Lạc vào thế giới cây “ăn thịt”

28/11/2022 admin
Cây “ăn thịt” hay đúng hơn là cây bắt mồi (carnivorous plant) là những loại cây nhận một phần hoặc hầu hết các chất dinh dưỡng (nhưng không phải năng lượng) cho chúng từ việc bẫy và tiêu hóa động vật hoặc sinh vật đơn bào, tiêu biểu như côn trùng và các động vật chân đốt khác. Các loài cây “ăn thịt” dường như đã phải biến đổi để thích với việc sinh trưởng tại những nơi đất mỏng hoặc nghèo chất dinh dưỡng, đặc biệt là nitơ, như đầm lầy axit và lớp đất trồi lên trên bề mặt đá.

Hãy cùng trang Livesciences điểm lại một số loại cây bắt mồi “nổi tiếng” nhất:


Cho đến nay, vẫn còn một vài bí ẩn về các loài cây bắt mồi, ví dụ như việc cây trong ảnh đánh bẫy một con ếch cây Thái Bình Dương. Cây bẫy ruồi Venus là một trong số ít các cây bắt mồi có thể di chuyển đủ nhanh để tóm gọn các côn trùng và đôi khi cả những động vật có vú nhỏ để tiêu hóa.


Được tìm thấy trên hầu hết các châu lục ngoại trừ châu Nam Cực, cây gọng vó gài bẫy để các con mồi dính vào lông tuyến màu hồng, chứa chất nhầy dính của chúng và sau đó hấp thụ các chất dinh dưỡng của côn trùng.


Một con kiến đang bò tiến theo hướng nguy hiểm vào “dạ dày” một cây bắt mồi.


Cây bắt ruồi Venus phát triển mạnh trên đất bạc màu vì chúng có thể thu thập thêm các chất dinh dưỡng từ thịt côn trùng và nhện. Những chiếc lông nhỏ bé trên các bẫy giống như vỏ sò của chúng khiến bẫy sập lại khi kích hoạt. Các enzym sau đó tiêu hóa con mồi và quá trình này mất tới vài ngày.Ngoài các xúc tu màu hồng sáng, cây gọng vó còn sản sinh ra những bông hoa nhỏ màu trắng.


Giống như cây bắt ruồi Venus, cây gọng vó có thể di chuyển các phần phụ
giống như xúc tu của chúng để đối phó với với sự kích thích của con mồi.
Tuy nhiên, so với cây bắt ruồi ruồi Venus, cây gọng vó di chuyển tương
đối chậm hơn, vì vậy họ phụ thuộc vào chất nhờn dính bẫy côn trùng.


Vẻ đẹp của cây rắn hổ mang (cobra lily) che giấu nỗi kinh hoàng. Các côn
trùng bị mùi ngọt ngào của mật hoa thu hút vào phần lá hình cái ấm và
bị lạc trong một mê cung các lồi ra giả mạo. Chẳng mấy con mồi sống sót
thoát ra ngoài. Thay vào đó, đa phần chúng bị trượt qua chiếc ống trơn
xuống một vũng nước đầy vi khuẩn, nơi con mồi bị biến thành thức ăn của
cây.


Loài cây nắp ấm Sarrancenia minor thường mọc ở các vùng ven biển từ
Florida tới Bắc Carolina, Mỹ. Các miếng nắp ấm để hé cho ánh sáng lọt
vào, có lẽ nhằm để thu hút côn trùng tiến sâu vào trong.


Băng giá hiếm hoi ở hạt Hillsborough, bang Florida, Mỹ đã phủ băng lên các xúc tu của cây gọng vó này.


Một loại cây nắp ấm khác, Nepenthes rafflesiana elongata, đã phát triển
thành một chỗ ngủ lý tưởng các con dơi nhỏ. Mối quan hệ này khiến đôi
bên cùng có lợi: Dơi có chỗ nghỉ ngơi vào ban ngày và cây nắp ấm nhận
chất dinh dưỡng từ phân chim.


Một số cây bắt mồi có một cách tương đối sáng tạo trong việc điều chỉnh nguồn cung dinh dưỡng. Cấy nắp ấm Nepenthes lowii ở Borneo thu hút chuột cây bằng mùi mật ngọt ngào. Nếu cần đi đại tiện trong lúc ăn, các con chuột cây sẽ chọn vị trí hoàn hảo trên cây nắp ấm. Tổng cộng, các cây nắp ấm đã nhận được từ 57% – 100% lượng nitơ của chúng từ phân chuột.


