SKKN Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học Địa lý 8 ở trường THCS Minh Lộc – Hậu Lộc

07/10/2022 admin

Bạn đang xem tài liệu “SKKN Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học Địa lý 8 ở trường THCS Minh Lộc – Hậu Lộc”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Xem thêm: Cánh cửa tủ lạnh nhà bạn bị hở nguyên nhân đến từ đâu?

I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
	Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học địa lý là một trong những kỹ thuật dạy và học tích cực mang lại hiệu quả cao, phát triển tư duy lôgic khả năng phát triển tổng hợp, học sinh hiểu bài, nhớ lâu, thay cho ghi nhớ dưới dạng thuộc lòng, học “vẹt” sử dụng sơ đồ tư duy có tác dụng rất lớn đối với học sinh phù hợp với tâm lý học sinh, đơn giản dễ hiểu thay cho việc ghi nhớ lý thuyết bằng ghi nhớ dưới dạng sơ đồ hóa kiến thức.
	Khi học sinh biết cách vẽ sơ đồ tư duy các em sẽ phát huy khả năng tư duy của cả hai bán cầu não. Nhờ đó các em sẽ nhớ nhanh được kiến thức trọng tâm những kỹ năng đã được học trong bài, tạo cho các em hứng thú học tập và sáng tạo không ngừng.
 Sử dụng sơ đồ tư duy giúp các em dễ dàng hệ thống hóa kiến thức của một bài, một chương hay toàn bộ chương trình học. Sử dụng sơ đồ tư duy để tổng kết nội dung đã học học sinh có thể vẽ thêm các nhánh mới phát triển ý tưởng mới theo cách hiểu của mình.
 Sơ đồ tư duy giúp học sinh, giáo viên dễ dàng trình bày ý tưởng trước lớp và tiết kiệm được thời gian ghi chép, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, giúp học sinh nắm bắt được kiến thức qua sơ đồ thực hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức. Nhưng từ xưa đến nay, môn địa lý vốn luôn bị học sinh coi là “môn phụ”, “Môn đất đá khô khan”. Một số phận phụ huynh thì cho rằng: Học địa lý là môn học thuộc khối C, mà mục đích của người học để kiếm sống, kiếm công ăn việc làm. Mà thực tế đã cho thấy học khối C sau này ra xin việc rất khó nên không bằng lòng cho con em mình học môn địa lý. Bởi vậy, trong quá trình học tập học sinh rất “xem nhẹ”. Nhưng trên thực tế môn địa lý lại rất gần gũi gắn bó với con người, bởi nó là những hiện tượng tự nhiên diễn ra xung quanh cuộc sống. Vậy làm thế nào để xóa được những quan niệm trên? Làm thế nào để mỗi bài học địa lý trở thành sự đam mê thích thú, sự mong ước tìm hiểu khám phá của mỗi học sinh? điều này kiến tôi trăn trở suy nghĩ rất nhiều để viết đề tài này trong quá trình dạy học ở trường trung học cơ sở Minh Lộc, nhằm giúp HS yêu thích học tập môn địa lý hơn. Bởi vậy, tôi chọn đề tài: “ Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học địa lý 8 ở trường THCS Minh Lộc – Hậu Lộc ” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu.
 Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học địa lý ở trường THCS nhằm giúp các em dễ dàng hệ thống hóa kiến thức của một bài, một chương hay toàn bộ chương trình học một cách lâu bền bằng sơ đồ.
3. Đối tượng nghiên cứu:
 HS khối 8 trường THCS Minh Lộc. 
4. Phương pháp nghiên cứu.
+ Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế thu thập thông tin.
+ Phương pháp thống kê xử lí số liệu.
II. NỘI DUNG.
1.Cơ sở lý luận. 
	Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy là con đường dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Đồng thời là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó: “Sắp xếp” ý nghĩ. 
	Sơ đồ tư duy do- Tony Buzan sáng lập là hình thức ghi chép để mở rộng một ý tưởng hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức. Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép có thể sử dụng màu sắc và hình ảnh, để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Nhờ sự kết nối giữa các nhánh các ý tưởng được liên kết với nhau khiến sơ đồ tư duy có thể bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi sâu rộng. Tính hấp dẫn của hình ảnh, âm thanh ... gây ra những kích thích rất mạnh lên hệ thống rìa của não giúp cho việc ghi nhớ được lâu bền và tạo ra những điều kiện thuận lợi để võ não phân tích, xử lý, rút ra kết luận hoặc xây dựng mô hình về đối tượng cần nghiên cứu.
