Giáo trình nguyên lý thiết kế kiến trúc – Tài liệu text

16/02/2023 admin

Giáo trình nguyên lý thiết kế kiến trúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (875.75 KB, 34 trang )

1
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ
KIẾN TRÚC DÂN DỤNG

 PHẦN MỞ ĐẦU: MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA MÔN HỌC.

 CHƯƠNG I : KHÁI NIỆM VỀ KIẾN TRÚC VÀ PHÂN LOẠI KIẾN TRÚC.

 CHƯƠNG II : CÁC ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU CỦA KIẾN TRÚC.

 CHƯƠNG III : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ TƯ DUY TRONG THIẾT KẾ KIẾN TRÚC

 CHƯƠNG IV : KHÔNG GIAN CÔNG NĂNG VÀ CÁC NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ.

 CHƯƠNG V : CÁC NGUYÊN TẮC TỔ HP KHÔNG GIAN MẶT BẰNG
VÀ CÁC GIẢI PHÁP BỐ CỤC MẶT BẰNG KIẾN TRÚC.

 CHƯƠNG VI : CÁC NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ TỔ CHỨC GIAO THÔNG BÊN TRONG
VÀ BÊN NGOÀI CÔNG TRÌNH.

 CHƯƠNG VII : CÁC NGUYÊN TẮC TỔ HP HÌNH KHỐI KHÔNG GIAN
VÀ THIẾT KẾ MẶT ĐỨNG KIẾN TRÚC.

 CHƯƠNG VIII : CÁC NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ AN TOÀN THOÁT NGƯỜI
TRONG CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC.

 CHƯƠNG IX : CÁC NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ NỀN DỐC CHO PHÒNG KHÁN GIẢ
VÀ KHÁN ĐÀI CÔNG TRÌNH TDTT.

 CHƯỚNG X : CÁC VẤN ĐỀ KỸ THUẬT TRONG THIẾT KẾ KIẾN TRÚC.

2

CHƯƠNG I :

NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ KIẾN TRÚC
VÀ PHÂN LOẠI KIẾN TRÚC

I. NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG
I.1 Kiến trúc là nghệ thuật và khoa học thiết kế, xây dựng các công trình và các tổ hợp công
trình theo những tiêu chuẩn thẩm mỹ và chức năng,
I.2 Thiết kế kiến trúc là việc lập các bản vẽ thể hiện kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật
và nghệ thuật kiến trúc để thực hiện việc xây dựng công trình.

I.3 Nguyên lý thiết kế kiến trúc là những nguyên tắc, lý luận cơ bản được dùng làm cơ sở để
thiết kế công trình kiến trúc.
I.4 Môn học nguyên lý thiết kế sẽ cung cấp cho người thiết kế những nguyên tắc cơ bản để
sáng tác kiến trúc, tức là những nguyên tắc về tổ chức không gian, bố cục quy hoạch ,hình thức
bên ngoài và bên trong của nótrong mối quan hệ chặt chẽ với kết cấu, vật lý kiến trúc và các hệ
thống kỹ thuật công trình phục vụ cho nhu cầu sử dụng.
I.5 Thiết kế kiến trúc là một hoạt động sáng tạo của con người để tạo ra môi trường mới
nhằm thoả mãn những yêu cầu của đời sống con người về mặt vật chất và tinh thần.
– Một tác phẩm kiến trúc được tạo nên bởi sự kết hợp chặt chẽ giữa chức năng sử dụng và
tác dụng thẩm mỹ. Nó không chỉ đơn thuầnlà một sản phẩm ứng dụng KHKT. mà còn là một sáng
tạo nghệ thuật
– Tác phẩm kiến trúc không chỉ là những công trình riêng lẻ, mà còn có thể là một tập hợp
nhiều công trình phối hợp với nhau và với môi trường xung quanh tạo nên một tổ hợp, một tổng thể
kiến trúc : đường phố, làng xóm, trung tâm, đô thò
I.6 Kiến trúc sư : Theo Le Corbusier” Kiến trúc sư là người có tâm hồn của nhà thi só, có đôi
bàn tay của người nghệ si, và có bộ óc của nhà khoa học”.
„ – Người kiến trúc sư hành nghề thiết kế kiến trúc phải nắm vững những nguyên tắc, lý luận
cơ bản được dùng làm cơ sở để thiết kế công trình kiến trúc
„ – Kiến trúc sư phải có khả năng điều hợp được các chuyên gia của các chuyên ngành kỹ
thuật khác cùng tham gia thiết kế và xây dựng công trình.
– Kiến trúc sư phải có khả năng bao quát toàn diệncông việc từ lúc mới bắt đầu cho đến khi
công trình được đưa vào sử dụng.