Bẫy của cây rong bắt mồi Utricularia vulgaris khép lại nhanh gấp 100 lần so với cây bắt ruồi Venus, theo một nghiên cứu năm 2011 của Philippe Marmottant và các cộng sự. Các bẫy của loài cây này chỉ dài một vài milimét nhưng tạo ra một lực hút gấp 600 lần so với trọng lực, tóm bẫy các động vật giáp xác nhỏ dưới nước và những con mồi không may mắn khác.

  • Thanh Bình 

Hãy cùng trang Livesciences điểm lại một số loại cây bắt mồi “nổi tiếng” nhất:Cho đến nay, vẫn còn một vài bí ẩn về các loài cây bắt mồi, ví dụ như việc cây trong ảnh đánh bẫy một con ếch cây Thái Bình Dương. Cây bẫy ruồi Venus là một trong số ít các cây bắt mồi có thể di chuyển đủ nhanh để tóm gọn các côn trùng và đôi khi cả những động vật có vú nhỏ để tiêu hóa.Được tìm thấy trên hầu hết các châu lục ngoại trừ châu Nam Cực, cây gọng vó gài bẫy để các con mồi dính vào lông tuyến màu hồng, chứa chất nhầy dính của chúng và sau đó hấp thụ các chất dinh dưỡng của côn trùng.Một con kiến đang bò tiến theo hướng nguy hiểm vào “dạ dày” một cây bắt mồi.Cây bắt ruồi Venus phát triển mạnh trên đất bạc màu vì chúng có thể thu thập thêm các chất dinh dưỡng từ thịt côn trùng và nhện. Những chiếc lông nhỏ bé trên các bẫy giống như vỏ sò của chúng khiến bẫy sập lại khi kích hoạt. Các enzym sau đó tiêu hóa con mồi và quá trình này mất tới vài ngày.Ngoài các xúc tu màu hồng sáng, cây gọng vó còn sản sinh ra những bông hoa nhỏ màu trắng.Giống như cây bắt ruồi Venus, cây gọng vó có thể di chuyển các phần phụ giống như xúc tu của chúng để đối phó với với sự kích thích của con mồi. Tuy nhiên, so với cây bắt ruồi ruồi Venus, cây gọng vó di chuyển tương đối chậm hơn, vì vậy họ phụ thuộc vào chất nhờn dính bẫy côn trùng.Vẻ đẹp của cây rắn hổ mang (cobra lily) che giấu nỗi kinh hoàng. Các côn trùng bị mùi ngọt ngào của mật hoa thu hút vào phần lá hình cái ấm và bị lạc trong một mê cung các lồi ra giả mạo. Chẳng mấy con mồi sống sót thoát ra ngoài. Thay vào đó, đa phần chúng bị trượt qua chiếc ống trơn xuống một vũng nước đầy vi khuẩn, nơi con mồi bị biến thành thức ăn của cây.Loài cây nắp ấm Sarrancenia minor thường mọc ở các vùng ven biển từ Florida tới Bắc Carolina, Mỹ. Các miếng nắp ấm để hé cho ánh sáng lọt vào, có lẽ nhằm để thu hút côn trùng tiến sâu vào trong.Băng giá hiếm hoi ở hạt Hillsborough, bang Florida, Mỹ đã phủ băng lên các xúc tu của cây gọng vó này.Một loại cây nắp ấm khác, Nepenthes rafflesiana elongata, đã phát triển thành một chỗ ngủ lý tưởng các con dơi nhỏ. Mối quan hệ này khiến đôi bên cùng có lợi: Dơi có chỗ nghỉ ngơi vào ban ngày và cây nắp ấm nhận chất dinh dưỡng từ phân chim.Một số cây bắt mồi có một cách tương đối sáng tạo trong việc điều chỉnh nguồn cung dinh dưỡng. Cấy nắp ấm Nepenthes lowii ở Borneo thu hút chuột cây bằng mùi mật ngọt ngào. Nếu cần đi đại tiện trong lúc ăn, các con chuột cây sẽ chọn vị trí hoàn hảo trên cây nắp ấm. Tổng cộng, các cây nắp ấm đã nhận được từ 57% – 100% lượng nitơ của chúng từ phân chuột.Bẫy của cây rong bắt mồi Utricularia vulgaris khép lại nhanh gấp 100 lần so với cây bắt ruồi Venus, theo một nghiên cứu năm 2011 của Philippe Marmottant và các cộng sự. Các bẫy của loài cây này chỉ dài một vài milimét nhưng tạo ra một lực hút gấp 600 lần so với trọng lực, tóm bẫy các động vật giáp xác nhỏ dưới nước và những con mồi không may mắn khác.

Alternate Text Gọi ngay