Chương 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA VÔ CƠ – Tài liệu text

08/10/2022 admin
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản rất đầy đủ của tài liệu tại đây ( 4.8 MB, 125 trang )

– Vị trí các nguyên tố thuộc nhóm nitơ trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố

hóa học (HTTH).

– Tính chất các đơn chất và hợp chất của nitơ và photpho.

– Tính chất và ứng dụng của các hợp chất nitơ, photpho.

– Cách điều chế nitơ, photpho và các hợp chất quan trọng của chúng.

Học sinh hiểu:

– Sự liên quan giữa vị trí của nitơ và photpho trong bảng HTTH với cấu tạo nguyên tử,

phân tử của chúng.

 Về kĩ năng

– Từ vị trí, cấu tạo nguyên tử, phân tử dự đoán tính chất hóa học của đơn chất và hợp

chất của nitơ, photpho.

– Viết phương trình hóa học dạng phân tử, ion thu gọn, phương trình phản ứng oxi hóa

khử biểu diễn tính chất hóa học của nitơ, photpho và các hợp chất của chúng.

– Tiến hành một số thí nghiệm đơn giản để nghiên cứu tính chất hóa học.

– Vận dụng kiến thức hóa học để giải thích một số hiện tượng thực tế.

 Về tình cảm, thái độ

– Có ý thức tự giác, tích cực và hợp tác trong học tập.

– Có ý thức bảo vệ môi trường sống.

2.1.1.3. Chương 3: NHÓM CACBON

 Về kiến thức

Học sinh biết:

– Vị trí các nguyên tố thuộc nhóm cacbon trong bảng HTTH.

– Tính chất các đơn chất và hợp chất của cacbon và silic.

– Tính chất và ứng dụng của các hợp chất cacbon, silic.

Học sinh hiểu:

– Sự liên quan giữa vị trí của cacbon và silic trong bảng HTTH với cấu tạo nguyên tử,

phân tử của chúng.

 Về kĩ năng

– Từ vị trí, cấu tạo nguyên tử, phân tử dự đoán tính chất hóa học của đơn chất, hợp chất

của cacbon, silic.

– Viết phương trình hóa học dạng phân tử, ion thu gọn, phương trình phản ứng oxi hóa

khử biểu diễn tính chất hóa học của cacbon, silic và các hợp chất của chúng.

– Tiến hành một số thí nghiệm đơn giản để nghiên cứu tính chất hóa học.

– Vận dụng kiến thức hóa học để giải thích một số hiện tượng thực tế.

 Về tình cảm, thái độ

– Có ý thức tự giác, chủ động, tích cực và hợp tác trong học tập.

– Có ý thức bảo vệ môi trường sống.

2.1.2. Cấu trúc, nội dung chương trình Hóa học Vô cơ lớp 11 ban cơ bản

Chương 1: Sự điện li

Bài 1: Sự điện li.

Bài 2: Axit, bazơ và muối.

Bài 3: Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ.

Bài 4: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.

Bài 5: Luyện tập: Axit, bazơ và muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các

chất điện li.

Bài 6: Bài thực hành 1: Tính axit – bazơ.

Phản ứng trao đổi ion trong chất điện li.

Bài đọc thêm: Độ điện li và hằng số điện li.

Chương 2: Nhóm Nitơ

Bài 7: Nitơ.

Bài 8: Amoniac và muối amoni.

Bài 9: Axit nitric và muối nitrat.

Bài 10: Photpho.

Bài 11: Axit photphoric và muối photphat.

Bài 12: Phân bón hóa học.

Bài 13: Luyện tập: Tính chất của nitơ, photpho và các hợp chất của chúng.

Bài 14: Bài thực hành số 2: Tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho.

Chương 3: Nhóm Cacbon

Bài 15: Cacbon.

Bài 16: Hợp chất cacbon.

Bài 17: Silic và hợp chất silic.

Bài 18: Công nghệ silicat.

