Cơ Chế Bắt Mồi Của Cây Nắp Ấm

28/11/2022 admin

CƠ CHẾ BẮT MỒI CỦA CÂY NẮP ẤM

Cây ăn thịt, với tên chính xác chính xác hơn là “cây bắt mồi” là một loại thực vật đặc biệt hơn các loại thực vật khác, gọi là hoa nhưng thực chất những bông hoa của nó là do biến đổi mà thành. Do điều kiện sinh trên các môi trường khắc nghiệt tại những nơi đất mỏng và nghèo dinh dưỡng, các loại cây bắt mồi đặc biệt ở chỗ nó không chỉ quang hợp tổng hợp chất dinh dưỡng từ khí cacbonic và ánh sáng mà nó còn tìm kiếm thêm chất dinh dưỡng bằng việc bẫy và tiêu hóa các động vật đơn bào, côn trùng, thậm chí là động vật có vú nhỏ. Hiện tại trồng cây bắt mồi làm cây cảnh lại đang là một thú chơi khá độc đáo của những người chơi cây.

Bạn đang đọc: Cơ Chế Bắt Mồi Của Cây Nắp Ấm


Cây nắp ấm

Cây nắp ấm còn có tên là cây bình nước, trư lung thảo. Tên khoa học là Nepenthes mirabilis. Loại cây bắt mồi này thường mọc ở những vùng nhiệt đới, phân bố chủ yếu ở phía  nam Trung Quốc và Việt Nam. Một số được tìm thấy ở các đảo của Indonesia, Philipin, Australia, New Jealand, Srilanka và Madagasca.

Nắp ấm có độ dài nhỏ từ 5-6 mm đến độ dài lớn tới 5 m. Cây nắp ấm có thường có hai loại ấm, một loại lớn mọc ở bên dưới gốc cây và loại ấm nhỏ mọc ở phía trên. Loài này thường ra vào tháng 5-6 và có quả tháng 11-12 .

Xem thêm: CÁCH ĐUỔI CÔN TRÙNG TRONG NHÀ ĐƠN GIẢN VÀ KHÔNG ĐỘC HẠI

Cơ chế bắt mồi của cây nắp ấm

Các cây thuộc họ nắp ấm tự tiết ra những chất lỏng để thu hút con mồi, đồng thời bên trong thành của nắp ấm có lớp sáp trơn để con mồi rơi vào đó không thể thoát được ra ngoài. Khi con mồi bị chất lỏng do nắp ấm tiết ra thu hút và vào bên trong, không thể thoát ra được thì nắp ấm sẽ đóng lại và enzim trong chất lỏng sẽ tiêu hóa con mồi. Sự hoạt động của cái nắp liên quan đến ứng động không sinh trưởng, một loại vận động của thực vật liên quan đến các tế bào mà không có tác dụng đến sự sinh trưởng của thực vật (cơ chế cụp lá của cây Trinh nữ cũng là ứng động không sinh trưởng…).

Ngoài bắt mồi, cây nắp ấm còn là một hệ sinh thái thu nhỏ, với tảo, giun tròn, những vi trùng đơn bào và đa bào, ấu trùng của ruồi, muỗi … sống bên trong .
Hay nắp ấm cũng có mối quan hệ cộng sinh với loài dơi. Dơi sẽ nghỉ ngơi nhờ nắp ấm, còn nắp ấm sẽ hấp thụ dinh dưỡng từ phân dơi .

cay nap am va doi cong sinh

Công Dụng Của Cây Nắp Ấm

cay nap am

Nắp ấm có thể làm thuốc trong y học dân gian, có vị ngọt, nhạt, tính mát, dùng tiêu đờm, tiêu viêm, hạ huyết áp. Theo y học dân gian, nắp ấm có thể dùng trị tiêu chảy và các bệnh về gan, loét dạ dày, sỏi thận, đái tháo đường…Chú ý không dùng cho phụ nữ có thai.Công dụng của cây Nắp ấm

Cây nắp ấm và một số loài cây bắt mồi khác được những người chơi cây cảnh sưu tầm và làm cây cảnh nội thất hoặc ngoại thất  vì sự khác lạ của nó. Thú chơi cây bắt mồi rộ lên ở nhiều nơi nhưng có một lưu ý là cây bắt mồi có thể gây dị ứng cho người tiếp xúc. Vậy nên những ai có thú chơi những loại cây này chú ý về vấn đề dị ứng mà những loại cây này gây cho cơ thể.

Để biết thêm thông tin chi tiết về đặc điểm, ý nghĩa địa điểm mua cây bắt mồi, mời các bạn bấm TẠI ĐÂY.

Nguồn Internet

Alternate Text Gọi ngay