	Trong sơ đồ tư duy, học sinh được tự do phát triển các ý tưởng, xây dựng mô hình và thiết kế mô hình vật chất hoặc tinh thần để giải quyết những vấn đề thực tiễn. Từ đó cùng với việc hình thành, kiến thức, các kỹ năng tư duy (Đặc biệt là các kỹ năng tư duy bậc cao) của học sinh cũng được phát triển.Với việc lập sơ đồ tư duy, HS không chỉ là người tiếp nhận thông tin mà còn cần phâỉ suy nghĩ về các thông tin đó, giải thích nó và kết nối nó với cách hiểu biết của mình. Và điều quan trọng hơn là học sinh được một quá trình tổ chức thông tin tổ chức các ý tưởng.
 Sử dụng sơ đồ tư duy trong quá trình dạy và học địa lí giúp học sinh, giáo viên dễ dàng trình bày ý tưởng trước lớp và tiết kiệm được thời gian ghi chép, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, giúp học sinh nắm bắt được kiến thức qua sơ đồ thực hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức ,bởi phương tiện dạy học hiện phù hợp với nội dung sách giáo khoa mới,phù hợp với mọi điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, lớp học,điều đặc biệt rất phù hợp tâm lý học sinh. Giáo viên và học sinh có thể thực hiện sơ đồ tư duy trên bảng phấn, trên vở, trên giấy, bìa, bảng phụ, hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm. Khai thác tính năng và sử dụng đồ tư duy có hiệu quả là góp phần đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin một cách dễ dàng và thiết thực.
 Sử dụng thành thạo và linh hoạt sơ đồ tư duy trong dạy học sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ. Học sinh học được phương pháp học tập, tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Với học sinh, việc tự vẽ sơ đồ tư duy có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo, lôi cuốn học sinh tham gia vào bài giảng, tạo điều kiện phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của học sinhqua đó, các em tự chiếm lĩnh kiến thức mới một cách nhẹ nhàng, tự nhiên với hứng thú học tập lớn. Với các bài tập nhóm, sử dụng sơ đồ tư duy còn giúp các em biết cách lập kế hoạch, phân công công việc, hợp tác để hoàn thành yêu cầu của giáo viên.Giáo viên sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức một cách khoa học và logic, nội dung bài học được thể hiện trên bản đồ một cách trực quan mà không bị bỏ sót ý. Không những thế, sử dụng sơ đồ tư duy còn giúp giáo viên tạo ra các hình thức học tập khác nhau, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, phối hợp sử dụng các thiết bị dạy học với nhaugóp phần thiết thực vào việc đổi mới phương pháp dạy và học.Sơ đồ tư duy có mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất với sách giáo khoa. Sách giáo khoa là cơ sở để học sinh tiếp nhận kiến thức, cùng với việc sử dụng và khai thác kiến thức từ thiết bị dạy học giúp học sinh hiểu bài và thể hiện lại sự hiểu biết ấy thông qua sơ đồ tư duy. Đây còn là một kênh thông tin phản hồi rất thiết thực từ học sinh đối với giáo viên. Giáo viên có thể dựa vào đó để nắm bắt được lượng thông tin mà học sinh tiếp nhận được, từ đó có hướng điều chỉnh đối với cả học sinh và cách dạy của chính mình cho phù hợp.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 
 Hiện nay, đa số học sinh khối 8 trường THCS Minh Lộc học tập địa lí một cách thụ động, nhớ kiến thức một cách máy móc. Thông thường để học thuộc một bài, HS thường phải đọc đi đọc lại hoặc viết đi viết lại các kiến thức cho đến khi nhớ. Cách học này thật vất vả mà hiệu quả không cao. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân làm HS không hứng thú học tập môn địa lí Học sinh coi môn địa lý là môn học “phụ” trong quá trình học tập các em chưa chủ động tìm tòi kiến thức, lười suy nghĩ, HS đang còn thói quen đọc chép. Mặt khác sự vật hiện tượng địa lý không phải lúc nào cũng sảy ra trước mắt chúng ta. Vì vậy, học địa lí, nhiều khi các em phải quan sát trên tranh ảnh, và nhất là trên bản đồ. Thực tế trong quá trình học tập khả năng quan sát thực tiễn của học sinh là hạn chế, bởi lý do các em ít va chạm thực tế, cuộc sống của các em khép kín ở gia đình và ở trường. Kiến thức của các em biết được qua lời kể của giáo viên, sách vở không có trải nghiệm thực tiễn.Cho nên các em đã “quay lưng”lại với môn địa lí. Đây cũng chính là lí do làm cho một bộ phận giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn địa lí có phần chán nản, cố gắng để “tối ngày, đầy công”.