II. PHÂN LOẠI KIẾN TRÚC : Các công trình kiến trúc được phân thành 3 loại :
1. KIẾN TRÚC CÁC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG. .
2. KIẾN TRÚC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP.
3. KIẾN TRÚC CÁC CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP.

KIẾN TRÚC CÁC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG ĐƯC PHÂN THÀNH 2 LOẠI
‟ KIẾN TRÚC NHÀ Ở & KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

A. Phân loại theo chức năng sử dụng.
 Kiến trúc các công trình nhà ở : Nhà ở nhỏ, chung cư thấp & cao tầng, nhà ở tập thể
 Kiến trúc các công trình trường học : Trường mầm non, trường học phổ thông

3
 Kiến trúc các công trình trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề
 Kiến trúc các công trình trường đại học và các viện nghiên cứu
 Kiến trúc các công trình y tế : Trạm xá, trung tâm y tế, bệnh viện, nhà điều dưỡng,
 Kiến trúc các công trình thương mại dòch vụ : Chợ, siêu thò, trung tâm mua bán
 Kiến trúc các công trình công sở, hành chính, văn phòng làm việc.
 Kiến trúc các công trình thể dục thể thao : Nhà thi đấu, hồ bơi, sân vận động
 Kiến trúc các công trình giao thông : Bến tàu, bến xe, nhà ga cảng hàng không,
cảng biển
 Kiến trúc các công trình văn hoá :
– Câu lạc bộ, nhà văn hoá, cung văn hoá, thư viện.
– Các công trình biểu diễn : nhà hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc,
– Các công trình trưng bày : Nhà truyền thống, trưng bày, triển lãm, bảo tàng
– Các công trình kỷ niệm : Tượng đài quảng trường, công viên, lăng mộ
– Các công trình tôn giáo : đình, chùa, nhà thờ

B. Phân loại theo tuổi thọ của công trình : Có 4 cấp độ.

 Công trình cấp I : Rất kiên cố, tuổi thọ đạt từ 50 ‟ 70 năm,
công trình đặc biệt hơn 100 năm

 Công trình cấp II : Kiên cố, tuổi thọ đạt từ 25 ‟ 50 năm

 Công trình cấp III : Bán kiên cố, tuổi thọ từ 10 ‟ 25 năm

 Công trình cấp IV : Nhà tạm, tuổi thọ dưới 10 năm.

C. Phân loại theo quy mô của công trình

 Công trình cấp Quận Huyện, Tỉnh thành phố, Quốc gia

 Công trình thấp tầng, cao tầng, nhiều tầng

 Công trình có sức chứa lớn hoặc nhỏ.

4

CHƯƠNG II

CÁC ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU CỦA KIẾN TRÚC

I. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA KIẾN TRÚC :
1. KIẾN TRÚC LÀ KẾT QUẢ CỦA SỰ TỔNG HP GIỮA KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ
NGHỆ THUẬT.
– Khoa học kỹ thuật và vật chất là cơ sở, là phương tiện để thực hiện mục đích của kiến
trúc, thoả mãn yêu cầu sử dụng và thẩm mỹ của con người. Quá trình tạo thành công trình kiến
trúc là quá trình sản sinh ra của cải vật chất, đồng thời cũng là sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật.
– Một tác phẩm kiến trúc ra đời, được công nhận là có giá trò trước hết nó phải đáp ứng
được yêu cầu sử dụng của con người, tiếp đến là phải ứng dụng được tốt các tiến bộ của khoa học
kỹ thuật đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, con người ngày càng có mức sống cao hơn càng đòi
hỏi cao về tiện nghi sinh hoạt và nhu cầu thẩm mỹ.

Vì vậy, đòi hỏi người kiến trúc sư phải tự mình trang bò kiến thức khoa học ‟ kỹ thuật, nghệ thuật,
đồng thời phải phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia của các bộ môn kỹ thuật khác cùng phát huy
trí tuệ trong suốt quá trình làm việc từ khâu thiết kế, cho đến khi thi công xây dựng công trình,
hoàn thiện đưa vào sử dụng.
2. KIẾN TRÚC PHẢN ÁNH XÃ HỘI VÀ MANG TÍNH TƯ TƯỞNG.
– Thông qua các tác phẩm kiến trúc có thể tạo nên một hình tượng khái quát, súc tích về
một xã hội qua từng giai đoạn lòch sử, sức biểu hiện của kiến trúc có thể cho ta cảm nhận được :
– Khả năng kinh tế, tốc độ phát triển của xã hội.
– Trình độ văn minh, văn hoá của xã hội.
– Cơ cấu tổ chức, luật pháp của nhà nước.
– Nếp sống, phong tục tập quán của dân tộc.
– Phương thức sản xuất của xã hội.
Vì vậy, nền kiến trúc của mỗi quốc gia đều phản ánh rất rõ nét bộ mặt chung về đời sống
vật chất, văn hoá, tinh thần của xã hội

