Báo cáo thực tập dược tại Bệnh viên, Công ty Dược, Nhà thuốc.
Sau đây là mẫu Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp ngành dược với đề tài báo cáo thực tập là Báo cáo thực tập dược tại Bệnh viên, Công ty Dược, Nhà thuốc. Hy vọng đề tài báo cáo này sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo khi viết báo cáo tốt nghiệp của mình. Một số tài liệu có phí, các bạn xem thêm nội dung dưới bài viết để biết cách tải nhé. Nếu các bạn có nhu cầu hỗ trợ viết báo cáo thực tập, các bạn có thể tham khảo quy trình, và bảng giá viết đề tài báo cáo tại bài viết này.
LỜI MỞ ĐẦU Xã hội ngày càng phát triển chính vì vậy đòi hỏi học sinh, sinh viên khi ra trường ngoài việc nắm chắc kiến thức lý thuyết thì quan trọng hơn là phải biết áp dụng lý thuyết vào thực tế nên học đi đôi với hành ngày càng được chú trọng, đặc biệt đói với ngành Dược là một ngành liên quan trực tiếp tới sức khỏe con người. Ngày nay, với xu thế phát triển của đất nước, mọi ngành nghề đòi hỏi phải chuyên nghiêp, có định hướng, mục tiêu rõ ràng, đồng thời phải có kế hoạch hành động thật cụ thể. Qua gần 3 năm học tập tại trường, được sự giúp đỡ và giới thiệu của Khoa, em đã được trải qua đợt thực tế ở 3 có sở: Công ty TNHH MTV 120 ARMEPHACO, Bệnh viện Đa Khoa Xanh Pôn, Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinaphar. Đây là những nơi giúp em có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với thuốc, với cách làm việc của một Dược sĩ và là nơi tạo điều kiện thuận lợi, là nền tảng quan trọng để sau này tốt nghiệp ra trường em làm việc tốt hơn trong chuyên ngành của mình. Sau đây là bản báo cáo kết quả sau khi thực tập tại 3 cơ sở, gồm các phần sau:
8. Báo cáo thực tập Trường Cao đẳng Công nghệ & Thương mại Hà Nội Phan Thị Dung – D27K8 Page 1 CHƯƠNG 1: CÔNG TY TNHH MTV 120 ARMEPHACO I. THÔNG TIN CHUNG Tên cơ sở: Công ty TNHH MTV 120 ARMEPHACO Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0106358934 đăng ký lần đầu: 08/11/2013 Sở Kế Hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội (hoạt động với MST: 0100109191-001 từ 07/10/1996, cấp lại ngày 16/05/2012 Sở Kế Hoach và Đầu tư thành phố Hà Nội với tên Cn CTCP Armephaco – XNDP 120) Loại hình doanh nghiệp: sản xuất và Kinh doanh Dược Phẩm. Địa chỉ: số 118 phố Vũ Xuân Thiều, phường Phức Lợi, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội. Năm đi vào hoạt động: cơ sở tại 118 Vũ Xuân Thiều đi vào hoạt động từ năm 2008 Diện tích: 2000m2 Số lượng cán bộ công nhân viên: 98 người II. SƠ LƯỢC VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 2.1. Quy mô/ công suất Công ty TNHH MTV 120 Armephaco là đơn vị sản xuất, kinh doanh dược phẩm đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” theo khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế giới (GMP-WHO); “Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc” (GLP), “Thực hành tốt bảo quản thuốc” (GSP); được cấp lại giấy chứng nhận tháng 04/2011 và thẩm định lại vào tháng 07/2014. Theo tiêu chuẩn GMP – WHO công ty có hệ thống máy móc thiết bị nhà xưởng đều được thẩm định, quá
