Ai cần tháo thụt đại tràng? Thủ thuật này có gây đau không?
Khi thực hiện thủ thuật tháo thụt đại tràng, thường bệnh nhân sẽ có triệu chứng đau đớn nhưng không nhiều. Đầu tiên, khi đưa ống thông vào trực tràng, dù đã được bôi trơn nhưng vì đi ngược lại chiều xuôi của chất thải bình thường nên phản xạ của cơ thể thường là đẩy dị vật đi, nếu tiếp tục đưa vào có thể gây triệu chứng đau nhẹ, khó chịu cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, ở thời điểm bơm nước vào đại tràng qua ống thông, nhiều bệnh nhân có triệu chứng đau bụng, khó chịu, muốn đi đại tiện. Đây là biểu hiện thường gặp. Lúc này, điều dưỡng viên sẽ khóa vòi thụt lại, không cho nước chảy vào để bệnh nhân nghỉ. Khi các dấu hiệu trên đã hết thì sẽ tiếp tục thụt với áp lực nước thấp hơn.
Tháo thụt đại tràng có thể gây một số bất tiện nhưng đây là việc cần làm để bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác và đưa ra lựa chọn điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.
Bác sĩ Chuyên khoa I Võ Thị Thùy Trang được đào tạo về chuyên ngành nội tiêu hóa, gan mật tụy và nội soi tiêu hóa; liên tục cập nhật và được đào tạo nội soi nâng cao từ các giáo sư và các chuyên gia nội soi đến từ Thụy Sĩ và Nhật Bản; tham gia nhiều hội nghị tiêu hóa, nội soi trong nước và quốc tế.
Với gần 20 năm làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng trong chuyên ngành nội tiêu hóa – Gan mật tụy, mỗi năm bác sĩ Võ Thị Thùy Trang tham gia nội soi hơn 1500 ca bao gồm: nội soi chẩn đoán các bệnh lý dạ dày, đại tràng như: phát hiện viêm, loét, polyp, ung thư, tìm vi khuẩn HP, phát hiện ung thư sớm đường tiêu hóa…; Nội soi điều trị như: Cầm máu trong xuất huyết tiêu hóa, thắt búi giãn tĩnh mạch thực quản trong xơ gan, cắt polype ống tiêu hóa qua nội soi…
Source: https://suachuatulanh.edu.vn
Category : Tư Vấn Hỗ Trợ