Bài 19: Luyện tập: Tính chất của cacbon, silic và các hợp chất của chúng.

2.1.3. Những lưu ý khi dạy học phần Hóa Vô cơ lớp 11 THPT

Từ cấu trúc, nội dung chương trình phần Hóa Vô cơ lớp 11 cho thấy:

– Chương trình đã chú trọng đến các kiến thức lý thuyết chủ đạo, lấy đó làm là cơ sở

cho việc nghiên cứu, giải thích, dự đoán lý thuyết toàn bộ chương trình. Nội dung lý

thuyết chủ đạo nằm ở phần đầu chương trình, chương điện li đã trang bị cho học sinh cơ

sở lý thuyết làm điểm tựa cho việc nghiên cứu các nhóm nguyên tố Nitơ – Photpho;

Cacbon – Silic. Do vậy, giáo viên khi dạy chương điện li cần thiết kế các hoạt động phù

hợp để HS nắm vững những nội dung quan trọng trong chương này.

– Việc nghiên cứu các loại chất vô cơ cụ thể cần xuất phát từ sự phân tích thành phần

cấu tạo phân tử (đặc điểm liên kết hóa học, các nguyên tử, số oxi hóa), phân tích ảnh

hưởng của các nguyên tử, nhóm nguyên tử trong phân tử hay số oxi hóa của nguyên tử

trung tâm đến tính chất vật lý, hóa học của chất, đối với ứng dụng và điều chế giáo viên

nên sử dụng phương pháp trực quan để giúp HS dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn.

– Trong khi nghiên cứu loại chất mới, GV nên sử dụng dạng câu hỏi so sánh hoặc câu

hỏi phân loại, để HS tự tìm ra điểm giống, khác nhau giữa chất đang nghiên cứu với

những chất đã học từ đó HS rút ra mối liên hệ giữa các chất vô cơ giúp các em nắm chắc

hơn đặc trưng của từng chất.

2.2. NGUYÊN TẮC VÀ QUY TRÌNH THIẾT KẾ SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY

HỌC HÓA HỌC

2.2.1. Nguyên tắc thiết kế sơ đồ tư duy

Để định hướng cho việc thiết kế sơ đồ tư duy trong dạy học hóa học chúng tôi đã

xây dựng hệ thống các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Nội dung thể hiện trên SĐTD phải bám sát nội dung sách giáo khoa

Sách giáo khoa là tài liệu học tập cơ bản đối với chương trình, nếu giáo viên bám sát

nội dung trong sách giáo khoa để thiết kế SĐTD thì khi giảng dạy học sinh rất dễ theo dõi

tiến trình bài dạy vì đã có SGK làm tư liệu. Khi đó, học sinh sẽ không cảm thấy khó khăn

khi tái hiện lại SĐTD mà giáo viên dùng tại lớp.

Bên cạnh đó, trong các tài liệu học tập và cả SGK đều đã vạch ra đầy đủ, rõ ràng các

mục tiêu mà học sinh cần phải nắm được qua mỗi bài học. Sau khi đã đảm bảo nội dung

cơ bản của chương trình, giáo viên có thể phát triển, mở rộng kiến thức để giúp học sinh

nâng cao và hoàn thiện tư duy hơn.

Nguyên tắc 2: SĐTD phải đảm bảo tính chính xác, khoa học và logic

Nguyên tắc này cũng không kém phần quan trọng, nếu các từ khóa không rõ nghĩa

hoặc sai lệch sẽ làm cho học sinh khó hiểu, từ đó khó có thể nắm rõ được các ý trong sơ

đồ. Hoặc sơ đồ mà có quá nhiều nhánh, nội dung kiến thức chồng chéo, nhiều ý lặp lại

gây cho học sinh rối về tư duy. Trong hoá học, các tiêu mục kiến thức rất rõ ràng, khi

thiết kế giáo viên và học sinh nên bám sát theo các tiêu mục đó, lấy các tiêu mục làm các

chủ đề chính và đi triển khai các nội dung trong các chủ đề. Một SĐTD được đánh giá tốt

khi đảm bảo được nguyên tắc này.