9. Báo cáo thực tập Trường Cao đẳng Công nghệ & Thương mại Hà Nội Phan Thị Dung – D27K8 Page 2 trình sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình GMP – WHO từ khâu vệ sinh, đến khâu vận hành pha chế đóng gói đến sản phẩm cuối cùng, và hệ thống xử lý chất thải, nước thải. Sản xuất Dược phẩm là ngành phải đòi hỏi có trình độ khoa học kỹ thuật cao nên Ban lãnh đạo Công ty đặc biệt quan tâm, đầu tư nghiên cứu đổi mới phát triển công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, điển hình là các công nghệ kỹ thuật như: Hiện nay công ty đầu tư thêm máy móc công nghệ sấy cốm thuốc dưới áp suất giảm: Công nghệ này là dùng máy sấy tầng sôi, sấy cốm dưới áp suất giảm làm cho cốm khô nhanh hơn nên chất lượng không bị biến đổi, không gấy bụi, không gây ồn đối với môi trường làm việc. Công nghệ sản xuất thuốc mỡ: Đưa vào công nghệ nhũ hóa tự động bằng thiết bị hiện đại đảm bảo thể chất Kem-Gel không bị biến dạng, chất lượng ổn định. Đưa vào sử dụng một số phụ gia thế hệ mới trong bào chế thuốc viên đảm bảo độ an toàn và nâng cao chất lượng sản phẩm. 2.2. Máy móc, thiết bị Máy đóng ống và hàn thuốc tiêm tự động: Số lượng 1 dây chuyền. Công dụng: Dùng để đóng ống thuốc tiêm, đảm bảo nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng trong sản xuất thuốc tiêm truyền. Tình trạng hoạt động: Tốt Máy rót dung dịch: Số lượng 01 bộ Công dụng: Dùng để rót dung dịch vào chai. Tình trạng hoạt động: Tốt Máy đóng nang tự động: Số lượng 02 máy (bộ) Công dụng: dùng để đóng nang thuốc quy trình khép kín Tình trạng hoạt động: Tốt Máy dập viên: Số lương 04 máy Công dụng: Dùng để dập viên nén (Vận hành và sản xuất theo đúng quy trình GMP – WHO) Tình trạng hoạt động: Tốt Máy trộn lập phương: Số lương: 01 máy Công dụng: Dùng để nhào trộn nguyên liệu và tá dược. Máy nhào cao tốc: Số lượng: 02 máy Công dụng: Dùng để nhào trộn nguyên liệu. Máy ép vỉ: Số lượng 03 máy Công dụng: Dùng để ép vỉ. Máy sấy tầng sôi: Số lượng 02 cái Công dụng: Dùng để sấy cốm. 2.3. Công nghệ sản xuất
10. Báo cáo thực tập Trường Cao đẳng Công nghệ & Thương mại Hà Nội Phan Thị Dung – D27K8 Page 3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất thuốc của Xí nghiệp Dược phẩm 120: Sản phẩm chính của Xí nghiệp là các loại thuốc chữa bệnh có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Nguồn vật liệu dùng cho sản xuất từ nhiều nguồn nhập khác nhau để snar xuất ra một loại thuốc, ngoài các loại hóa chất trục tiếp cấu thành sản phẩm còn có nhiều ta dược khác như: bột sắn, bột Talc, bột Mg stearat, các loại axit. Hai phân xưởng của Xí nghiệp sản xuất theocacs quy trình công nghệ riêng biệt. Theo bảng tính định mức nguyên vật liệu sử dụng chọ hai phân xưởng thuốc viên và thuốc tiêm thì cần hơn 400 loại nguyên vật liệu. Phân xưởng thuốc viên: Các loại vật liệu gồm có: nguyên liệu dược chất chính như: Ampicillin, Amoxicillin, Erythromycin,… cấu thành nên sản phẩm. Tá dược sau khi uống vào, dưới tác dụng của nước và dịch vị thuốc được tan ra. Nguyên liệu nhận từ kho về, qua kiểm nghiệm đủ tiêu chuẩn quy định được đưa vào nghiền trộn, sau đó đưa sang dây sát hạt ở 2 dạng ướt và khô, tạo cốm liên kết các phần tử – sấy dập viên – kiểm nghiệm – đóng gói dán nhãn. ở phân xưởng thuốc viên, hóa chất tá dược là chủ yếu chiếm 60% giá thành, vật tư chỉ chiếm khoảng 10% còn lại là chi phí khác: Ta có sơ đồ sản xuất như sau: Quy trình sản xuất ở phân xưởng thuốc viên Phân xưởng thuốc tiêm: Nguyên liệu có dược liệu và dung môi như: Atropin, Lidocain, nước cất,… Nguyên liệu nhận về qua kiểm nghiệm trước hết xử lý ống tiêm hoặc chai lọ, chuẩn bị nguyên liệu pha chế dược chất chính và nước cất 2 lần – chất ổn định trung hòa độ pH – kiểm tra sản phẩm – đóng gói bằngphương pháp hút chân không, hàn ống, hấp tiệt trùng – soi sản phẩm, in nhãn, đóng gói, ở phân xưởng tiêm hóa chất chỉ chiếm 5 – 10% còn vật tư lại là chủ yếu. NVL Xay rây Pha chế Sấy cốm Dập viên Ép vỉ Kiểm tra đóng gói Giao nhận Đóng gói sản phẩm Ống rống 1ml, 5ml, 10ml Cắt ống Rửa ống Pha chế