3. Các giải pháp đã được sử dụng giải quyết vấn đề.
Trước thực trạng trên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, rèn luyện cho HS phương pháp tự học, tôi xin trao đổi một số kinh nghiệm sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học địa lý ở trường THCS như sau:
- Chuẩn bị kỹ nội dung kiến thức tiết học thông qua bài soạn.
- Lựa chọn đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung từng bài.
- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi sao cho phát huy được tính tích cực của học sinh.
- Lựa chọn nội dung để giao cho nhóm cá nhân.
- Xây dựng sơ đồ tư duy tùy theo nội dung của từng bài mà lựa chọn cho phù hợp (Sử dụng sơ đồ tư duy để khai thác kiến thức mới, củng cố bài học hay để ôn tập).
 Các bước tiến hành:
- Ở vị trí trung tâm sơ đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý tưởng hay khái niệm, chủ đề, nội dung chính.
- Từ trung tâm sẽ được phát triển nối với các hình hay từ khóa/ tiểu chủ đề cấp 1. liên quan bằng các nhánh chính ( thường tô đậm nét).
- Từ các nhánh chính phát triển phân nhánh đến các hình ảnh hay từ khóa/ tiểu chủ đề cấp 2 có liên quan đến nhánh chính( trên các nhánh có thể thêm các hình ảnh hay cá ký hiệu cần thiết )
- Cứ thế sự phân nhánh cứ tiếp tục và các khái niệm/ nội dung/ vấn đề liên quan luôn được nối kết với nhau. Chính sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả khái niệm/ nội dung/chủ đề chung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng.
 Như vậy, một khái niệm, một nội dung/ chủ đề chính được gắn kết với các nội dung tiểu chủ đề liên quan. Nội dung/chủ đề chính đóng vai trò là một điểm hội tụ những mối liên hệ với các nội dung/tiểu chủ đề liên quan khác. Kết cấu này là tạm thời và hữu cơ, cho phép có thể thêm và điều chỉnh chi tiết. Bản chất của quá trình này khuyến khích việc tạo nên mối liên hệ giữa các ý tưởng.
 Một số lưu ý khi tổ chức dạy học sử dụng sơ đồ tư duy.
- Học sinh cần được giới thiệu nhiều cách tổ chức thông tin dưới dạng sơ đồ tư duy: Sơ đồ thứ bậc, sơ đồ mạng, sơ đồ chuỗi, sơ đồ quan hệ toàn bộ/ một phần...
- Giáo viên đưa ra các câu hỏi gợi ý học sinh lập sơ đồ ( thấy dược quan hệ giữa từ khóa với các từ khóa thứ cấp hay chủ đề chính với các chủ đề nhỏ).
- Khuyến khích học sinh phát triển, sắp xếp ý tưởng để hoàn thành sơ đồ .
Cần lưu ý rằng không có cách nào là tốt nhất hoặc thích hợp nhất với mọi người. Một số học sinh thích sắp theo hàng, một số khác lại thích dạng hình học, lại có người lại thích sắp xếp tự do hơn. Điều này liên quan đến cách học để mỗi cá nhân cũng như kinh nghiệm của người học.
Có thể tóm tắt một số hoạt động dạy học trên lớp với sơ đồ tư duy như sau:
Hoạt động 1: HS lập sơ đồ tư duy theo nhóm hay cá nhân với gợi ý của GV.
Hoạt động 2: HS hoặc đại diện của các nhóm HS lên báo cáo, thuyết minh về sơ đồ tư duy mà nhóm mình đã thiết lập.
Hoạt động 3: HS thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện sơ đồ tư duy về kiến thức của bài học đó. GV sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp HS hoàn chỉnh sơ đồ tư duy, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.