Nguyên tắc 3: SĐTD phải đảm bảo tính sư phạm

Với giáo viên, khi thiết kế SĐTD phải hướng đến mục đích sử dụng là giảng dạy cho

học sinh cho nên sơ đồ phải linh hoạt và phù hợp với từng nội dung, từng đối tượng giảng

dạy. Vì vậy, GV chọn lựa nội dung truyền đạt bằng SĐTD phải phù hợp với đặc điểm

tâm lí và khả năng nhận thức của HS. Theo nguyên tắc này, các từ khóa được sử dụng

phải đơn giản, dễ hiểu và gần gũi với học sinh.

Nguyên tắc 4: SĐTD phải đảm bảo tính thẩm mỹ

SĐTD cần kết hợp nội dung giảng dạy với các phương tiện dạy học hiện đại (các

dụng cụ thí nghiệm, phim thí nghiệm, các phần mềm mô phỏng, hình ảnh minh hoạ…).

Chọn lọc những hình ảnh, từ khoá, phim ảnh phải có tính mới lạ, màu sắc rõ ràng, sinh

động, nếu có âm thanh thì chất lượng âm thanh phải đảm bảo. Với nguyên tắc này, SĐTD

của giáo viên dễ dàng thu hút hứng thú và sự chú ý của học sinh đối với kiến thức hoá

học mới. Về phía học sinh, các em có thể sử dụng nguồn tài nguyên trên mạng để làm

cho SĐTD của mình đặc sắc và phong phú hơn. Tóm lại, hình ảnh, từ khoá, thí nghiệm,

phim ảnh minh họa cần phải phù hợp với nội dung trong sơ đồ và đẹp về hình thức. Đây

là một quy tắc nhấn mạnh rất quan trọng đối với SĐTD, quy tắc này còn có tác dụng tăng

trí nhớ và đẩy mạnh sự sáng tạo của học sinh.

Nguyên tắc 5: SĐTD phải đảm bảo tính hệ thống, có tác dụng củng cố và khắc sâu

kiến thức

Nguyên tắc này là yếu tố hàng đầu khi thiết kế SĐTD, mục đích của nguyên tắc giúp

học sinh khái quát hóa hay tổng quát hóa được kiến thức bài học. Hệ thống được nội

dung cần nắm và ghi nhớ được kiến thức một cách dễ dàng hơn.

Nguyên tắc 6: Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh phát triển tư duy

Thông qua việc xây dựng, trình bày và nghiên cứu SĐTD. HS sẽ được rèn luyện óc

quan sát, phát triển trí nhớ và trí tưởng tượng, các thao tác tư duy, trau dồi ngôn ngữ, phát

triển năng lực suy luận logic, tư duy độc lập, suy nghĩ linh hoạt hơn. Có khả năng phát

hiện, sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề do thực tiễn đặt ra và một số phẩm chất khác

nhằm hoàn thiện nhân cách.

Nguyên tắc 7: SĐTD của cá nhân cần có tính sáng tạo và độc đáo riêng

Mỗi người đều là những cá thể độc đáo. SĐTD phải phản ánh được lối tư duy độc

đáo trong bộ não mỗi người. Mỗi sơ đồ của mỗi cá nhân phải có tính sáng tạo riêng. Với

giáo viên sự sáng tạo rất cần thiết trong mỗi sơ đồ, bởi vì nó phải phù hợp với từng đối

tượng khác nhau. Còn về phía HS khi được giáo viên hướng dẫn về SĐTD thì sự sáng tạo

của các em về sơ đồ của mình là vô hạn.

2.2.2. Quy trình thiết kế sơ đồ tư duy

 Bước 1: Xác định mục tiêu kiến thức và kĩ năng cần đạt được

– SĐTD thể hiện nội dung gì. Qua SĐTD giáo viên muốn học sinh cần biết, hiểu, vận

dụng về mặt kiến thức, kĩ năng cũng như thái độ như thế nào.