11. Báo cáo thực tập Trường Cao đẳng Công nghệ & Thương mại Hà Nội Phan Thị Dung – D27K8 Page 4 Quy trình công nghệ sản xuất ở phân xưởng thuốc tiêm III. MÔ HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TY b Đây là sơ đồ trực tuyến chức năng, gồm 2 cấp quản lý: Giám đốc công ty quy định nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu cho các phòng ban chức năng sau: Ban tổ chức Chính trị – hậu cần: Đảm bảo công tác Đảng, công tác chính trị trong đơn vị. Đồng thời đảm bảo các yêu cầu về vật chất, tinh thần và điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên. Phòng kế hoạch – vật tư: có nhiệm vụ khai thác các nguồn thu mua vật tư cho Giám đốcPGĐ chất lượng Phòng kế hoạch – VT Ban tổ chức CT – HC Ban tài chính – KT Tổ cơ điện Tổ Kho Phòng ĐBCL Phòng KTCL Phòng NCPT Kho Nguyên liệu Kho bao bì Kho thành phẩm Phòng KD- TT Xưởng SX Thuốc Tiêm Xưởng SX Phụ Trợ Xưởng SX Thuốc Viên Tổ Pha Tổ Đóng gói Tổ Pha Tổ Đóng gói Tổ giặt là- Vệ sinh Soi sản phẩm, in nhãn Kiểm tra đóng gói Giao nhận Đóng gói Sản phẩm
12. Báo cáo thực tập Trường Cao đẳng Công nghệ & Thương mại Hà Nội Phan Thị Dung – D27K8 Page 5 sản xuất, xây dựng kế hoạch sản xuất, quản lý về mặt nhân sự theo các chế độ lao động tiền lương quy định Phòng kinh doanh – tiếp thị: Có chức năng tiêu thụ sản phẩm, tổ chức quảng cáo, tiếp thị, quan hệ ngoại giao, mở rộng thị trường. Phòng tài chính – kế toán: Quản lý tiền vốn của công ty, kiểm tra việc chi tiêu, thực hiện thống kê, kế toán, hoạch toán, phân tích hoạt động tài chính phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện thanh quyết toán, trích nộp ngân sách đồng thời làm tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh. Phòng kiểm tra chất lượng: Thực hiện chức năng kiểm tra phân tích chất lượng nguyên vật liệu trước khi đưa vào sản xuất, bán thành phẩm và thành phẩm sau khi sản xuất. Phòng đảm bảo chất lượng: Tính toán mức tiêu hao vật liệu, theo dõi toàn bộ quá trình sản xuất, chất lượng sản phẩm sản xuất ra theo đúng yêu cầu trước khi nhập kho. Phòng nghiên cứu phát triển: Nghiên cứu ra những sản phẩm mới, theo dõi sự ổn định của thuốc, cải tiến mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Xưởng sản xuất thuốc viên: Chuyên sản xuất các loại thuốc viên dưới dạng nén đóng lọ như: Vitamin B1, Aminazin; viên nén đóng vỉ như: Alstuzon, Alpha chymotrypsin, bổ phế ngậm,…. Xưởng sản xuất thuốc tiêm: chuyên sản xuất các loại thuốc dưới dạng dung dịch như: Ampiciline, Teptiomycine, Atiepin, nước cất,… Cả 2 phân xưởng đều sản xuất theo định mức kỹ thuật do phòng kế hoạch đưa ra. IV. SỔ TAY KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG 4.1. Mục đích Giới thiệu tư cách pháp nhân của Phòng kiểm tra chất lượng Nêu chức năng, nhiệm vụ và bộ máy tổ chức, quản lý của Phòng kiểm tra chuất lượng. Quy định về việc tuyển nhân viên và đào tạo nhân viên Phòng kiểm tra chất lượng. 4.2. Nội dung Tư cách pháp nhân của phòng kiểm tra chất lượng: Công ty TNHH MTV 120 Armephaco là doanh nghiệp quốc doanh được thành lập ngày 08 tháng 11 năm 2013 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0106358934. Phòng kiểm tra chất lượng là phòng chức năng được thành lập đựa trên yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty
13. Báo cáo thực tập Trường Cao đẳng Công nghệ & Thương mại Hà Nội Phan Thị Dung – D27K8 Page 6 4.2.1.
Xem thêm: Dịch vụ công trực tuyến
Source: https://suachuatulanh.edu.vn
Category : Dịch Vụ Khác