Cách sử dụng dung dịch sát khuẩn tại nhà
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Toán – Bác sĩ Hồi sức – Cấp cứu – Khoa Hồi sức Cấp cứu – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng
Điều kiện vệ sinh nhà ở kém làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nói riêng và sức khỏe con người nói chung. Vậy ngoài các biện pháp vệ sinh cá nhân, thì vệ sinh nơi ở là biện pháp cần thiết. Bài viết sau sẽ hướng dẫn Cách sử dụng dung dịch sát khuẩn tại nhà để phòng ngừa các nguy cơ gây bệnh.
Bạn đang đọc: Cách sử dụng dung dịch sát khuẩn tại nhà
1. Trong trường hợp nào thì sử dụng các dung dịch sát khuẩn tại nhà là cần thiết?
Đầu tiên ngôi nhà cần được thông khí tốt, thoáng mát và thật sạch. Đây chính là yếu tố quan trọng nhất để diệt trừ các vi trùng, nấm mốc và các mầm bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra thì bạn hoàn toàn có thể khử khuẩn, tiệt khuẩn nhà bằng các dung dịch có tính sát khuẩn theo định kỳ ( hoàn toàn có thể 1 tuần / lần, hoặc 2 tuần 1 lần ) .
Trong trường hợp nhà bạn có người ốm, mắc các bệnh truyền nhiễm như cúm A, tay chân miệng, tiêu chảy,… thì việc sử dụng các dung dịch sát khuẩn tại nhà là vô cùng quan trọng để phòng mầm bệnh sinh sôi và lây sang các thành viên khác của gia đình.
Ngoài ra trong trường hợp nhà có người mắc các bệnh mãn tính như ung thư, tai biến mạch máu não, viêm đường hô hấp mãn tính thì việc khử khuẩn nhà giúp mang đến một môi trường sống trong lành, tốt cho sức khỏe người bệnh.
2. Sát khuẩn tại nhà bao gồm những thực hành nào?
Đối với cá nhân: sát khuẩn tay, sát khuẩn quần áo nếu có người nhiễm bệnh, sát khuẩn đồ chơi của bé.
Đối với cả gia đình: sát khuẩn các dụng cụ, vật dụng trong nhà, lau sạch nền nhà bằng các dung dịch sát khuẩn và các vị trí cần thiết khác.
3. Sát khuẩn cá nhân bao gồm các thực hành nào?
- Sát khuẩn tay: có thể bằng xà phòng rửa tay hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh có chứa cồn. Cần phải rửa tay với xà phòng ít nhất 20 giây dưới vòi nước sạch, nhiều lần trong một ngày. Trong trường hợp đi đến những nơi không có điều kiện để rửa tay thì dùng dung dịch sát khuẩn tay nhanh có chứa cồn, hay còn gọi là dung dịch rửa tay khô thay thế.
- Sát khuẩn các đồ dùng ,vật dụng trong nhà, mặt bàn, mặt ghế hoặc các nơi nghi ngờ có mầm bệnh: các bạn có thể dùng dung dịch cồn y tế 700 hoặc 900 để sát khuẩn các dụng cụ trong nhà hoặc mặt bàn, mặt ghế nếu nghi ngờ các vật dụng đó có thể bị nhiễm khuẩn các chất dịch tiết của người bệnh (hoặc khách đến chơi nhà) do động tác ho, hắt hơi, xì mũi của người bệnh.
- Đối với quần áo của người bệnh, hoặc quần áo sau khi tiếp xúc, chăm sóc người bệnh truyền nhiễm: cần phải giặt sạch bằng xà phòng, sau đó phơi khô dưới ánh nắng hoặc đem sấy để diệt khuẩn.
