Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi – Bluecare Blog
Hướng dẫn về quy trình chi tiết kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi sau sẽ giúp bạn nắm bắt rõ và dễ dàng hơn trong công việc của mình.
Phân Mục Lục Chính
Nhận định:
* Hỏi bệnh:
– Tiền sử người bệnh có hút thuốc không? Hút bao nhiêu năm? Mỗi ngày hút khoảng bao nhiêu điếu?
– Hỏi nghề nghiệp? địa điểm sinh sống và môi trường sống?
– Tiền sử gia đình có ai mắc bệnh ung thư không?
– Tình trạng bệnh: Bệnh khởi phát như thế nào? Thời gian bao nhiêu? hỏi các triệu chứng?
+ Ho từ bao giờ? Ho khan hay ho có đờm? Ho có lẫn máu không? Máu màu gì? số lượng máu?
+ Đau ngực: Vị trí, tính chất đau, mức độ đau?
+ Khó thở: Mức độ khó thở, tính chất khỏ thở?
+ Các triệu chứng khác: Đau khớp, nuốt khó, nói khó, chán ăn, có gầy sút
nhanh không, có sốt không?
Khám thực thể:
– Toàn thân: Thể trạng chung? Cân nặng? Tìm dấu hiệu nhiễm khuẩn (xem lưỡi có bẩn không? thân nhiệt?), khám phù, đầu ngón tay, hạch ngoại biên có to không? (chú ý hạch thượng đòn, hạch hố nách).
– Hô hấp: Hình thể lồng ngực? Cơ hô hấp có co kéo không? Đếm tần số thở? Xem số lượng, màu sắc đờm?
– Tuần hoàn: Đếm mạch, đo huyết áp, tiếng tim?
– Tinh thần: Xem người bệnh có chán nản, bi quan, lo lắng không?
– Tham khảo các kết quả xét nghiệm.
Chẩn đoán chăm sóc:
– Đau do khối u xâm lấn vào màng phổi, thành ngực hay trung thất. Có thể đau do thủ thuật.
– Khó thở do khối u làm tắc phế quản và do tăng tiết dịch phế quản hoặc do tràn dịch màng phổi.
– Dinh dưỡng: Suy dinh dưỡng do tăng chuyển hoá; chán ăn do bệnh tật, lo lắng về bệnh, quy trình điều trị bằng phóng xạ và hóa chất.
– Lo lắng, chán nản, bi quan do cái chết đe dọa.
– Có nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp do tắc nghẽn, do khối u và dịch phế quản và do giảm sức đề kháng của cơ thể.
Lập kế hoạch chăm sóc:
– Làm giảm đau cho người bệnh.
– Làm giảm khó thở cho người bệnh.
– Cải thiện tình trạng dinh dưỡng.
– Chăm sóc về tinh thần.
– Làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Thực hiện chăm sóc:
Giảm đau cho người bệnh :
– Cho người bệnh nghỉ ngơi thoải mái.
– Tăng cường giấc ngủ cho người bệnh.
– Hỗ trợ người bệnh khi làm các thủ thuật.
– Thực hiện y lệnh: Thuốc giảm đau, an thần, thuốc điều trị khối u.(Chú ý theo dõi tác dụng phụ của thuốc)Giảm khó thở cho người bệnh :
– Cho người bệnh nằm đầu cao (tư thế Fowler) để tránh sự tích tụ dịch ở phần trên của cơ thể do chèn ép tĩnh mạch chủ trên.
– Làm sạch dịch ứ đọng ở phế quản bằng cách dẫn lưu tư thế kết hợp với vỗ rung lồng ngực, khuyến khích người bệnh uống nhiều nước.
– Thực hiện thuốc long đờm, kháng sinh theo y lệnh của thầy thuốc. Làm sạch dịch ứ đọng ở phế quản còn có tác dụng chống nhiễm khuẩn đường hô hấp.
– Hướng dẫn người bệnh tập thở sâu để tăng cường sự giãn nở cơ hoành giúp người bệnh thở dễ dàng.
– Nếu khó thở do tràn dịch màng phổi phải báo cho thầy thuốc và chuẩn bị dụng cụ phụ giúp thầy thuốc chọc tháo dịch.
– Theo dõi nhịp thở, tính chất ho, khạc đờm, lượng dịch chọc hút từ màng phổi…Cải thiện về dinh dưỡng cho người bệnh :
– Giải thích cho người nhà và người bệnh hiểu biết tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với diễn biến bệnh.
– Cho người bệnh ăn đủ calo, tăng đạm, cho người bệnh ăn từng bữa nhỏ, nhiều bữa trong ngày, thức ăn có lượng đạm cao như: sữa, trứng, thịt, tôm, cá… Phải thay đổi món ăn để phù hợp với khẩu vị của người bệnh.
– Nếu người bệnh không ăn được phải cho người bệnh ăn bằng sonde và truyền dịch nuôi dưỡng.
– Theo dõi xem người bệnh có ăn hết khẩu phần không? Theo dõi cân nặng.
* Chăm sóc về tinh thần:
– Thường xuyên gần gũi động viên, an ủi người bệnh, giúp người bệnh yên tâm tin tưởng, lạc quan đồng thời cũng chuẩn bị về mặt tư tưởng để người bệnh đối phó với những diễn biến xấu của bệnh.
– Lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của họ để đáp ứng.
– Hạn chế yếu tố Stress.
– Theo dõi những diễn biến về tinh thần, tình cảm để kịp thời chăm sóc.
Giảm nguy cơ nhiễm khuẫn đường hô hấp:
– Làm sạch đường thở và dùng kháng sinh theo y lệnh để chống nhiễm khuẩn.
– Theo dõi nhiệt độ, số lượng màu sắc đờm, công thức bạch cầu, tần số thở, mạch, huyết áp.
Đánh giá kết quả chăm sóc:
Kết quả mong muốn là:
– Người bệnh đỡ ho, đỡ khó thở, đỡ đau.
– Người bệnh không sút cân nhiều.
– Người bệnh không bị nhiễm khuẩn.
– Người bệnh yên tâm, đỡ lo lắng, không bi quan, chán nản.
– Ngủ, nghỉ thoải mái (ngủ được từ 6 giờ trở lên trong ngày).Xem thêm :
Bách khoa về chăm sóc vết thương
Xem thêm: Chăm sóc sau điều trị ung thư dạ dày
Tất tần tật thủ pháp điều dưỡngHưỡng dẫn kỹ thuật chăm sóc bệnh nhân ùn tắc phỗi mãn tính
Bấm vào ảnh để tải App Bluecare
Source: https://suachuatulanh.edu.vn
Category : Dịch Vụ Khác