Hoạt động 4: củng cố kiến thức bằng một sơ đồ tư duy mà GV đã chuẩn bị sẵn hoặc một sơ đồ tư duy mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho HS lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó.
 Để sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy địa lí có hiệu quả tôi trình bày một số bài cụ thể sau: 
 *Kỹ năng sử dụng sơ đồ tư duy trong việc khai thác nội dung kiến thức mới. 
+Khi dạy bài 2.Tiết 2: Khí hậu Châu á (Địa lí 8). Để giúp HS : Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu Châu Á. Nêu và giải thích được sự khác nhau giữa các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa ở Châu á. 
- GV có thể nêu một câu hỏi khái quát: “Quan sát bản đồ kết hợp với lược đồ khí hậu Châu Á: Hãy sử dụng sơ đồ tư duy để tìm hiểu đặc điểm khí hậu Châu Á?”. HS suy nghĩ về câu hỏi trên và đưa ra câu trả lời (đầu tiên) cho câu hỏichính(vẽ sơ đồ tư duy ứng với từ khóa trung tâm là: khí hậu Châu Á. Lần lượt 
- HS đưa ra các vấn đề liên quan đến đặc điểm khí hậu Châu á như: Phân hóa đa dạng; phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và lục địa, HS đọc ý kiến của các thành viên trong nhóm và thống nhất. Đó chính là từ khóa cấp 1. 
 -Từ từ khóa cấp 1, GV có thể sử dụng câu hỏi: “Khí hậu Châu Á đa dạng biểu hiện như thế nào?” HS sẽ phát triển sơ đồ và điền các từ khóa: Phân hóa thành nhiều đới và nhiều kiểu khí hậu khác nhau. -Hay với câu hỏi : “Vì sao Khí hậu Châu Á có đặc điểm như vậy?”. HS có thể điền tiếp vào các từ khóa như: Do vị trí địa lí, do kích thước lãnh thổ, do địa hình. Đó chính là từ khóa cấp 2. Cứ như vậy, sơ đồ tư duy sẽ được bổ sung hoàn chỉnh dần dần như hình sau: 
 Phân thành nhiều đới 
 Phân hóa rất đa dạng
 Phân thành nhiều kiểu 
 Đặc điểm Gió mùa
Khí hậu Châu á Phổ biến là các khí hậu 
 Lục địa
 Nguyên nhân:Do vị trí địa lí,kích thước lãnh thổ,địa hình 
 - Khi HS đã có kĩ năng vẽ sơ đồ tư duy, GV thiết kế các sơ đồ tư duy khuyết thiếu để yêu cầu HS tổng kết bài học và bài ôn tập. 
 + Ví dụ: Hướng dẫn HS sử dụng sơ đồ tư duy tổng kết bài 34- tiết 36: Đặc diểm sông ngòi Việt Nam (Địa lí lớp 8). Để giúp học sinh trình bày giải thích được đặc điểm sông ngòi Việt Nam và nêu được giá trị kinh tế của sông ngòi cũng như giải thích được nguyên nhân làm cho sông ngòi ô nhiễm và biện pháp hạn chế sự ô nhiễm của sông ngòi.
-GV có thể nêu câu hỏi: Quan sát bản đồ sông ngòi Việt Nam kết hợp với lược đồ hình 33.1 và nội dung phần kênh chữ mục 1,2 bài 33 em hãy : Sử dụng sơ đồ tư duy trình bày đặc điểm sông ngòi Việt Nam. Học sinh suy nghĩ và đưa ra câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi chính (Vẽ sơ đồ tư duy ứng với từ khóa trung tâm: Sông ngòi Việt Nam.
-HS đưa ra các vấn đề liên quan tới đặc điểm sông ngòi Việt Nam như : Đặc điểm chung. HS đọc ý kiến của các thành viên trong nhóm và thống nhất. Đó chính là từ khóa cấp1.
-Từ từ khóa cấp 1, GV có thể sử dụng câu hỏi: Trình bày những đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam?. HS phát triển sơ đồ và điền tên các từ khóa: Mạng lưới; hướng chảy; chế độ nước; hàm lượng phù sa.