4. Lau nhà bằng các dung dịch sát khuẩn thế nào cho đúng cách?
Các dung dịch sát khuẩn dùng để lau nhà: hai loại dung dịch sát khuẩn có thể dùng để khử khuẩn nhà bao gồm cloramin B và nước javel
- Đối với bột cloramin B bạn có thể mua tại các cửa hàng hóa chất. Tỷ lệ pha bột này có thể dùng là 1 thìa cà phê pha với 1 lít nước, sau đó dùng lau nhà. Trong trường hợp nhà có người mắc bệnh truyền nhiễm thì nên tuân theo các hướng dẫn của nhân viên y tế hoặc nhân viên phòng dịch (tỷ lệ pha có thể tăng lên thành 5 muỗng cà phê bột cloramin B và 1 lít nước). Tuy nhiên việc sử dụng bột cloramin B để lau nhà mang lại khá nhiều phiền toái ở cả khâu bảo quản và trong quá trình sử dụng. Cloramin B phải được bảo quản trong hộp kín, tránh ánh nắng chiếu vào, nếu tiếp xúc với ánh sáng sẽ mất tác dụng. Ngoài ra mùi của dung dịch pha chế này tương đối khó chịu, gây bất tiện cho các thành viên trong gia đình.
- Dung dịch lau nhà sát khuẩn bằng nước Javel: bạn có thể mua dung dịch nước Javel hay còn gọi là nước tẩy trắng quần áo tại các cửa hàng tạp hóa, siêu thị. Lưu ý bạn cần mua nước tẩy trắng quần áo chứ không mua nước tẩy dành cho quần áo màu do thành phần của hai loại này khác nhau và nước tẩy quần áo màu không có tác dụng khử khuẩn. Tỷ lệ pha nước Javel để khử khuẩn thì bạn pha chế theo hướng dẫn ghi ở nhãn mác sản phẩm. Ví dụ bạn có thể pha theo hướng dẫn, sau đó ngâm đồ chơi của bé, hoặc có thể dùng lau bàn ghế, cầu thang,… Trong trường hợp bạn muốn pha dung dịch nước Javel để lau nhà thì bạn có thể pha lượng nước gấp đôi lên so với hướng dẫn, ví dụ thay vì 1 nắp chai pha với 1 lít nước thì bạn có thể pha 1 nắp chai với 2 lít nước. Sau đó bạn có thể dùng dung dịch này để lau nhà hàng tuần hoặc 2 lần trong 1 tuần.
Khi lau nhà thì bạn hãy lau bằng nước lau nhà trước, sau khi lau sạch nhà bằng nước lau nhà bạn dùng nước Javel đã pha ở trên để lau lại 1 lượt nữa rồi chờ khô. Lưu ý không lau lại 1 lần nữa với nước sạch, mùi của nước Javel hoàn toàn có thể bay nhanh khi bạn Open cho ánh sáng chiếu vào nhà .
Đối với bệnh viện thì các công tác khử khuẩn được thực hiện rất chặt chẽ bằng các dung dịch sát khuẩn đặc biệt. Do bệnh viện là nơi nhiều bệnh nhân tới khám bệnh và điều trị nên công tác khử khuẩn, tiệt khuẩn phải vô cùng chặt chẽ để tránh lây nhiễm chéo. Tuy nhiên khi khử khuẩn tại nhà chúng ta chỉ cần áp dụng các phương pháp nêu trên là đủ đảm bảo một môi trường sống trong lành, bảo vệ thành viên gia đình khỏi các tác nhân gây bệnh.
5. Kết luận
Sử dụng các dung dịch sát khuẩn và các biện pháp tiệt khuẩn tại nhà theo định kỳ hoặc khi có người ốm là rất quan trọng. Môi trường trong nhà là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe của con người, đặc biệt là trong mùa dịch hoặc khi đang có dịch bệnh thì việc giữ một ngôi nhà sạch sẽ, tiệt khuẩn, giảm thiểu mầm bệnh có tác dụng tốt để phòng bệnh.
Source: https://suachuatulanh.edu.vn
Category : Nhà Cửa