„ – Tương ứng với lòch sử xã hội, mỗi chế độ đều ảnh hưởng đến nội dung và hình thức của
kiến trúc. Trong xã hội có giai cấp do điều kiện kinh tế, quyền lực của từng đẳng cấp mà

các giai cấp có hệ tư tưởng riêng, tư tưởng đó có ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghó, ý tưởng
sáng tác của kiến trúc sư. Cho nên kiến trúc cũng mang tính tư tưởng và tính giai cấp.
3. KIẾN TRÚC CHỊU ẢNH HƯỞNG RÕ RỆT CỦA ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI
TRƯỜNG.
Bao gồm : – Môi trường đòa lý tự nhiên
– Môi trường cảnh quan và kiến trúc
a ‟ Môi trường đòa lý tự nhiên : Gồm khí hậu, thời tiết, nắng mưa, gió, độ ẩm không khí,
đòa hình, đòa chất, thuỷ văn nơi xây dựng công trình đều có tác động và ảnh hưởng rất lớn đến việc
nghiên cứu các giải pháp kiến trúc và kỹ thuật cho công trình.
„ – Cho nên tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường đòa lý tự nhiên của từng nơi từng vùng mà
kiến trúc phải có các giải pháp phù hợp về hướng mặt bằng, bố cục không gian, vật liệu,
trang thiết bò kỹ thuật và trang trí màu sắc.

5
b ‟ Môi trường cảnh quan và kiến trúc : Nơi công trình được thiết kế và xây dựng cũng là
một yếu tố quan trọng có tác động và ảnh hưởng rất lớn trong quá trình nghiên cứu lựa chọn giải
pháp kiến trúc sao cho kiến trúc mới phải hài hoà với tổng thể cảnh quan của khu vực, tránh phô
trương, kệch cỡm, hay lạc lõng kiểu cách.
4. KIẾN TRÚC MANG TÍNH DÂN TỘC.
Tính cách dân tộc thường được phản ánh rất rõ nét qua công trình kiến trúc về hình thức
và nội dung :
a ‟ Về hình thức : Phong cách kiến trúc trong việc nghiên cứu lựa chọn tổ hợp hình khối,
mặt đứng, tỷ lệ, chi tiết trang trí, màu sắc, vật liệu được phối hợp nhuần nhuyễn để thoả mãn yêu
cầu thẩm mỹ của dân tộc.
b ‟ Về nội dung : Bố cục mặt bằng phải phù hợp với phong tục tập quán, tâm lý dân tộc ;
+ Kích thước tỷ lệ của kiến trúc và trang thiết bò sử dụng phải tỷ lệ với con người
+Phải tận dụng được các yếu tố thiên nhiên để phục vụ tốt cho con người.

– Nội dung và hình thức của kiến trúc có thể thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của lòch

sử, của thời đại, song vẫn có tính truyền thống và kế thừa sâu sắc của dân tộc.
– Mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán sinh hoạt riêng, truyền thống văn hoá riêng cũng
như những kinh nghiệm về các giải pháp kiến trúc riêng của mình. Cho nên ngay cả trong thời kỳ
hiện đại, kiến trúc dễ bò pha tạp, tính dân tộc vẫn được phản ánh trong kiến trúc.
– Kiến trúc trong một nước có những nét chung, nhưng từng vùng, từng đòa phương, từng
dân tộc lại có những đặc điểm và tính cách riêng.

II – CÁC YÊU CẦU CỦA KIẾN TRÚC
Kiến trúc luôn gắn bó chặt chẽ với dời sống của con người và nó cũng phát triển theo tiến
trình phát triển lòch sử loài người. Tác phẩm kiến trúc ra đời là nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của
con người, của xã hội. Vì vậy kiến trúc có các yêu cầu chủ yếu sau :
1 ‟ Yêu cầu thích dụng 2 ‟ Yêu cầu vững bền.
3 ‟ Yêu cầu mỹ quan 4 ‟ Yêu cầu kinh tế.
1 ‟ YÊU CẦU THÍCH DỤNG :
– Bất cứ một công trình kiến trúc nào cũng phải đáp ứng được yêu cầu quan trọng nhất là
thích dụng, tức là phải phù hợp, tiện lợi cho việc sử dụng của con người.
– Yêu cầu thích dụng của con người thường đa dạng bởi nhu cầu hoạt động đa dạng : ăn,
ở, học tập, đi lại, làm việc, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí vv…
– Xã hội phát triển thì nhu cầu cuộc sống ngày càng cao hơn, tiện nghi hơn, đòi hỏi kiến
trúc ngày càng đa dạng về thể loại và phong phú về hình thức.
– yêu cầu thích dụng phụ thuộc vào phong tục tập quán của từng dân tộc, tôn giáo, tín
ngưỡng, từng vùng, từng quốc gia, và phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính

