Cách Chăm Sóc Cây Tùng La Hán
CÁCH CHĂM SÓC TÙNG LA HÁN
THÔNG TIN
Tên cây: Cây Tùng La Hán
Bạn đang đọc: Cách Chăm Sóc Cây Tùng La Hán
Tên gọi khác: sam la hán, sam đất
Thuộc họ: thuộc dòng họ Tùng La Hán Podocarpaceae
Tên Khoa học: Podocarpus brevifolius
Phân Bố: Cây có nguồn gốc từ miền nam Trung Quốc, Ở Nhật Bản và Việt Nam cũng trồng rất nhiều
ĐẶC ĐIỂM
+ Tùng la hán được trồng rất phổ biến, không những vì cây dễ trồng phát triển tốt mà một phần do hình dáng cây đẹp, cốt cách ý nghĩa chính trực may mắn được nhiều người ưa thích.
+ Tùng la hán có nhiều kiểu trồng khác nhau, hiện nay cũng có nhiều loại tùng đáp ứng nhiều yêu cầu của người chơi kiềng. Đa số cây tùng la hán chịu được ánh sáng trực tiếp, một số cây chịu được bóng râm một phần.
+ Vỏ cây màu xám nâu, lá mỏng dính, nhiều cành nhỏ, tán cây hình noãn, lá cây hình kim to bản và hình xoắn ốc xăn kẻ với nhau, đầu lá nhọn hoặc hơi bầu tròn. Đừng gân lá ở giữa nổi rõ, mặt trên có màu xanh đậm và bóng mặt dưới màu nhạt hơn. Lá trơn bóng và cứng, mép lá nguyên không có lông .
CÁCH CHĂM SÓC
Ánh sáng: Tùng la hán là cây không ưa sáng mahj, có thể sinh trưởng trong bóng râm một phần.
Nước tưới: Cây tùng ưa nước, nhưng không chịu được ngập úng, trong quá trình trồng và chăm sóc nên tưới lượng nước vừa đủ ẩm. Vào mùa mưa giảm liều lượng lại, đợi khi nào bầu đất khô thì tiến hành tưới nước, mùa hè phải thường xuyên phun nước lên mặt lá để giữ cho lá luôn có màu xanh tươi và sinh trưởng tốt
Nhiệt độ: Cây tùng la hán ưa nhiệt độ ấm áp, chịu lanh kém. Nhiệt độ trung bình từ 18 đến 25 độ C
Đất: Cây tùng là một trong những cây trồng ưa đất tơi xốp, phì nhiêu sạch sẽ và đặc biệt phải thoát nước tốt.
Phân bón: Ưa phân bón, nên bón phân chia làm nhiều lần, mỗi lần một lượng nhỏ và cách nhau khoảng 1 tháng, chủ yếu là bón phân đạm, nhưng đối với những cây trồng trong chậu dạng bonsai thì không nên bón nhiều phân.
– Cây tùng la hán thường bị một số bệnh như đốm lá, bệnh nhện đỏ, rẹp sáp đỏ, trùng vỏ cứng. Với những bệnh này ta nên phun dung dịch Bordeaux 0,5 đến 1% để chửa bệnh đốm lá. Các loại sâu hại chủ yếu có nhện đỏ, rệp sáp, trùng vỏ cứng ta nên dùng dung dịch Dimethoate pha loãng với tỉ lệ 1: 1.500. Vào mùa hè khi nhiệt độ cao, đặc biệt phải chú ý đến công tác phòng trừ sâu bệnh.
PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG
Cây tùng la hán chủ yếu dùng phương pháp giâm cành hoặc chiết cành, một số được gieo hạt. Mùa xuân đến nên dùng những cành cây cứng, chọn cây khỏe từ 1 năm tuổi độ dài trên 10cm. sau kh vứt bỏ lá ở phần dưới, sau đó cắm vào bầu ươm. Sau 90 ngày nhánh cây sẽ mọc rễ. Mùa thu dùng những cành cây non để giâm, sau khi giâm cần phải che nắng và tốt nhất nên sử dụng bao nilong để chống lạnh, sau 60 ngày thì nhánh mọc rễ.
CÔNG DỤNG
+ Cây tùng la hán được trồng rất đa dạng thì hình thế cho đến kiểu chậu trồng. Nhiều cây tùng với dáng bonsai thể hiện được đẳng cấp muôn loài. Thế cây tùng la hán thanh nhã tràn trề sức sống, lá cây xanh tươi quanh năm tạo cảm giác mạnh mẽ cao quý. Vì thế cây rất thích hợp trong việc trưng bày trong các phòng có không gian lớn, nếu trồng phối đá sẽ tạo ra cảm giác tự nhiên của núi rừng.
+ Cây tùng la hán có tuổi thọ rất dài, thân lại chắc khỏe nên nhiều người trồng làm bonsai thế kiểng. Nếu như chăm sóc đúng cách cây trải qua hàng trăm năm vẫn giữ vẻ đẹp, trở thành chậu kiểng sang trọng nhất trong khu vườn
+ Cây tùng la hán còn trồng theo kiểu để bàn, cách trồng này sử dụng nhiều cây con nhỏ trồng chung với nhau, mang lại sự mới lạ phong cách
Ý NGHĨA
Cây tùng la hán là biểu tượng của người đàn ông chính trực ngay thẳng. cũng giống như bản tính của người quân tử đầu đội trời chân đạp đất. Cây rất thích hợp giành tặng cho người thân yêu, đặc biệt với người già khi tặng cây này họ rất quý trọng, bỏi cây tùng như muốn nhắn với họ luôn luôn sống khỏe sống thọ với con cháu
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Website: https://suachuatulanh.edu.vn/
Email: Chohoaonline@gmail.com
Điện thoại : 0977.749.704 – 0902.956.937
Source: https://suachuatulanh.edu.vn
Category : Dịch Vụ Khác