Quy trình kỹ thuật mở khí quản cấp cứu

26/10/2022 admin

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Nguyễn Ngọc Phú – Bác sĩ Hồi sức tích cực – Khoa Hồi sức tích cực – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Bạn đang đọc: Quy trình kỹ thuật mở khí quản cấp cứu

Mở khí quản cấp cứu là kỹ thuật được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng, được tiến hành trước khi phẫu thuật vùng mặt và cổ, áp dụng rộng rãi trong chuyên khoa gây mê hồi sức, cấp cứu ngoại khoa và trong chấn thương.

1.Kỹ thuật mở khí quản cấp cứu là gì?

  • Mở khí quản cấp cứu là tạo một đường thở nhân tạo qua màng nhẫn giáp. Đây là một kỹ thuật khai thông đường thở nhanh chóng, đặc biệt trong cấp cứu ngạt thở cấp. Màng nhẫn giáp có mốc giải phẫu tương đối rõ và dễ đi vào đường thở nhất
  • Có 2 loại kỹ thuật: Chọc màng nhẫn giáp và mở màng nhẫn giáp
  • Mốc giải phẫu: Màng nhẫn giáp nằm giữa sụn giáp và sụn nhẫn, có cơ nhẫn giáp che phủ

Khí quản

1.1 Chỉ định mở khí quản cấp cứu khi nào?

  • Suy hô hấp cấp, ngạt thở cấp đặt nội khí quản thất bại hoặc có chống chỉ định
  • Người bệnh bị chấn thương hàm mặt, chấn thương cột sống cổ hoặc đa chấn thương

1.2 Chống chỉ định mở khí quản cấp cứu

Không có chống chỉ định tuyệt đối

  • Người bệnh có các bệnh lý ở thanh quản như ung thư, viêm sụn nắp thanh quản
  • Thận trọng người bệnh có bệnh về máu
  • Trẻ em dưới 10 tuổi do thanh quản nhỏ có hình phễu mà phần nhỏ nhất là ở sụn nhẫn.

Suy hô hấp cấp

2.Cần chuẩn bị gì khi thực hiện mở khí quản cấp cứu

2.1 Người thực hiện

  • Bác sĩ: 02 người, được đào tạo, thành thạo kỹ thuật.
  • Điều dưỡng: 02 điều dưỡng phụ giúp bác sĩ, được đào tạo về phụ giúp bác sĩ mở khí quản.

2.2 Người bệnh

  • Người bệnh nằm ngửa
  • Kê một gối dưới cổ hoặc vai, nếu có chấn thương cột sống cổ không kê gối và phải bất động đầu và cổ người bệnh.
  • Sát trùng tại chỗ
  • Gây tê tại chỗ bằng xylocain 2%

2.3 Dụng cụ

2.3.1 Chọc màng nhẫn giáp bằng kim chọc trực tiếp

  • Bơm tiêm, trong bơm tiêm hút sẵn 2-3ml Natriclorua 0.9%
  • Kim to: o kim số 14 (14-gauge) với người lớn o Kim số 18 (18-gauge) với trẻ em
  • Các dụng cụ khác: găng, sát trùng, gây tê.

Chọc hút dịch khí phế quản qua màng nhẫn giáp

2.3.2 Mở màng nhẫn có rạch da với bộ dụng cụ MINITRACH

  • Dao mổ
  • Canuyn có đường kính trong 4mm
  • Nòng dẫn
  • Khớp nối nội khí quản.

bộ dụng cụ MINITRACH

2.3.3 Mở màng nhẫn giáp có rạch da với bộ dụng cụ MELKER

  • Bơm tiêm hút sẵn 2-3ml Natriclorua 0.9%
  • Kim số 18 hoặc catheter
  • Dao mổ
  • Dây dẫn (guidewire)
  • Que nong da (Curved dilator)
  • Canuyn

bộ dụng cụ MELKER

2.3.4 Hồ sơ bệnh án

Giải thích về kỹ thuật cho người bệnh, mái ấm gia đình người bệnh và ký cam kết đồng ý chấp thuận kỹ thuật, phiếu ghi chép theo dõi thủ pháp .