Để đảm bảo được yêu cầu thích dụng, khi thiết kế công trình cần chú ý :
– Bố cục mặt bằng phải đảm bảo dây chuyền hoạt động hợp lý nhất, giao thông đi lại hợp
lý, ngắn gọn, không chồng chéo nhau.
– Kích thước các phòng phù hợp với ỵêu cầu hoạt động ,thuận tiện cho việc bố trí đồ đạc,
trang thiết bò bên trong gọn gàng, đẹp mắt.
– Tuỳ theo mức độ sử dụng của từng loại phòng, cần đảm bảo điều kiện vệ sinh: đủ ánh
sáng, thông hơi, thoáng gió, chống ồn, chống nóng tốt, tránh được những bất lợi của điều kiện khí

hậu.

6
– Đảm bảo mối quan hệ và sự hài hoà của công trình với môi trường xung quanh.
2 – YÊU CẦU VỮNG BỀN.
Công trình kiến trúc phải an toàn, lâu bền với mọi điều kiện tác động của con người và tự
nhiên. Các tác động đến công trình kiến trúc được phân thành hai loại: tác động của lực và tác động
không phải bằng lực.
a. Các tác động của lực gồm:
– Những tác động thường xuyên: do trọng lượng bản thân của các bộ phận công trình.
– Những tác động lâu dài do trọng lượng của trang thiết bò, hàng hoá, đồ dùng sinh hoạt.
– Những tải trọng ngắn hạn: do trọng lượng của thiết bò di động như cần trục trong nhà
xưởng, do trọng lượng của người và đồ đạc trong nhà, do tác động của gió.
– Những tải trọng đặc biệt: (bất thường) như động đất, tác động do sự cố hư hỏng thiết bò…
b. Các tác động không phải bằng lực gồm:
– Tác động của nhiệt làm giãn nở vật liệu và kết cấu sẽ gây ra tác động của nội lực trong
CT.
– Tác động của nước mưa và nước ngầm, hơi nước trong không khí gây ra sự thay đổi đặc
tính kỹ thuật cơ lý của vật liệu.
– Tác động của không khí chuyển động gây ra tải trọng gió và sự xâm nhập của không khí
làm thay đổi chế độï nhiệt và chế độ ẩm trong công trình.
– Tác động của nắng chiếu tạo ra tác động nhiệt làm thay đổi đặc tính kỹ thuật vật lý của
lớp mặt vật liệu kết cấu, làm thay đổi chế độ nhiệt, quang trong công trình.
– Tác động của các tạp chất hoá học có trong không khí xâm thực làm hư hại vật liệu kết
cấu.
– Tác động sinh học do mối, mọt, côn trùng phá huỷ các vật liệu hữu cơ.
– Tác động của tiếng ồn, làm ảnh hưởng đến chế độ âm thanh trong công trình.
Tóm lại, độ vững bền của công trình bao gồm :
„ – Độ vững chắc của cấu kiện chòu lực.
„ – Độ ổn đònh của kết cấu nền móng.

„ – Độ bền lâu của công trình theo thời gian.
3- YÊU CẦU MỸ QUAN.
-Ngoài nhu cầu vật chất, con người còn khát khao đòi hỏi yếu tố tinh thần hay mỹ cảm: con
người trang điểm cho mình đẹp, ngắm một khung cảnh đẹp, ở trong ngôi nhà đẹp… Kiến trúc sư
là người sáng tạo ra công trình hoà vào khung cảnh ấy không thể không làm đẹp đúa con tinh
thần của mình.
– Cái đẹp trong tác phẩm kiến trúc cũng như cái đẹp trong tác phẩm nghệ thuật không
phải là cái cố hữu, bất biến, mà nó thay đổi theo sự phát triển của xã hội loài người.
– F.HEGEL đã nói: “Cuộc sống vươn lên phía trước và mang theo cái đẹp hiện thực của nó
như dòng sông chảy mãi”.
Yêu cầu mỹ quan đối với tác phẩm kiến trúc
-Mỹ quan tổng thể : Tác phẩm kiến trúc được tạo ra phải hài hoà với cảnh quan, môi
trường xung quanh nó, taọ nên một tổng thể không gian đẹp.
– Mỹ quan của công trình kiến trúc : Với tác phẩm kiến trúc thì cảm quan thẩm mỹ là yếu
tố đầu tiên tác động vào mọi người, dù bằng quan điểm thẩm mỹ nào hay trình độ nhận thức cái
đẹp ra sao thì thẩm mỹ kiến trúc cũng phải thoả mãn yêu cầu tinh thần của số đông quần chúng.
4- YÊU CẦU KINH TẾ.
– Trong việc thiết kế và xây dựng một công trình kiến trúc có thể đạt được sự hợp lý về
kinh tế trước hết là bằng cách sử dụng đúng những nguyên tắc, tiêu chuẩn và phương tiện tạo
nên chất lượng thẩm mỹ của công trình mà không trang trí phô trương lãng phí.