- Hay với câu hỏi :Vì sao sông ngòi Việt Nam có câu hỏi như vậy? HS điền tiếp vào các chìa khóa: Do vị trí nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa; hướng chảy gồm hai hướng tây bắc, đông nam và hướng vòng cung. Là do địa hình nước ta có hai hướng chính đó; chế độ nước: Theo mùa do khí hậu nước ta mưa theo mùa; hàm lượng phù sa lớn do sông ngòi nước ta có nhiều hệ thống sông có lưu vực lớn.
- Với câu hỏi nêu giá trị kinh tế sông ngòi Việt Nam HS có thể điền tiếp vào các từ khóa: Giá trị kinh tế : Cung cấp nước cho đời sống sản xuất; bồi đắp phù sa cho các đồng bằng; du lịch; giao thông vận tải đó chính là từ khóa cấp 2.
- GV sử dụng câu hỏi: Nêu nguyên nhân làm cho sông ngòi Việt Nam bị ô nhiễm. HS có thể điền tiếp từ khóa: Nguyên nhân : do nước thải, rác thải của các nhà máy công nghiệp của các khu dân cư chưa sử lý; do mất rừng; khai thác hải sản bằng các phương tiện có tính hủy diệt; do lượng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu quá dư thừa trên đồng ruộng.
-GV sử dụng câu hỏi: Nêu biện pháp hạn chế sự ô nhiễm của sông ngòi? HS điền tiếp từ khóa: Biện pháp và HS lần lượt trình bày các biện pháp: xử lý nước thải bảo vệ rừng; nghiêm cấp các phương tiện đánh bắt có tính hủy diệt; hạn chế sử dụng phận bón và thuốc trừ sâu.
 Mạng lưới: Dày đặc.
 Đặc điểm Hướng chảy: TB- ĐN và vòng cung. 
 Chế độ nước: Theo mùa. 
 Hàm lượng phù sa: Lớn. 
 Do khí hậu 
 Do địa hình có hai hướng chính.
 Sông ngòi V.Nam Nguyên nhân Do có chế độ mưa theo mùa
 Các h.thống sông có d. tích lưu vực lớn.
 Cung cấp nước cho đ.sống và sản xuất.
 Giá trị Bồi đắp phù sa cho các đồng bằng.
 Giao thông, du lịch, thủy điện.
 Nguyên nhân ô nhiễm: Mất rừng,rác và nước thải 
 Biện pháp: Bảo vệ rừng,xử lí rác nước thải. 
 * Kĩ năng hướng dẫn HS sử dụng sơ đồ tư duy hoàn thành khuyết thiếu để tổng kết bài học;ôn tập.. + Hướng dẫn HS sử dụng sơ đồ tư duy ôn tập tiết 7 (Địa lí lớp 8).
 Vị trí địa lí
 Địa hình
 Khí hậu
 Tự nhiên Sông ngòi
 Cảnh quan tự nhiên
 Khoáng sản 
Châu Á Số dân
 Mật độ dân số
 Sự phân bố dân cư
 Dân cư-XH Tỉ lệ gia tăng tự nhiên
 Thành phần chủng tộc 
 Tôn giáo
+ Hướng dẫn HS sử dụng sơ đồ tư duy củng cố bài 24 tiết 25: Vùng biển Việt Nam (Địa lí lớp 8).
 Diện tích giới hạn Chế độ gió
 Khí hậu Chế độ nhiêt
 Đặc điểm Chế độ mưa
Biển Việt Nam Dòng biển
 Hải văn Chế độ triều 
 Độ muối
 Tài nguyên biển
 Môi trường biển
 Hoạt động dạy và học sẽ được thực hiện như sau : 
- GV giao nhiệm vụ cho HS (có thể chia nhóm hoặc cá nhân): Dùng các cụm từ ngắn gọn để điền các thông tin còn thiếu và vẽ thêm hình ảnh liên tưởng cho sơ đồ tư duy, sau đó trình bày trước cả lớp nội dung của sơ đồ tư duy. 
- Trong quá trình HS trình bày, GV có thể yêu cầu HS giải thích ý nghĩa của các hình vẽ liên tưởng để các HS khác có thể học tập cách sử dụng hình ảnh của bạn trong một không khí học tập vui vẻ, củng cố sự tự tin và nâng cao hiệu quả vẽ sơ đồ tư duy cho HS. Như vậy: Dùng sơ đồ tư duy khuyết thiếu để kiểm tra việc nắm kiến thức của HS sau bài học, hoặc hệ thống hóa kiến thức bài ôn tập sẽ giúp cho GV tiết kiệm được thời gian mà vẫn đánh giá được chính xác cả phần hiểu và phần nhớ của HS đối với nội dung bài học, tránh được tình trạng học “vẹt”.
