủng hộ và giúp nhau bổ sung chi tiết. - Không cười nhạo những câu nói của người khác. - Hãy suy nghĩ trước khi đặt câu hỏi. v Giao việc cho nhóm - Công việc được giao có thể là câu hỏi bằng lời, bằng phiếu học tập, bằng nội dung viết trên bảng - Nội dung công việc cần phải vừa sức với học sinh. Cần phải phù hợp trình độ, phù hợp giữa số lượng thành viên trong nhóm với khối lượng công việc. - Công việc được giao phải đa dạng để phát huy tính tích cực của các thành viên trong nhóm, tránh nội dung quá đơn giản không kích thích tư duy của học sinh. - Cần có đủ công việc để phân cho tất cả các thành viên trong nhóm, tránh chỉ có một vài thành viên làm việc còn các thành viên khác thì không. v Tổ chức thảo luận nhóm Để tổ chức thảo luận cho hiệu quả giáo viên cần : - Bố trí chỗ ngồi cho HS sao cho mọi HS tham gia thảo luận đều có thể nhìn thấy nhau. - Trong cuộc thảo luận giáo viên không được can thiệp sâu vào cuộc thảo luận mà phải phát huy tính tự lực của mỗi học sinh trong suốt quá trình thảo luận, giáo viên chỉ can thiệp khi cuộc thảo luận đi lệch hướng. - Giáo viên với tư cách là một chuyên gia : giúp gợi mở, dẫn dắt học sinh đến những cấp độ hiểu biết cao hơn. Giáo viên có thể bổ sung những gợi ý và các câu hỏi để giúp học sinh phát hiện vấn đề và tăng hứng thú thảo luận. v Đánh giá hoạt động nhóm Việc đánh giá quá trình và kết quả hoạt động nhóm là một nhiệm vụ quan trọng giúp mang lại hiệu quả cho hoạt động dạy học theo nhóm. Giáo viên cần phải - Quan sát thái độ học tập và làm việc trong các nhóm. - Đánh giá sự tiến bộ của nhóm trên cơ sở thu thập những thông tin về sự tiến bộ của mỗi thành viên trong nhóm (đặc biệt là chỉ số tiến bộ hay chỉ số cố gắng của nhóm). - Cần phải có điểm thưởng hợp lí cho sự tiến bộ của các thành viên trong nhóm. - Cần khen ngợi những thành viên đã đóng góp giúp cho nhóm tiến bộ. 3. THIẾT KẾ GIÁO ÁN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THEO NHÓM 3.1. NHỮNG YÊU CẦU KHI LỰA CHỌN NỘI DUNG Bài học được chọn để sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm cần lưu ý những vấn đề sau : - Nội dung của bài học có chứa đựng các tình huống có vấn đề, có nhiều cách hiểu, cách lí giải, cần nhiều ý tưởng sáng tạo có tính chất khái quát cao. - Nội dung bài học cần có mức độ khó khăn nhất định mà một cá nhân khó có thể tự mình giải quyết, cần phải có sự hợp tác. - Bài học cần rèn luyện cho học sinh nhiều kỹ năng, đặc biệt là các kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh. - Nên chọn các bài luyện tập, ôn tập, thực hành... Tránh lựa chọn các bài học có nội dung trừu tượng. TÓM TẮT HOẠT ĐỘNG THEO NHÓM TỔNG QUAN HÌNH THỨC TỔ CHỨC THIẾT KẾ GIÁO ÁN Khái niệm Đặc điểm Ưu, nhược điểm Các mô hình Quy trình Một số chú ý Nhóm 2 người Nhóm nhiều người Nhóm kim tự tháp Cấu trúc Jigsaw Cấu trúc STAD Những yêu cầu Thiết kế giáo án KẾT LUẬN Tổ chức hoạt động nhóm là một phương pháp dạy học mang lại hiệu quả rất cao nhằm giúp học sinh tích cực trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, đồng thời rèn luyện được cho học sinh nhiều kỹ năng quan trọng. Những kỹ năng này sẽ rất có ích cho các em trong học tập cũng như trong công việc. Tuy nhiên việc sử dụng phương pháp tổ chức hoạt động nhóm đòi hỏi giáo viên phải có nhiều kinh nghiệm. Từ việc lựa chọn nội dung bài học, phân bố học sinh theo nhóm, hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm, kiểm tra, gợi ý đến việc đánh giá nhận xét học sinh đều đòi hỏi sự khéo léo và có kinh nghiệm của giáo viên. Bên cạnh những mặt chủ quan mình có thể chuẩn bị cho một buổi tổ chức hoạt động nhóm thành công còn phải lưu ý những mặt khách quan như thiết bị, cơ sở vật chất của nhà trường. Các phương tiện giảng dạy như bảng, projector, máy tính là những vật không thể thiếu cho hoạt động học tập thành công. Tóm lại phương pháp dạy học tổ chức hoạt động nhóm là một phương pháp dạy học hiện đại có nhiều ưu điểm tuy nhiên cũng có nhược điểm. Việc áp dụng một phương pháp dạy học có thành công hay không vẫn phụ thuộc vào kinh nghiệm và khả năng sư phạm của từng giáo viên. ...............................oo0oo...............................
Source: https://suachuatulanh.edu.vn
Category : Tư Vấn Hỗ Trợ