5 ĐIỂM CHÍNH YẾU TRONG PHƯƠNG PHÁP DỌN NHÀ VỚI KONMARI

17/01/2023 admin
Có nhiều bạn hỏi mình về việc không biết dọn nhà từ đâu dù đã đọc sách phương pháp dọn nhà Konmari, mình sẽ trình diễn những điểm chính yếu những bạn cần nắm được khi mở màn dọn ở đây .

1. Trước khi dọn nhà, hãy tưởng tượng ra đời sống bạn mong ước

Khi mọi người muốn dọn nhà thường có xu hướng xắn tay áo bắt tay dọn ngay lập tức. Vừa dọn vừa ngắm nghía làm sao cho đẹp, cho gọn gàng góc đó phòng đó. Nhưng nếu muốn dọn dẹp theo phương pháp dọn dẹp cùng Konmari, trước khi bắt đầu dọn dẹp bạn hãy tưởng tượng ra cuộc sống của bạn sau khi dọn dẹp xong. Với một căn nhà, hoặc một căn phòng gọn gàng bạn sẽ làm gì?  Buổi sáng ngủ dậy bạn sẽ làm gì? Uống cafe hay làm đồ ăn sáng? Hình dung ra một cuộc sống mới sẽ giúp bạn xây dựng không gian cho cuộc sống mong muốn đó và sẽ  là kim chỉ nam cho bạn khi dọn dẹp.
Khi mình đi tư vấn dọn nhà cho khách hàng, trong 3 tiếng dọn nhà của ngày đầu tiên, mình dành ra 30 phút lúc ban đầu để nói chuyện với khách hàng. Để giúp khách hàng xây dựng môi trường thật gần với cuộc sống mong ước, mình cần hiểu rõ mong muốn và hoàn cảnh hiện tại của chủ nhân ngôi nhà.
Nếu cuộc sống mong ước của bạn quá xa với hiện tại?
Chị Konmari khi ở Nhật mong muốn có một căn nhà với cửa sổ nhìn ra vườn, bên trong vườn xanh mướt với các loại thảo mộc. Nhưng căn phòng của chị khi đó chỉ rộng khoảng 8m2 và không có cửa sổ. Chị cắt lấy ảnh khu vườn từ lịch treo tường cho vào khung ảnh, để bên cạnh đó là một cây hượng thảo bé bé để thực hiện ước mơ với cửa sổ và khu vườn của mình. Chị ấy nói rằng, khi điều kiện không cho phép là lúc sự sáng tạo trong bạn cần được phát huy.

2. Không dọn nhà theo nơi chỗ

Trước khi biết đến phương pháp Konmari mình đã thường xuyên mắc sai lầm như thế này. Mình quyết định hôm nay dọn tủ quần áo, hôm nay dọn phòng khách, hôm nay dọn phòng tắm… Và lần nào cũng thất bại, chỉ khoảng một tuần sau đó mọi thứ lại đâu vào đấy.
Trong dọn dẹp bạn tưởng tượng có 2 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là làm cho ngôi nhà trở nên gọn gàng khoa học. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn trang trí cho ngôi nhà đẹp mắt hơn. Giai đoạn thứ nhất dọn theo từng loại đồ đạc, giai đoạn thứ hai dọn theo  Trong giai đoạn thứ hai bạn có thể nghĩ là phòng bếp mình hợp với phong cách nào (Bài viết tham khảo: Căn bếp nào phù hợp với bạn?), nhà mình sẽ có phòng khách theo kiểu nào…để bài trí theo. Nhưng trong giai đoạn thứ nhất, để căn nhà gọn gàng triệt để, nhất thiết bạn phải dọn theo từng loại đồ đạc. Ví dụ như tuần này dọn dẹp toàn bộ quần áo trong nhà, tuần sau dọn dẹp toàn bộ sách vở…
Có hai lý do để bạn dọn dẹp theo nhóm đồ đạc. Lý do đầu tiên là bạn sẽ nắm được số lượng đồ đạc bạn đang có. Có thể bạn chưa từng biết được mình sở hữu bao nhiêu món đồ. Tính cả những đồ lớn nhỏ, đông hè, một người bình thường có thể sở hữu tới vài trăm món đồ. Cả gia đình thành ra cả ngàn món. Gom lại bạn mới biết bạn đang sở hơn số lượng cần thiết rất nhiều lần. Gom lại hết để chọn ra những món giữ lại, chia tay với những món không còn dùng đến nữa. Lý do thứ hai, đồ đạc không cố định, bạn sẽ mang nó đi chỗ này chỗ kia trong nhà. Nếu bạn không gom lại hết, quy định nơi định-cư cho tất cả những món mình có, sẽ có nhiều món đồ vô-gia-cư phải đi ở ké nhà của món đồ khác hoặc lang thang trong nhà. Mà thường thì những món đồ cùng nhóm thường được gom lại gần nhau, nên những món vô-gia-cư sẽ kéo tới ở ké nhà của những món đồ các bạn đã dọn gọn gàng khiến cho trạng thái gọn gàng mất đi nhanh chóng.