– Mục tiêu về nội dung kiến thức được thể hiện trên từ khóa trung tâm và từ khóa cấp 1.

Về kĩ năng, được hình thành khi GV tiến hành bài lên lớp, HS tham gia xây dựng, báo

cáo và nghiên cứu SĐTD.

– Để xác định mục tiêu SĐTD, chúng tôi nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách GV, sách

bài tập hóa học 11.

 Bước 2: Thu thập thông tin

Để có tư liệu hoàn chỉnh SĐTD, chúng tôi tham khảo nhiều sách, đề tài, trang web có

liên quan đến bài học và SĐTD. Đồng thời cũng tìm kiếm rất nhiều tư liệu về hình ảnh,

phim thí nghiệm, flat…Trên nguồn tài nguyên mạng để liên kết và làm SĐTD thêm sinh

động.

 Bước 3: Chuẩn bị

– Đọc nội dung và dự kiến những ý chính.

– Chọn lựa các từ ngữ tương ứng làm từ khóa. Các từ ngữ thể hiện được mục tiêu mà

SĐTD hướng tới.

– Chọn lựa hình ảnh phù hợp với nội dung của SĐTD.

– Dự kiến các mối liên kết.

– Vạch kế hoạch để thiết kế sơ đồ tư duy.

 Bước 4: Thiết kế sơ đồ

– Phát thảo các sơ đồ tư duy các dạng bài trên giấy bằng bút màu và bút chì. Trong bước

này, ta có thể chỉnh sửa để hoàn chỉnh một SĐTD theo ý muốn. Chú ý khi thiết kế

SĐTD phải tuân theo các nguyên tắc đề ra.

– Thiết kế sơ đồ trên phần mềm máy tính iMindmap, kết hợp với sự hỗ trợ của nguồn tài

nguyên mạng. Trong bước này, chúng ta cần phải tìm hiểu kĩ cách sử dụng phần mềm

để hoàn thiện các sơ đồ một cách hoàn hảo nhất.

– Sử dụng các kĩ thuật xử lý phim, ảnh để những hình ảnh và phim lồng ghép vào

SĐTD được hiệu quả.

 Bước 5: Tham khảo trao đổi ý kiến với đồng nghiệp

Trao đổi và tham khảo ý kiến với đồng nghiệp sẽ góp phần nâng cao chất lượng của

SĐTD. Đặc biệt là những ý tưởng sáng tạo và mới mẻ sẽ làm cho hệ thống SĐTD càng

trở nên độc đáo hơn.

 Bước 6: Chỉnh sửa và hoàn thiện

Sau khi tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp ta tiến hành chỉnh sửa và bổ sung nhằm

hoàn thiện SĐTD. Xem xét và chỉnh sửa các từ khóa, các chủ đề, chọn hình ảnh phù hợp

với từng SĐTD.

 Bước 7: Đưa SĐTD vào bài lên lớp

Chuyển các sơ đồ vào bài giảng điện tử theo tiến trình của một bài lên lớp. Đây là

một bước khó vì giáo viên phải kết hợp những kĩ năng với phương pháp giảng dạy một

cách nhịp nhàng và hiệu quả. Mối liên quan giữa các chủ đề, với các nội dung chính

trong bài phải có tính đồng bộ và chặt chẽ với nhau. Các ý chuyển tiếp giữa các nội dung

người thiết kế phải biến đổi một cách linh hoạt để bài lên lớp không bị ngắt quãng hay

lủng củng.

2.3. THIẾT KẾ SƠ ĐỐ TƯ DUY PHẦN HÓA VÔ CƠ LỚP 11 BAN CƠ BẢN

Dựa vào mục đích cần truyền đạt và ý nghĩa nội dung của SĐTD, chúng tôi đã thiết

kế các kiểu sơ đồ trong phần Hóa Vô cơ lớp 11.