7
– Yêu cầu kinh tế của công trình kiến trúc được biểu hiện trong khâu thiết kế đồ án kiến
trúc, thi công xây dựng và sử dụng công trình.
a. Kinh tế trong thiết kế đồ án kiến trúc :
– Tuân thủ các quy đònh của luật xây dựng, quy hoạch tổng thể khu vực; chỉ giới xây dựng,
đường đỏ, các hệ số chỉ tiêu quy đònh về sử dụng đất, mật độ xây dựng,số tầng cao.
– Tận dụng tốt đòa hình, đòa mạo khu đất xây dựng.
– Chọn hướng nhà để có nắng gió tốt, tránh hướng nắng xấu, gió bất lợi.
– Diện tích, không gian sử dụng của các phòng phù hợp với tiêu chuẩn và nhu cầu sử dụng.

– Bố cục mặt bằng; sắp xếp các khối chức năng theo dây chuyền hoạt động ngắn gọn chặt
chẽ
– Tổ chức giao thông trong công trình ngắn gọn hợp lý
– Lựa chọn giải pháp, bố trí các hệ thống kỹ thuật tối ưu (kết cấu, điện, cấp thoát nước
.vv )
– Lựa chọn vật liệu trang trí hoàn thiện, trang thiết bò kỹ thuật phù hợp với thể loại công
trình, cấp công trình, tránh phô trương hình thức, cầu kỳ, gây lãng phí.
b. Kinh tế trong thi công xây dựng :
– Là quá trình biến các ý đồ sáng tạo của kiến trúc sư từ bản vẽ thành công trình thựcthể
vật chất.
– Kiến trúc sư phải kết hợp với các kỹ sư thuộc các chuyên ngành cùng tính toán phối hợp
với nhau lập kế hoach tiến độ thi công xây dựng công trình theo một trình tự hợp lý.
– Ngoài ra còn phải chú ý tới các nguồn cung cấp vật tư, nguyên liệu, các phương tiện thiết
bò máy móc và nguồn nhân công nơi xây dựng công trình.

8

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ TƯ DUY TRONG
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ KIẾN TRÚC

Muốn có một đố án thiết kế kiến trúc tốt, người kiến trúc sư phải trải qua một quá
trình nghiên cứu, phân tích, tư duy sâu sắc và nghiêm túc các vấn đề : Gồm 4 bước
1 – Phân tích khái niệm.
2 – Phân tích về thích dụng.
3 – Phân tích về môi trường.
4 – Phân tích về kỹ thuật, kinh tế.

I. PHÂN TÍCH VỀ KHÁI NIỆM.

1 – Khái niệm :
 Khi bắt tay vào công việc thiết kế kiến trúc, trước tiên phải hình thành những ý
niệm chung và tổng quát, tức là những khái niệm cơ bản. phân tích về khái niệm sẽ
giúp ta nắm được nguyên lý chung chỉ đạo cả quá trình sáng tạo, nêu bật được những
vấn đề tổng quát, những mục đích và yêu cầu mà chúng ta cần phải đạt được.
 Kết quả phân tích về khái niệm là kết tinh của những quan điểm có được nhờ vào
những kinh nghiệm, qua khả năng suy nghó, phân tích, qua sự phát triển của ý thức, tư
tưởng để áp dụng những quan điểm đó vào các trường hợp cụ thể của từng công trình sẽ
thiết kế.
 Phân tích về khái niệm rất quan trọng. Nó cho phép ta có đủ khả năng giải quyết
những vấn đề rộng lớn và phức tạp trong quá trình sáng tạo ra tác phẩm kiến trúc.