3. Tiêu chuẩn lựa chọn đồ vật khi quét dọn

Khi dọn nhà có hai sai lầm hay mắc phải trong việc lựa chọn đồ đạc.
Sai lầm đầu tiên là tập trung vào món đồ cần bỏ đi. Có khái niệm được đặt tên là Nỗi-sợ-mất-mát (Loss aversion) như sau: Con người thường có xu hướng rất sợ mất mát, nên khi phải đối diện với mất mát chúng ta thường đặt ra mức giá đền bù cao hơn so với giá trị thật sự của phần đã mất.Điều này dẫn đến tâm lý tiêu cực khi đối diện với việc mất đồ. Sợ mất mát đồ đạc nên bạn khó có thể bỏ đi các món đồ không cần thiết trong nhà. Thêm nữa, cứ cố gắng lựa chọn ra những món đồ để bỏ đi bạn sẽ trở nên tiêu cực và việc dọn nhà căng thẳng và mệt mỏi. Thay vì tập trung vào đồ bỏ đi chúng ta nên tập trung vào các món đồ giữ lại, những món đồ sẽ cùng bạn mỗi ngày trong cuộc sống mà bạn mơ ước.

Sai lầm thứ hai là không có tiêu chuẩn rõ ràng để lựa chọn những món đồ để giữ lại. Chúng ta thường nghĩ món đồ đó có đắt không, còn dùng được không, lỡ khi nào cần tới…Nhiều tiêu chuẩn trộn lẫn vào nhau.
Nếu bạn dọn dẹp nhà với phương pháp Konmari, có một tiêu chuẩn duy nhất, tiếng Nhật gọi là Tokimeki, tiếng Anh là Spark joy, tiếng Việt mình dịch là Rung động. Khi lọc đồ giữ lại và đồ bỏ đi, chị Konmari dùng tiêu chuẩn cảm xúc chính mình, đó là khi chạm vào một món đồ, bạn có cảm thấy Rung động vì hạnh phúc hay không. Giống như một luồng điện đi ngang qua các tế bào khiến nó rộn rã. Bạn xem hình dưới đây nhé, mình chụp chị ấy trong một buổi Conference ở Tokyo, chị ấy đưa tay và gấp chân lên thể hiện cảm xúc từng tế bào rộn rạo khi chạm vào một món đồ yêu thích..

Xem thêm: Dịch vụ vệ sinh nhà mới xây dựng tại Hà Nội | Vệ sinh nhà sau xây dựng

ときめきで選ぶ。Does it spark joy?  Bạn có thấy rung động hay không?

Dọn nhà với Konmari

4. Thứ tự quét dọn những món đồ

Từ sai lầm thứ ba, khi bạn đã biết tiêu chuẩn để dọn nhà theo phương pháp Konmari là Rung động thì bạn cần rèn luyện để nắm được cảm xúc rung động ấy. Để phân được những món đồ làm bạn hạnh phúc, các bạn cần dọn dẹp từ những thứ dễ nhất tới những thứ khó hơn theo đúng thứ tự của phương pháp Konmari dưới đây. Tại sao lại là thứ tự này mời bạn tham khảo bài viết Sai lầm phổ biến khi dọn nhà của mình nhé.

Thứ tự dọn nhà phương pháp Konmari

  1. Quần áo
  2. Sách
  3. Hồ sơ
  4. Đồ linh tinh
  5. Đồ kỷ niệm

Khi tái định nghĩa dọn nhà trở thành việc lựa chọn những thứ bạn yêu dấu thì bạn có cảm hứng hơn và đỡ căng thẳng mệt mỏi hơn nhiều đấy .

5. Quy định vị trí đơn cử cho từng món đồ

Ngôi nhà của bạn sau khi dọn dẹp có bừa bộn lại không? Có chứ. Cuộc sống là chuyển động. Cũng có lúc cỗ bàn, sinh nhật. Cũng có lúc ốm mệt mà không thể duy trì gọn gàng. Nhưng việc quy định vị trí cụ thể cho từng món đồ sẽ giúp bạn dọn dẹp rất nhanh và không cần suy nghĩ.
Một áp lực vô hình trong việc dọn nhà là không biết món đồ này để đâu, món kia cất chỗ nào? Cả nhà hỏi mẹ món này cất đâu, mẹ thì đang rối với bao thứ khác. Quy định cụ thể vị trí cho một món đồ sẽ giúp chồng con bạn giúp bạn dọn dẹp được. Một em bé khoảng 3 tuổi đã có thể nhớ rất nhiều vị trí đồ đạc trong nhà để giúp mẹ cất vào đúng nơi quy định.
Lưu ý rằng quy định vị trí cần rõ ràng để ai cũng hiểu được. Phương pháp quy định vị trí tuyệt vời nhất là Dán nhãn. Bạn ghi ra cụ thể món nào ở đâu. dán vào đúng vị trí đó. Ghi càng cụ thể càng tốt. Ví dụ như hình dưới đây là hình mình phân loại các loại thẻ trong nhà như thẻ thành viên, thẻ credit card, bank… Với con nhỏ chưa biết đọc thì bạn có thể dùng hình ảnh, ví dụ tất, quần áo…dán vào ngăn đồ cho con.
Dán nhãn đồ vật Vị trí cố định cho từng món đồ có thể thay đổi nếu sau một thời gian bạn thấy bạn không thể cất đúng vào vị trí đó. Khi đã cất sang vị trí mới các bạn sẽ lại dán nhãn vị trí mới đó. Để tìm ra vị trí cất hợp lý cho một món đồ bạn có thể tham khảo bài viết Đường chuyển động trong dọn dẹp và sắp xếp nhà cửa của mình nhé.

Alternate Text Gọi ngay