Phương pháp nhĩ châm chữa bệnh gì
Theo Y học cổ truyền, tai không chỉ có chức năng chính là nghe mà cấu trúc còn liên quan mật thiết với lục phủ ngũ tạng trong cơ thể con người. Do đó từ xa xưa, một phương pháp điều trị không dùng thuốc liên quan đến tai đã được áp dụng là nhĩ châm. Vậy nhĩ châm là gì và phương pháp nhĩ châm chữa bệnh gì?
1.Cấu tạo đặc biệt của loa tai
Các cấu trúc của loa tai biểu hiện hình thái đảo ngực của bào thai với phần đầu chúc xuống, phần chân ở trên. Do đó, theo cấu tạo thì các vị trí của loa tai sẽ tương ứng với các bộ phận trong cơ thể từ trên xuống như sau:
Bạn đang đọc: Phương pháp nhĩ châm chữa bệnh gì
- Ở vùng thuyền tai:
- Ngang với lồi củ vành tai là ngón tay, bàn tay, cổ tay.
- Ngang rãnh trên bình tai là cẳng tay, khuỷu tay, vai.
- Ngang đối diện chỗ giao nhau giữa vành tai và đối bình tai là khớp vai, xương đòn.
- Chân trên đối vành tai đi từ trên xuống lần lượt là ngón chân, bàn chân, cẳng chân và đầu gối.
- Chân dưới đối vành tai đi từ sau ra trước lần lượt có điểm dây thần kinh hông và vùng mông.
- Ở đoạn hợp nhất của 2 chân đối vành tai là bụng và ngực.
- Cột sống chạy suốt từ bờ dưới chân dưới đối vành tai vòng xuống hết đối vành tai.
- Trán nằm ở phía trước và dưới đối bình tai.
- Chẩm nằm ở phía sau và trên đối bình tai.
- Mắt ở giữa dái tai.
- Mũi ở phần bờ bình tai thuộc xoắn tai dưới.
- Miệng nằm phía bờ ngoài ống tai.
- Sát chân dưới đối vành tai bao gồm các tạng như bàng quang, thận, tụy, túi mật, gan và lách.
- Sát chân vành tai là điểm tương ứng với các bộ phận ruột già, ruột thừa, ruột non, tá tràng, dạ dày, tim, phổi, khí quản.
Theo Y học hiện đại, loa tai có sự phân bố thần kinh rất đa dạng, phong phú. Cấu tạo thần kinh ở tai bao gồm các nhánh chính của dây thần kinh tai to và dây thần kinh chẩm nhỏ ở tiết đoạn thần kinh cổ, nhánh thái dương của dây thần kinh sinh ba, nhánh tai sau của dây thần kinh mặt, nhánh tai sau của dây thần kinh phế vị.
Do đó, loa tai liên hệ mật thiết với những bộ phận khác trong khung hình cũng là điều dễ hiểu .
2.Nhĩ châm là gì?
Nhĩ châm là phương pháp điều trị không dùng thuốc bằng cách sử dụng kim châm tại vị trí các kinh huyệt tương ứng với các bộ phận của cơ thể trên vùng loa tai.
Trước khi tiến hành nhĩ châm thì bác sĩ cần chẩn đoán bệnh lý dựa vào những thay đổi ở loa tai bằng các phương pháp sau:
- Quan sát loa tai có sự thay đổi màu sắc như đỏ hồng hoặc tái nhợt hoặc vùng da tương ứng trở nên xù xì, thô ráp.
- Dùng que dò đầu tù để ấn vào vùng bất thường sẽ xuất hiện các phản ứng bệnh lý như cảm giác đau chói hoặc người bệnh khó chịu, nhăn nhó.
- Đo điện trở: điện trở thấp hơn các vùng lân cận là đặc điểm chính của vùng phản ứng bệnh lý.
Bằng các phương pháp để xác định và chẩn đoán vùng bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện kỹ thuật nhĩ châm để điều trị.
3.Nhĩ châm diễn ra như thế nào?
Do cấu trúc vùng loa tai bao gồm da và sụn hoặc chỉ có 1 lớp cơ mỏng nên nhĩ châm sẽ khác so với châm cứu ở các vùng khác của cơ thể. Kỹ thuật nhĩ châm thực hiện như sau:
- Cách nhĩ châm: Châm kim thẳng góc, sâu khoảng 0.1-0.2cm và chú ý không đâm xuyên qua sụn. Một số trường hợp có thể châm lệch góc 30-40° hoặc xuyên từ vùng này qua vùng khác.