2.3.1. Sơ đồ tư duy tổng quan

Sơ đồ tư duy tổng quan mang lại một cái nhìn tổng quát về toàn bộ môn học. Nắm

được vị trí của nội dung kiến thức trong chương trình. Thấy được mối liên hệ giữa các

phần kiến thức lớn với nhau.

– Từ khóa trung tâm: Hóa học.

– Nhánh cấp 1: Hóa học 10, Hóa học 11, Hóa học 12.

– Từ nhánh cấp 2 trở đi là những chủ đề chính liên quan đến phần hóa học thuộc 3

khối lớp.

Nhìn vào SĐTD tổng quan, GV và HS có thể định hướng được nội dung chính trong

từng phần để có những phương pháp dạy và học phù hợp.

Hình 2.1. Sơ đồ tư duy: Tổng quan về chương trình hóa học THPT

2.3.2. Sơ đồ tư duy theo ý chính của chương

Khi vẽ SĐTD cho từng chương sách riêng biệt. Đối với các chương ngắn, có thể tập

trung tất cả các thông tin trên một trang SĐTD. Đối với những chương dài, có thể cần đến

2 – 3 trang SĐTD.

SĐTD theo chương cho thấy được sự liên kết chặt chẽ giữa các đơn vị kiến thức nhỏ

trong chương đó. Dùng SĐTD ý chính toàn chương để giúp các em nắm được các đơn vị

bài trong chương đó. Dưới đây là 3 SĐTD khái quát 3 chương trong chương trình Hóa học

Vô cơ lớp 11.

Hình 2.2. Sơ đồ tư duy: Khái quát chương điện li

Hình 2.3. Sơ đồ tư duy: Khái quát chương nitơ – photpho

Hình 2.4. Sơ đồ tư duy: Khái quát chương cacbon – silic

2.3.3. Sơ đồ tư duy theo ý chính của bài

Chúng tôi dùng SĐTD ý chính theo bài để giới thiệu cấu trúc của bài học, chỉ ra

những mối liên quan giữa cấu tạo dẫn đến tính chất của chất. Giúp học sinh nắm được

mối liên hệ logic giữa các phần kiến thức trong một bài.

Hình 2.5. Sơ đồ tư duy theo ý chính của bài đơn chất

Hình 2.6. Sơ đồ tư duy theo ý chính của bài hợp chất

2.3.4. Sơ đồ tư duy theo ý chính của một chủ đề

Sơ đồ tư duy theo chủ đề là SĐTD theo từng ý lớn trong sách. Ví dụ SĐTD riêng cho

tính chất hóa học, điều chế…

Mỗi SĐTD dùng để tóm tắt một nội dung trong sách. Sơ đồ tư duy loại này, giúp học

sinh rèn luyện được các thao tác tư duy như so sánh, tổng hợp, khái quát hóa được nội

dung đã học. Dưới đây là một số SĐTD của một số chủ đề trong phần Hóa học Vô cơ lớp

11.

Hình 2.7. Sơ đồ tư duy khái quát về axit

Hình 2.8. Sơ đồ tư duy khái quát về phản ứng nhiệt phân

2.3.5. Sơ đồ tư duy của các bài học Hóa Vô cơ lớp 11 ban cơ bản

Dạng SĐTD được xây dựng cho nội dung một bài lên lớp, tương ứng với một tiết

học. Thông thường được xây dựng trong quá trình chuẩn bị bài của GV, hoặc nghiên cứu

bài mới của HS.

Trong phần này, chúng tôi đã thiết kế được 12 sơ đồ tư duy đầy đủ để sử dụng cho

các bài lên lớp theo kiểu truyền đạt kiến thức mới. Các sơ đồ này được thiết kế dựa trên 7

nguyên tắc và đi qua 7 bước trong qui trình thiết kế rất cẩn thận.

Liên kết:KQXSMB
Alternate Text Gọi ngay