4. Kết quả.
Sau khi tiến hành hướng dẫn HS sử dụng sơ đồ tư duy trong quá trình
 giảng dạy địa lí ở một số khối lớp ở trường THCS Minh Lộc tôi nhận thấy HS đã sử dụng thành thạo và linh hoạt sơ đồ tư duy trong quá trình học tập và đã mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ. Học sinh học được phương pháp học tập, tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư du, phát huy tối đa tính sáng tạo, lôi cuốn học sinh tham gia vào bài giảng, HS hiểu bài, nhớ lâu, tình trạng học thuộc lòng, học vẹt không còn nữa ... sau mỗi bài, mỗi chương, mỗi nội dung ... HS có khả năng thiết lập được sơ đồ tư duy theo cách hiểu của mình. Điều đặc biệt sau khi tiến hành hướng dẫn HS sử dụng sơ đồ tư duy trong quá trình giảng dạy địa lí đã tạo điều kiện phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của học sinhqua đó, các em tự chiếm lĩnh kiến thức mới một cách nhẹ nhàng, tự nhiên với hứng thú học tập thoải mái. 
 Khi sử dụng sơ đồ tư duy trong quá trình giảng dạy môn địa lí ở trường THCS, tôi nhận thấy bài giảng rất nhẹ nhàng mà lại bảo đảm tính hệ thống, đủ nội dung, làm rõ trọng tâm, rất phù hợp với đặc trưng bộ môn, với nội dung và kiểu bài lên lớp, sử dụng và kết hợp tốt các phương tiện, thiết bị dạy học. Đặc biệt trong quá trình giảng dạy tôi đã tổ chức điều khiển HS học tập tích cực, chủ động, phù hợp với nội dung của kiểu bài, với các đối tượng HS, HS hứng thú học tập. Đa số các em hiểu bài và biết vận dụng kiến thức
 Với kết quả rất tích cực và khả quan sau những lần kiểm tra khảo sát chất lượng và đặc biệt sau những tiết dự giờ rút kinh nghiệm của tổ chuyên môn vấn đề sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy đã được áp dụng rộng rãi trong tổ .
 Cụ thể: Học kì I năm học 2017-2018 khối 8 trường THCS Minh Lộc gồm có 5 lớp, lớp 8, 8B, 8C tôi áp dụng đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực - Đó là sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy môn địa lí .Còn lớp 8D, 8E tôi giảng dạy theo phương pháp truyền thống. Kết quả sau khi dạy tiết 2.Bài 2: Khí hậu Châu Á như sau:
Lớp
Sĩ số
Chất lượng
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A
38
18
47,4
18
47,4
2
5,3
0
0
0
0
8B
36
16
44,4
17
47,2
3
8,3
0
0
0
0
8C
40
14
35
19
47,5
7
17,5
0
0
0
0
8D
37
7
18,9
10
27
15
40,5
5
13,5
0
0
8E
37
6
16,2
8
21,6
13
35,1
10
27
0
0
 Qua bảng kết quả trên tôi nhận thấy việc sử dụng sơ đồ tư duy trong quá trình giảng dạy địa lí là rất cần thiết và thiết thực phù hợp với thực tiễn giáo dục ngày nay. 
III. KÊT LUẬN.
1.Kết luận:
 Sơ đồ tư duy có thể sử dụng trong các bài học, môn học và các cấp học, với các mức độ và nội dung khác nhau. Để đảm bảo sơ đồ tư duy phát huy được tác dụng giúp cho học sinh phát triển tư duy, ghi nhớ kiến thức một cách cụ thể, chính xác theo cấu trúc trật tự logic của vấn đề/ nội dung/chủ đề, giáo viên phải chuẩn bị nội dung câu hỏi khơi gợi để học sinh động não phát triển bổ sung ý kiến. Trong quá trình phát triển ý tưởng, các ý kiến của học sinh đều được tôn trọng và ghi nhận, sau đó giáo viên gợi ý để học sinh tự sắp xếp, điều chỉnh hoàn thiện sơ đồ. Như vậy giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, học sinh là chủ thể của hoạt động, 
Liên kết:KQXSMB
Alternate Text Gọi ngay