Sơ đồ tư duy môn Lịch Sử 12 Bài 15 và Bài tập trắc nghiệm (Có đáp án)
Sơ đồ tư duy môn Lịch Sử 12 bài 15 và bài tập trắc nghiệm (Có đáp án) – Bài 15: PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 – 1939. Sau đây Trung tâm Gia sư Đà Nẵng chia sẻ các em học sinh đang ôn thi THPT Quốc Gia, tài liệu học Lịch sử 12 theo sơ đồ tư duy và làm bài tập trắc nghiệm theo bài. Với sơ đồ tư duy theo sự kiện Lịch sử giúp các em học và nhớ kiến thức một cách khoa học hơn. Ngoài ra còn có bộ các câu hỏi trắc nghiệm đi cùng giúp các em kiểm tra lại kiến thức.
Sơ đồ tư duy môn Lịch Sử 12 bài 15 và bài tập trắc nghiệm (Có đáp án) – Bài 15: PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 – 1939
Phân Mục Lục Chính
- Sơ đồ tư duy lịch sử 12 và Trắc nghiệm lịch sử 12 từng bài có đáp án
- Sơ đồ tư duy lịch sử 12 Bài 15: PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 – 1939
- 1. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 15 chi tiết
- Tóm tắt lý thuyết lịch sử 12 Bài 15: PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 – 1939
- CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 12 Bài 15: PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 – 1939
- Sơ đồ tư duy lịch sử 12 và Trắc nghiệm lịch sử 12 từng bài có đáp án
- Hướng dẫn phụ huynh tuyển Gia sư dạy kèm tại nhà ở Đà Nẵng
- Giới thiệu về Hội Gia sư Đà Nẵng – Trung tâm gia sư dạy kèm tại nhà
Sơ đồ tư duy lịch sử 12 và Trắc nghiệm lịch sử 12 từng bài có đáp án
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 thi THPT Quốc gia ( Có đáp án )
Hội Gia sư Đà Nẵng chỉ tổng hợp và chia sẻ tài liệu học tập.
Chúng tôi KHÔNG giải thích và KHÔNG giải bài tập giúp nhé.
Mong các bạn thông cảm nha.
Sơ đồ tư duy lịch sử 12 Bài 15: PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 – 1939
1. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 15 chi tiết
Sơ đồ tư duy môn Lịch Sử 12 bài 15
Tóm tắt lý thuyết lịch sử 12 Bài 15: PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 – 1939
I. Tình hình thế giới và trong nước
1. Tình hình thế giới
- Đầu những năm 30 của thế kỉ XX, thế lực phát xít cầm quyền ở Đức, Ý, Nhật Bản chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.
- Tháng 7-1935, Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII, xác định nhiệm vụ chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình, thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi.
- Tháng 6-1936, Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền, thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa
2. Tình hình trong nước
a. Về chính trị
- Ở Việt Nam nhiều đảng phái hoạt động, trong đó Đảng Cộng sản Đông Dương là chính đảng mạnh nhất.
b. Về kinh tế:
- Pháp tăng cường khai thác thuộc địa để bù đắp thiệt hại cho kinh tế của “chính quốc”.
c. Về xã hội
- Đời sống của nhân dân gặp khó khăn, nên họ hăng hái tham gia đấu tranh đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
II.Phong trào dân chủ 1936 – 1939
1. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7/1936
a, Nội dung hội nghị
- Hội nghị họp tại Thượng Hải (TQ) do đồng chí Lê Hồng Phong Tổng bí thư của Đảng chủ trì
- NV chiến lược: Chống đế quốc, chống phong kiến
- NV trực tiếp: Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ…
- Kẻ thù trước mắt: Thực dân phản động Pháp và tay sai
- PP đấu tranh: Kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
- Chủ trương: Thành lập Mặt trận Thống nhất Nhân dân phản đế Đông Dương.
b. Ý nghĩa hội nghị
- Hội nghị đã đánh dấu sự điều chỉnh về chủ trương sách lược đấu tranh của Đảng trước tình hình mới
- Mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc ta.
2. Những phong trào đấu tranh tiêu biểu
a. Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ
- Phong trào Đông Dương Đại hội (8/1936)…
- Phong trào đón Gôđa và Brêviê năm 1937…
- Tiêu biểu cuộc đấu tranh ngày 1-5-1938 ở Hà Nội …
b. Đấu tranh nghị trường: Mặt trận Dân chủ Đông Dương đã đưa người ra tranh cử vào các cơ quan chính quyền thực dân…
c. Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí công khai:SGK
3. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936-1939
a. Ý nghĩa lịch sử
- Quần chúng Được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng
- Phong trào đã động viên, giáo dục, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
- Đập tan những luận điệu xuyên tạc, những hành động phá hoại của các thế lực phản động khác.
b. Bài học kinh nghiệm
- Xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất.
- Tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.
