Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Theo đó, Quy chế này được áp dụng đối với: Các cơ quan thuộc UBND Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm các cơ quan chuyên môn là các sở, cơ quan ngang sở, các Ban trực thuộc UBND Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan Nhà nước khác có liên quan trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; UBND quận, huyện, thành phố thuộc Thành phố Hồ Chí Minh; các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, huyện, thành phố thuộc Thành phố Hồ Chí Minh; UBND phường, xã, thị trấn tại Thành phố Hồ Chí Minh; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các cá nhân liên quan đến việc tiếp cận, quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo nội dung Quy chế, những hành vi nghiêm cấm là các hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 5 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018 (với 9 hành vi).
Quy chế quy định rõ các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm phân công cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm theo dõi, tham mưu công tác bảo vệ bí mật nhà nước tại văn phòng hoặc đơn vị hành chính, tổng hợp.
Việc phân công cán bộ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước phải thể hiện bằng văn bản và đảm bảo các quy định tại Điều 7 Nghị định số 26/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
Quy chế cũng quy định rõ người làm công tác liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước (người được phân công thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước, cơ yếu, giao liên, soạn thảo tài liệu, theo dõi, quản lý, lưu giữ bí mật nhà nước) phải đáp ứng các tiêu chuẩn: i) Có phẩm chất đạo đức tốt, có đủ tiêu chuẩn chính trị, có kiến thức pháp luật và chuyên môn, nghiệp vụ về bảo vệ bí mật nhà nước, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; ii) Có trách nhiệm giữ gìn bí mật nhà nước; phục tùng sự phân công, điều động của cơ quan, tổ chức và thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ được giao.
Về trách nhiệm triển khai thực hiện, Quy chế nêu rõ:
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm phổ biến, quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này đến tất cả các đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong phạm vi quản lý của mình.
2. Công an Thành phố chủ trì hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thi hành Quy chế này tại các cơ quan, tổ chức trực thuộc UBND Thành phố.
3. Cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm thực hiện nghiêm và đầy đủ các nội dung của Quy chế này, các quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước là tiêu chí đánh giá, nhận xét cuối năm của cán bộ, công chức, viên chức.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 10/7/2022 và thay thế Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 29/8/2008 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh./.
Xem chi tiết Quyết định tại đây!
Theo đó, Quy chế này được áp dụng đối với: Các cơ quan thuộc UBND Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm các cơ quan chuyên môn là các sở, cơ quan ngang sở, các Ban trực thuộc UBND Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan Nhà nước khác có liên quan trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; UBND quận, huyện, thành phố thuộc Thành phố Hồ Chí Minh; các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, huyện, thành phố thuộc Thành phố Hồ Chí Minh; UBND phường, xã, thị trấn tại Thành phố Hồ Chí Minh; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các cá nhân liên quan đến việc tiếp cận, quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.Theo nội dung Quy chế, những hành vi nghiêm cấm là các hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 5 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018 (với 9 hành vi).Quy chế quy định rõ các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm phân công cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm theo dõi, tham mưu công tác bảo vệ bí mật nhà nước tại văn phòng hoặc đơn vị hành chính, tổng hợp.Việc phân công cán bộ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước phải thể hiện bằng văn bản và đảm bảo các quy định tại Điều 7 Nghị định số 26/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.Quy chế cũng quy định rõ người làm công tác liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước (người được phân công thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước, cơ yếu, giao liên, soạn thảo tài liệu, theo dõi, quản lý, lưu giữ bí mật nhà nước) phải đáp ứng các tiêu chuẩn: i) Có phẩm chất đạo đức tốt, có đủ tiêu chuẩn chính trị, có kiến thức pháp luật và chuyên môn, nghiệp vụ về bảo vệ bí mật nhà nước, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; ii) Có trách nhiệm giữ gìn bí mật nhà nước; phục tùng sự phân công, điều động của cơ quan, tổ chức và thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ được giao.Về trách nhiệm triển khai thực hiện, Quy chế nêu rõ:1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm phổ biến, quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này đến tất cả các đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong phạm vi quản lý của mình.2. Công an Thành phố chủ trì hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thi hành Quy chế này tại các cơ quan, tổ chức trực thuộc UBND Thành phố.3. Cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm thực hiện nghiêm và đầy đủ các nội dung của Quy chế này, các quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước là tiêu chí đánh giá, nhận xét cuối năm của cán bộ, công chức, viên chức.Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 10/7/2022 và thay thế Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 29/8/2008 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh./.
Source: https://suachuatulanh.edu.vn
Category : Dịch Vụ Khác