2 – Bản năng và kinh nghiệm :
– Bản năng là giải pháp tự phát để đối phó với tình hình thực tế đang xảy ra.
– Kinh nghiệm là việc sử lý các tình huống, vấn đề tương tự được lập đi lập lại nhiều
lần .Việc tích luỹ, đúc rút kinh nghiệm và mở rộng kinh nghiệm thường cho kết quả
đúng hơn, tốt hơn. Đây là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết.
– Phân tích khoa học là khả năng tư duy logic, phân tích các vấn đề cần giải quyết một cách
đúng đắn nhất, hiệu quả nhất.
Bản năng, kinh nghiệm và phân tích khoa học là ba mức độ khác nhau của hoạt
động sáng tạo của loài người. Kiến trúc sư rất cần tới bản năng và kinh nghiệm, nhưng
chỉ có thể bằng phương pháp phân tích khoa học mới có thể hiểu rõ để sáng tạo ra tác
phẩm kiến trúc thực thụ đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của xã hội.
3 – Sự hình thành những khái niệm :
Việc nghiên cứu thiết kế một công trình kiến trúc cần phải theo một nguyên lý chỉ
đạo để thoả mãn được những yêu cầu, đòi hỏi mà bản nhiệm vụ thiết kế đặt ra.
Vì vậy người kiến trúc sư trước khi thiết kế cần phải nắm vững các vấn đề sau :

9

a ‟ Nhận thức và hiểu biết vế thể loại đề tài công trình sẽ thiết kế.
b ‟ Quan sát và nhận xét thực tế ( không theo cảm tính mà phải bằng lý tính ).
c ‟ Tìm hiểu về quá trình phát triển theo từng giai đoạn lòch sử, về quan niệm và ý thức
d ‟ Sự tư duy trừu tượng : là giai đoạn phát triển cao của quá trình nhận thức, đi sâu
vào bản chất và phát hiện ra những quy luật của sự vật bằng những hình thức như biểu
tượng, khái niệm, phán đoán và suy lý. Đối với thiết kế kiến trúc đó còn là sự sáng tạo
độ nhạy cảm và kết hợp với năng khiếu thẩm mỹ

4– Vấn đề hình thức và nội dung.
Nội dung là cái bên trong sự vật, được hình thức chứa đựng hoặc biểu hiện. Hình thức
là cái vỏ bề ngoài của sự vật, chứa đựng hoặc biểu hiện nội dung.
– Trong kiến trúc nội dung được tạo thành bởi toàn bộ những kết luận được phân tích
mà bản thiết kế thể hiện cụ thể. Còn hình thức là thực thể của công trình được biểu hiện
bằng khối, hình, đường nét, màu sắc, vật liệu được phối hợp với nhau để tạo nên cảm
xúc nghệ thuật cho người xem cũng như không gian bên trong công trình đó.
– Chủ nghóa thực dụng và chủ nghóa hình thức là hai trào lưu xấu, đều tác hại đến
công việc sáng tạo kiến trúc :
Chủ nghóa thực dụng thể hiện sự nghèo nàn về tưởng tượng, về nghệ thuật, và xa
rời giá trò văn hoá ‟ tinh thần của con người.
Chủ nghóa hình thức là sự suy tưởng, mù quáng, bao biện, phi lý, thổi phồng
hoặc gò ép một cách giả dối.

Sự đánh giá phiến diện, một chiều về những vấn đề hình thức và nội dung đều
làm ảnh hưởng lớn đến tác phẩm kiến trúc trong nhiều trường hợp.
Vì vậy khi thiết kế công trình kiến trúc chúng ta cần phải suy nghó sâu sắc, cân
nhắc cẩn thận những vấn đề về hình thức và nội dung để tìm ra những nguyên tắc phù
hợp với xã hội đang phát triển, những vấn đề cụ thể con người đòi hỏi nhằm tạo nên một
môi trường tốt không những cho các hoạt động phong phú, mà còn thoả mãn sự mong
muốn về một nền kiến trúc đẹp, hiện đại, dân tộc.

Le Corbusier ‟ Kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp, có nói :”Kiến trúc là sự kết hợp
đúng đắn và tuyệt diệu những nội dung, hình khối dưới ánh sáng”.

II. PHÂN TÍCH VỀ THÍCH DỤNG.
– Mọi công trình kiến trúc ra đời đều phải đáp ứng những yêu cầu của các hoạt động
của con người, nhằm thoả mãn những nhu cầu của cuộc sống. Kiến trúc kết hợp với môi
trường xung quanh để bảo vệ con người, chống lại mưa gió,nóng lạnh, tạo ra môi trường
hoạt động tốt phục vụ con người.
– Phân tích về thích dụng là việc nghiên cứu các hoạt động của con người, đồ đạc và
trang thiết bò trong không gian kiến trúc để phục vụ cho mọi hoạt động có hiệu quả nhất
cả về sinh lý, tâm lý của con ngưòi. Nó được thể hiện ở ba vấn đề :
Không gian – vò trí – quan hệ hữu cơ.
– Không gian :Là bản thân từng không gian sử dụng có hình dạng, kích thước phù hợp với
việc bố trí trang thiết bò, với môi trường, với tâm sinh lý hoạt động của con người trong đó
– Vò trí : Là chỗ đặt hợp lý của các không gian trong công trình kiến trúc.
– Quan hệ hữu cơ : Là mối liên hệ giữa các không gian theo quy luật của sự hoạt động.
Để việc thiết kế các công trình kiến trúc được tốt chúng ta cần tìm hiểu kỹ các vấn đề:
1 ‟ Các chức năng hoạt động của công trình.