- Đảng thấy được hạn chế trong công tác mặt trận, vấn đề dân tộc…
- Phong trào dân chủ 1936-1939, là 1 cuộc tập dượt chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 12 Bài 15: PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 – 1939
Câu 1. Đại hội VII Quốc tế Cộng sản (7-1935) đã xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của giai cấp công nhân thế giới là
A. chủ nghĩa phát xít.
B. chủ nghĩa thực dân.
C. chủ nghĩa đế quốc.
D. chủ nghĩa thực dân, đế quốc.
Câu 2. Trong thời kì 1936-1939, Đảng Cộng sản Đông Dương đã chủ trương sử dụng phương pháp đấu tranh dưới hình thức nào?
A. công khai, bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
B. công khai, hợp pháp và bí mật.
C. bí mật và bất hợp pháp.
D. công khai, bí mật, hợp pháp và đấu tranh vũ trang.
Câu 3. Chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 7-1936 là
A. thành lập Mặt trận Thống nhất Nhân dân phản đế Đông Dương.
B. thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương.
C. thành lập Mặt trận dân tộc Đông Dương.
D. thành lập Mặt trận Việt Minh.
Câu 4. Cuộc mít tinh lớn nhất trong cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 diễn ra vào thời gian nào? Ở đâu?
A. 1 – 5 – 1938, tại nhà Đấu Xảo – Hà Nội.
B. 1 – 8 – 1936, tại Quảng trường Ba Đình- Hà Nội.
C. 1 – 5 – 1938, tại Bến Thuỷ, Vinh.
D. 1 – 5 – 1939, tại Hà Nội.
Câu 5. Trong cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939, có hai phong trào tiêu biểu nhất, đó là hai phong trào nào?
A. Phong trào Đông Dương đại hội và phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ.
B. Phong trào đấu tranh trên lĩnh vực báo chí và nghị trường.
C. Phong trào đón Gôđa và đấu tranh nghị trường.
D. Phong trào báo chí và đòi dân sinh dân chủ.
Câu 6: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936) do Lê Hồng Phong chủ trì đã đề ra nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam đó là
A. chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
B. chống phát xít và chiến tranh.
C. chống chế độ phản động ở thuộc địa.
D. đấu tranh đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
Câu 7: Phong trào đấu tranh tiêu biểu nhất nhằm đòi quyền tự do, dân sinh, dân chủ trong thời kỳ 1936 – 1939 là
A. phong trào Đông Dương đại hội.
B. mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế lao động (1/5/1938).
C. vận động đưa người của Mặt trận dân chủ Đông Dương ứng cử vào Viện Dân biểu.
D. xuất bản nhiều tờ báo công khai tiến bộ nhằm tuyên truyền vận động nhân dân đấu tranh.
Câu 8: Ý nghĩa nào sau đây không phải của phong trào 1936 – 1939?
A. Là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. Buộc chính quyền thực dân phải thực hiện một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.
C. Là cuộc tập dượt đầu tiên chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
D. Là cuộc tập dượt thứ hai chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
Câu 9: Lý do thay đổi chủ trương cách mạng của Đảng ta trong những năm 1936-1939 là gì?
A. Tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi.
B. Phát xít Nhật chuẩn bị xâm lược Đông Dương.
C. Thực dân Pháp tăng cường đàn áp nhân dân.
D. Sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản.
Câu 10: Lực lượng tham gia đấu tranh trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939 là
A. đông đảo các tầng lớp nhân dân.
B. tư sản, tiểu tư sản, nông dân.
C. liên minh tư sản và địa chủ.
D. công nhân, nông dân.
Câu 11: Nét nổi bật nhất của cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 là
A. tập hợp được lực lượng công – nông vững mạnh.
B. uy tín và ảnh hưởng của Đảng nâng cao trong quần chúng.
C. tập hợp được một lực lượng chính trị đông đảo; hình thức đấu tranh phong phú.
D. chủ trương của Đảng được phổ biến, trình độ chính trị và công tác của đảng viên được nâng cao.
Câu 12: Ý nghĩa quan trọng nhất của cao trào dân chủ 1936-1939 là gì?
A. Uy tín của Đảng được nâng cao.
B. Cán bộ đảng viên ngày càng trưởng thành, tích lũy nhiều kinh nghiệm.
C. Là cuộc diễn tập thứ hai chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám 1945.
D. Buộc chính quyền thực dân phải thực hiện một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.
Câu 13: Nguyên nhân chủ yếu làm cho cuộc vận động dân chủ 1936-1939 kết thúc là gì?
A. Liên Xô – thành trì của phong trào cách mạng suy yếu do bị chủ nghĩa đế quốc tấn công.
B. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
C. Bọn phản động thuộc địa phản công phong trào cách mạng.
D. Đảng Cộng sản Đông Dương phải rút vào hoạt động bí mật.
Câu 14: Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu của cách mạng trong thời kỳ 1936 – 1939?
