10 loài côn trùng kỳ lạ ở Việt Nam – Sở tài nguyên và môi trường vĩnh phúc
Trải qua 400 triệu năm tiến hóa, côn trùng đã trở thành lớp động vật thống lĩnh về số lượng trong giới động vật ngày nay. Quá trình tiến hóa này cũng quy định nhiều đặc điểm “có một không hai” ở nhiều loài côn trùng khác nhau, nhằm thích nghi tốt nhất với điều kiện sống của chúng.
Có nhà khoa học cho rằng, nếu thiếu vắng sự hiện diện của côn trùng, vẻ đẹp của bản đồ đa dạng sinh học thế giới sẽ giảm đi một nửa. Là một quốc gia sở hữu tính đa dạng sinh học cao trên thế giới, Việt Nam là nơi sinh sống của nhiều loài côn trùng kỳ lạ.
Được gọi là “người máy sinh học” do sở hữu bộ giáp rất cứng và vẻ ngoài “hầm hố”, bọ kẹp kìm (họ Lucanidae) có thể nhấc được những vật nặng hơn cơ thể mình hàng trăm lần.
Hình dạng dẹt, màu xanh với những đướng gân của bọ lá (Phyllium siccifolium) khiến cho kẻ thù rất dễ nhầm lẫn chúng với một chiếc lá cây.
Vẻ đẹp lộng lẫy của bọ ngựa cánh xanh (creobroter germmata) có thể khiến nhiều người choáng ngợp. Tuy nhiên, ẩn sau vẻ đẹp ấy là một tên sát thủ đích thực. Ảnh: Phùng Mỹ Trung.
Với khả năng ngụy trang tài tình bằng hình dạng đặc thù trông giống như một cành cây, đồng thời sở hữu chiều dài vô địch (có thể đến 60 cm) trong giới côn trùng, bọ que (Diapheromera femorata) là một trong những loài côn trùng kỳ lạ nhất mà con người biết đến.
Là loài côn trùng thủy sinh, bọ vẽ nước (họ Gyrinidae) có thân hình cấu tạo theo kiểu thủy động học. Khi gặp nguy hiểm, chúng bơi thành những vòng tròn với tốc độ chóng mặt. Các nhà khoa học cho rằng, cấu tạo cơ thể của loài bọ vẽ nước là gợi ý để con người chế tạo ra loại xe đa công năng thủy – bộ.
Với chiếc mũi dài bằng chiều dài thân, bọ vòi voi (Pyrops candelaria) rất giống chú bé người gỗ Pinochio. Thật ra, “mũi” của chúng chính là phần miệng kéo dài để hút nhựa cây.
Bướm khế (Attacus atlas) là loại bướm đêm có kích thước lớn nhất ở Việt Nam và trên thế giới. Sải cánh của một con bướm trưởng thành có thể đạt 30 cm.
Khi đậu, thật khó để phân biệt giữa bướm lá cây (Kallima inachus) với một chiếc lá khô.
Không chỉ nối tiếng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam, với kích thước lớn (dài 7-8cm) và bản năng săn mồi hung tợn, cà cuống (Belostoma indica) còn được biết đến như một kẻ “cuồng sát” dưới nước. Tuy nhiên, chúng cũng là những ông bố mẫu mực trong thế giới tự nhiên
Với đôi cánh sặc sỡ và dáng bay yểu điệu, không ít người sẽ nhầm chuồn chuồn hoa (Rhyothemis variegata) với loài bướm.
Source: https://suachuatulanh.edu.vn
Category : Nhà Cửa