10
2 ‟ Người sử dụng, đối tượng sử dụng công trình.
3 ‟ Các trang thiết bò phục vụ cho sự hoạt động của công trình.
4 ‟ Thời gian, tần xuất và chu kỳ hoạt động của công trình.
5 ‟ Các yêu cầu về vệ sinh môi trường.
6 ‟ Thiết lập các mối quan hệ về không gian sử dụng, dây chuyền và lối đi lại.
7 ‟ Xác đònh kích thước theo các tiêu chuẩn quy phạm.

III. PHÂN TÍCH VỀ MỐI QUAN HỆ VỚI MÔI TRƯỜNG.
Một công trình kiến trúc được thiết kế xây dựng và tồn tại trong một thời gian dài
để con người sử dụng, luôn có mối quan hệ chặt chẽ và chòu ảnh hưởng rõ rệt của điều

kiện tự nhiên và môi trường xung quanh .Vì vậy các yếu tố môi trường sẽ là một trong các
điều kiện quyết đònh đến sự lựa chọn giải pháp kiến trúc tối ưu.
Trước khi nghiên cứu thiết kế cần phải điều tra và phân tích kỹ các đặc điểm của
môi trường nơi xây dựng công trình. Các đặc điểm và mối quan hệ đó là :
1 – Môi trường tự nhiên :
– Là thực thể vật chất vốn có của tự nhiên như : Sông ngòi, đồi núi, đòa hình đòa mạo
của khuôn viên khu đất, nơi xây dựng công trình.
– Là đòa điểm, vò trí của công trình trên bản đồ hiện trạng, quy hoạch. Trắc đạc toạ
độ đồ bản về các ranh giới, hướng toạ độ, hướng giao thông liên hệ của công trình với các
khu vực xung quanh.
– Các thông số về khí hậu : Nhiệt độ, lượng mưa, nắng, gió, không khí, độ ẩm, cao
nhất, thấp nhất và trung bình hàng năm.
– Các số liệu về đòa chất, thuỷ văn, mực nước ngầm, lũ lụt, triều cường hàng năm.
– Cảnh quan tự nhiên, sinh thái môi trường tự nhiên, cây xanh, mặt nước
2 – Môi trường xã hội :
– Là những cái do con người tạo nên : Nhà cửa, đường sá, cầu cống, quảng trường,
công viên Cảnh quan kiến trúc xung quanh nơi xây dựng công trình.
– Các quy đònh về quy hoạch xây dựng : mật độ xây dựng, số tầng cao, chỉ giới XD.
– Các quy đònh về pháp luật, cơ cấu tổ chức xã hội, an ninh, quốc phòng

IV. PHÂN TÍCH VỀ KỸ THUẬT VÀ KINH TẾ.
– Vai trò của kỹ thuật và kinh tế rất quan trọng và liên quan chặt chẽ tới công việc
nghiên cứu thiết kế, sáng tác của kiến trúc sư.
– Nó có tính chất xuyên suốt cả một quá trình dài và liên tục trong cả ba giai đoạn :
Thiết kế, thi công xây dựng, sử dụng và bảo quản công trình.
1 – Khoa học kỹ thuật :
– Khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ và phát triển mạnh mẽ ở mọi lónh vực nói
chung, riêng ngành kiến trúc và xây dựng nó đã góp phần nâng cao chất lượng thiết kế,
thi công xây dựng công trình đạt hiệu quả sử dụng cao nhất.
– Công nghệ chế tạo vật liệu xây dựng, cấu kiện cho việc xây dựng công trình, các

trang thiết bò phục vụ cho công trình ngày càng đa dạng về chủng loại, về hình thức, chất
lượng, đòi hỏi người thiết kế phải phân tích, lựa chọn kỹ lưỡng hơn trong các giải pháp
kiến trúc, kỹ thuật.
– Công nghệ tin học phát triển mạnh mẽ cũng góp phần đẩy nhanh quá trình nghiên
cứu thiết kế kiến trúc. Các phần mềm trợ giúp cho thiết kế, Các tư liệu, dữ liệu được cập
nhật thường xuyên và lưu trữ đầy đủ, chính xác, giúp cho việc phân tích sử lý lựa chọn
chính xác các giải pháp kiến trúc, kỹ thuật khi thiết kế, cũng như khi thi công xây dựng
công trình.