A. Chống đế quốc và phong kiến, làm cho nước Việt Nam, độc lập, tư do.
B. Đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai.
C. Đấu tranh đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
D. Chống phát xít, chống chiến tranh.
Câu 15: Đến tháng 3/1938, Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương được đổi tên thành
A. mặt trận Phản đế Đồng minh.
B. mặt trận Phản đế Đông Dương.
C. mặt trận Việt Minh.
D. mặt trận Dân chủ Đông Dương.
Câu 16.Vì sao cao trào dân chủ 1936-1939 được xem là cuộc diễn tập lần thứ hai chuẩn bị cho thắng lợi của cách mạng tháng 8-
1945 ?
A. Trình độ đảng viên được nâng cao.
B. Tư tưởng, chủ trương của Đảng được phổ biến rộng rãi.
C. Buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách của ta.
D. Tập dượt cho quần chúng đấu tranh chính trị, thành lập một đội quân chính trị rộng lớn tập hợp chung quanh Đảng.
Hội Gia sư Đà Nẵng chỉ tổng hợp và chia sẻ tài liệu học tập.
Chúng tôi KHÔNG giải thích và KHÔNG giải bài tập giúp nhé.
Mong các bạn thông cảm nha.
Sơ đồ tư duy lịch sử 12 và Trắc nghiệm lịch sử 12 từng bài có đáp án
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 thi THPT Quốc gia ( Có đáp án )
Hướng dẫn phụ huynh tuyển Gia sư dạy kèm tại nhà ở Đà Nẵng
Thời gian thiết yếu : 5 minutes .
Quy trình phụ huynh tuyển gia sư Đà Nẵng dạy kèm tại nhà
Trong suốt quá trình hỗ trợ tư vấn phụ huynh tuyển gia sư. Chúng tôi KHÔNG YÊU CẦU phí tuyển gia sư nào từ phụ huynh. Phụ huynh chỉ cần thanh toán học phí hàng tháng trực tiếp với gia sư.
- Bước 1: Gọi điện tư vấn tuyển gia sư
Phụ huynh, học sinh có nhu cầu tìm gia sư có thể gọi điện thoại cho Hội Gia sư Đà Nẵng theo số hotline 0934490995. Trung tâm sẽ tiếp nhận các yêu cầu về gia sư, chuyển môn, địa điểm, thời gian, mục tiêu học…
- Bước 2: Trung tâm gia sư tuyển chọn gia sư theo yêu cầu Trong thời hạn 1 – 2 ngày, TT gia sư sẽ lọc list gia sư cộng tác. Sắp xếp gia sư tương thích, phỏng vấn kỹ. Báo cha mẹ về thông tin gia sư, hẹn ngày giờ cho 2 bên gặp.
- Bước 3: Gia sư gặp phụ huynh để nhận suất dạy Gia sư gặp học viên, sắp xếp lịch dạy kèm tại nhà, trao đổi thêm, kiểm tra trình độ học viên, xem những bài tập trên lớp, khuynh hướng tiềm năng dạy và học.
- Bước 4: Gia sư dạy kèm tại nhà theo yêu cầu của phụ huynh và học sinh
Nghiêm túc về giờ giấc và không được làm việc riêng trong giờ dạy.
Gia sư cần phải có trách nhiệm cho sự tiến bộ của học sinh mình dạy.
Giới thiệu về Hội Gia sư Đà Nẵng – Trung tâm gia sư dạy kèm tại nhà
Chúng tôi tư vấn miễn phí phụ huynh tuyển gia sư dạy kèm tại nhà Đà Nẵng.
Chúng tôi luôn đặt chất lượng dạy và học lên hàng đầu, giới thiệu gia sư uy tín dạy các môn, các lớp từ cấp 1, 2, 3, luyện thi lớp 10, luyện thi đại học.
Phụ huynh đừng quá lo lắng địa chỉ Hội Gia sư Đà Nẵng xa nhà của quý phụ huynh. Trong danh sách sinh viên cộng tác làm gia sư dạy kèm tại nhà, chúng tôi luôn sẵn sàng hàng trăm gia sư với tiêu chí:
- Trong khu vực gần nhà phụ huynh để tiện gia sư di chuyển
- Phù hợp với yêu cầu của phụ huynh về giới tính, kỹ năng, kinh nghiệm, chuyên môn
- Gia sư vui vẻ, nhiệt tình thân thiện.
- Xác định dạy kèm tại nhà cho học sinh lâu dài theo thời gian yêu cầu của phụ huynh.
Hội Gia sư Đà Nẵng tự hào là Trung tâm gia sư dạy kèm tại nhà uy tín với phụ huynh và gia sư
Tư vấn miễn phí phụ huynh tuyển gia sư dạy kèm tại nhà, giới thiệu gia sư nhiệt tình, hiệu quả.
Điện thoại: 0934490995
Địa chỉ: 159 Yên Khê 2, Thanh Khê, Đà Nẵng, Việt Nam
Website: https://suachuatulanh.edu.vn
Facebook: https://facebook.com/hoigiasudanang
Google Maps: https://g.page/HoiGiasuDaNang
Gia sư dạy kèm tại nhà ở Đà Nẵng
( Visited 1.613 times, 1 visits today )
Source: https://suachuatulanh.edu.vn
Category : Tư Vấn Hỗ Trợ