3.Mở khí quản được thực hiện như thế nào?

3.1 Kiểm tra lại hồ sơ bệnh án

Kiểm tra lại hồ sơ bệnh án, giấy cam kết chấp thuận đồng ý thực thi thủ pháp của người bệnh, mái ấm gia đình người bệnh, phiếu ghi chép theo dõi thủ pháp .

3.2 Kiểm tra lại người bệnh

Đánh giá lại những tính năng sống của người bệnh có bảo đảm an toàn cho thực thi thủ pháp .

3.3 Thực hiện kỹ thuật

3.3.1 Chọc màng nhẫn giáp bằng kim chọc trực tiếp

  • Sát trùng
  • Xác định vị trí màng nhẫn giáp, gây tê qua màng nhẫn giáp
  • Chọc kim vào màng nhẫn giáp theo đường giữa, chếch một góc 45 độ so với thân người và hướng mũi kim xuống phía dưới
  • Vừa chọc vừa dùng bơm tiêm hút thăm dò đến khi hút ra khí
  • Tháo bơm tiêm khỏi đốc kim
  • Người bệnh có thể thở tự nhiên qua kim
  • Hoặc bóp bóng bằng cách lắp khớp nội của nội khí quản số 3-3.5 vào đốc kim.

Chọc hút dịch khí phế quản qua màng nhẫn giáp

3.3.2 Mở màng nhẫn có rạch da với bộ dụng cụ MINITRACH

  • Sát trùng
  • Xác định vị trí màng nhẫn giáp, gây tê da và gây tê khí quản qua màng nhẫn giáp
  • Dùng dao mổ rạch da
  • Chọc nòng dẫn (mang theo canuyn) qua đường rạch da. Khi vào đến lòng khí quản thì luồn nòng dẫn thêm vài cm sau đó đẩy canuyn trượt theo nòng dẫn vào trong khí quản rồi rút nòng dẫn ra.
  • Cố định canuyn

3.3.3 Mở màng nhẫn giáp có rạch da với bộ dụng cụ MELKER

  • Xác định vị trí màng nhẫn giáp, gây tê da và gây tê khí quản qua màng nhẫn giáp – Rạch da thành một đường thẳng theo đường giữa dải 1-1.5 cm
  • Chọc kim có lắp bơm tiêm qua màng nhẫn giáp qua vết rạch da theo một góc 45 độ so với thân người (hướng kim về phía chân người bệnh) tại đường giữa, vừa chọc vừa hút đến khi ra khí
  • Tháo bơm tiêm, để lại kim, luồn dây dẫn qua catheter vào đường thở
  • Rút kim, để lại dây dẫn
  • Luồn canuyn
  • Rút que nong và dây dẫn
  • Cố định.

4.Tai biến và biến chứng khi mở khí quản cấp cứu?

tràn khí màng phổi

4.1 Tai biến và biến chứng sớm

  • Ngạt thở hoặc tắc nghẽn đường thở
  • Chảy máu tại điểm chọc, rạch da
  • Tổn thương thanh khí quản, mạch máu
  • Thủng khí quản, thực quản hoặc chọc vào trung thất
  • Tràn khí dưới da, tràn khí màng phổi, trung thất
  • Luồn cauyn, kim không vào đúng khí quản
  • Chấn thương dây thanh âm

4.2 Tai biến và biến chứng muộn

  • Hẹp dưới sụn giáp và hẹp khí quản
  • Tắc canuyn
  • Mất chức năng nuốt
  • Thay đổi giọng nói
  • Nhiễm trùng
  • Chảy máu muộn
  • Dò khí quản – thực quản
  • Lâu liền chỗ mở.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm và điều trị bệnh tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác và đem lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số

hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 17/10 – 31/12/2022).
Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn
tư vấn từ xa qua video
với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Liên kết:KQXSMB
Alternate Text Gọi ngay