- Bệnh nhân khi nhĩ châm sẽ có cảm giác đau buốt, đỏ ửng vùng châm nhưng vẫn có thể chịu được.
- Khi thầy thuốc muốn kéo dài tác dụng của nhĩ châm thì có thể sử dụng phương pháp cài kim. Khi đó cần sử dụng loại kim đặc biệt (gọi là nhĩ hoàn) để cố định và cài đặt dễ dàng lên loa tai.
- Một liệu trình nhĩ châm thường kéo dài 10-15 ngày, mỗi ngày nhĩ châm 1 lần. Tuy nhiên, việc kéo dài hay rút ngắn thời gian nhĩ châm còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý và mức độ đáp ứng điều trị của người bệnh.
4.Phương pháp nhĩ châm chữa bệnh gì?
Phương pháp nhĩ châm chữa bệnh gì là thắc mắc của nhiều người trước khi tiến hành phương pháp đặc biệt này. Một số chỉ định thông dụng của nhĩ châm bao gồm:
- Chẩn đoán và điều trị các chứng đau (thống) như: đau lưng, đau nhức các khớp, đau thần kinh tọa…
- Điều trị các rối loạn chức năng như: mất ngủ, đau dạ dày, tăng huyết áp, suy nhược, rối loạn thần kinh thực vật…
Việc nhĩ châm điều trị bệnh gì còn phụ thuộc vào cách xác định huyệt vị trước khi châm:
- Lựa chọn huyệt nhĩ châm tương ứng với vùng bị bệnh trên cấu trúc loa tai. Đây là cách cơ bản và đơn giản nhất, ví dụ như bệnh nhân đau cổ tay thì nhĩ châm huyệt tương ứng vùng cổ tay, đau dạ dày thì nhĩ châm huyệt ứng với vùng dạ dày…
- Lựa chọn huyệt nhĩ châm theo các học thuyết phủ tạng của Y học cổ truyền. Ví dụ nếu bệnh liên quan đến xoang hay da thì nhĩ châm điểm tương ứng với phổi (phế) bởi vì phế khai khiếu ra mũi, chủ bì mao (da).
- Lựa chọn huyệt nhĩ châm theo học thuyết kinh lạc. Ví dụ đau đầu vùng trán liên quan đến kinh Dương Minh Vị thì nhĩ châm điểm ứng với dạ dày; đau nửa đầu thuộc vùng chi phối kinh Thiếu Dương Đởm thì nhĩ châm điểm túi mật.
- Chọn huyệt theo bệnh học Y học hiện đại. Nhĩ châm những huyệt được đặt tên theo tên y học hiện đại như vùng dưới vỏ, điểm giao cảm, thượng thận hoặc nội tiết.
- Chọn huyệt nhĩ châm dựa theo chức năng của huyệt. Ví dụ: điểm chẩm là một điểm quan trọng để sử dụng điều trị chóng mặt.
- Chọn huyệt nhĩ châm theo phản ứng nhạy cảm bằng cách sử dụng các kỹ thuật chẩn đoán như: nhìn, sờ nắn và các máy dò huyệt để tìm những điểm nhạy cảm cần điều trị.
5.Một số tai biến xảy ra khi nhĩ châm
Chảy máu sau khi rút kim nhĩ châm: Đây là tai biến đơn giản do kim đâm vào mạch máu, xử trí bằng cách dùng bông khô, vô khuẩn đè ép tại chỗ chảy máu.
Vựng châm với các dấu hiệu như người bệnh mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt hoặc có thể ngất xỉu. Để phòng tránh vựng châm thì thầy thuốc nên cho bệnh nhân nằm, nghỉ ngơi trước khi nhĩ châm 15 phút, tránh tạo tâm lý căng thẳng mà nên cho bệnh nhân thoải mái, thao tác nhĩ châm không mạnh bạo và đột ngột.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.
Mọi thông tin chi tiết cụ thể Khách hàng vui vẻ liên hệ đến những bệnh viện, phòng khám thuộc mạng lưới hệ thống y tế Vinmec trên toàn nước .
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Đặt lịch nhanh chóng và theo dõi lịch hẹn thuận tiện hơn qua ứng dụng MyVinmec.
Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn
tư vấn từ xa qua video
với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
XEM THÊM:
- Cai thuốc lá bằng phương pháp nhĩ châm
Source: https://suachuatulanh.edu.vn
Category : Tư Vấn Hỗ Trợ