11
– Các trang thiết bò và các hệ thống kỹ thuật trong công trình để phục vụ cho nhu
cầu hoạt động, sử dụng của con người : Thang máy, điều hoà không khí, an ninh, cứu hoả,
thông tin liên lạc, điện, cấp thoát nước ngày càng có nhiều chủng loại, đa dạng về mẫu
mã, yêu cầu đòi hỏi ở mức độ ngày càng cao hơn
2 – Kỹ thuật kinh tế.
Giá thành và chất lượng công trình là bài toán kinh tế để đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng
công trình, nó rất quan trọng đối với chủ đầu tư.
Trong thiết kế: Vấn đề này được thể hiện ngay từ giai đoạn nghiên cứu lập đồ án thiết kế
– Lựa chọn đất xây dựng, khai thác sử dụng các điều kiện tự nhiên, xã hội để công trình có
hiệu quả sử dụng cao nhất.
– Tổ chức không gian, bố cục mặt bằng hợp lý, dây chuyền giao thông ngắn gọn.
– Lựa chọn các giải pháp kỹ thuật phù hợp với quy mô, tính chất sử dụng của CT.
– Cần chú ý đến các đặc điểm, điều kiện của đòa phương nơi xây dựng công trình.
– Cần phối hợp với các kỹ sư của các chuyên ngành lập ra sơ đồ hệ thống KT tối ưu.
Trong thi công xây dựng công trình: Cần lập ra đồ án, kế hoạch thi công xây dựng :
– Lập biểu đồ tiến độ thi công ,thể hiện thời gian thực hiện, vật tư, nhân lực, phương tiện máy
móc, công cụ, và kế hoạch phân bố kinh phí xây dựng.
– Lựa chọn giải pháp, phương tiện thi công tuỳ theo tính chất, đặc điểm công trình XD
– Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với việc thi công các hệ thống kỹ thuật.
– Luôn kiểm tra chất lượng thi công, xử lý kòp thời các sự cố kỹ thuật thay đổi thiết kế

Áp dụng công nghiệp hoá xây dựng :
– Điển hình hoá, tiêu chuẩn hoá, thống nhất hoá, bằng việc sử dụng tốt hệ môđun.
– Sử dụng các phương pháp, kỹ thuật thi công theo hướng công nghiệp hoá: phương pháp lắp
ghép cấu kiện, lắp ghép block không gian, phương pháp ván khuôn trượt

12

CHƯƠNG IV

KHÔNG GIAN CÔNG NĂNG
VÀ CÁC NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ

IV.1. – KHÔNG GIAN CÔNG NĂNG.
Trong một công trình kiến trúc thường chứa đựng rất nhiều không gian, mỗi không gian
đó lại có những chức năng phục vụ cho nhu cầu sử dụng khác nhau của con người.
– Tuỳ theo nhu cầu sử dụng mà các không gian có hình dáng kích thước và cách tổ chức, bố
trí khác nhau.
– Phân loại các không gian trong công trình kiến trúc :
1- Không gian đơn thuần.
2- Không gian chức năng riêng.
3- Các không gian đặc thù.
4- Không gian chức năng đặc biệt.
5- Không gian chức năng hỗn hợp.
IV.1.1 Không gian đơn thuần :
– Là loại không gian đơn giản nhất, nhiều khi không xác đònh rõ, hoặc thể hiện một cách cụ
thể : Một chòi nghỉ chân trong công viên, chỗ chờ xe bus, ban công, logia, hoặc các phần nhô ra
của các mái hắt, che mưa nắng,
– không gian đơn thuần thường có chức năng sử dụng cụ thể, xong đôi khi cũng không có chức
năng rõ ràng, việc tạo dựng các không gian này thường sinh động, phong phú về hình thức.

IV.1.2. ‟ Không gian chức năng riêng.

– Là loại không gian đơn thuần, đơn giản, nhưng có chức năng sử dụng rất rõ ràng:
Không gian lớp học, không gian phòng ngủ, phòng khách, phòng làm việc,
phòng khám bệnh, phòng thí nghiệm….
– Loại không gian này khi cần có thể thay đổi chức năng sử dụng nhưng không phù
hợp lắm vì các thông số kỹ thuật của mỗi không gian thiết kế có khác nhau như :
đồ đạc và trang thiết bò sử dụng của mỗi loại không gian chức năng riêng có kích
thước hoàn toàn khác nhau, kích thước của không gian: chiều dài, rộng, cao, cửa sổ,
cửa đi, rất khác nhau.
IV.1.3.– Không gian đặc thù.
– Trong các công trình kiến trúc thường có các không gian rất đặc thù cả về kích
thước, kiểu dáng, và cách bố trí như : Bếp, khu vệ sinh, cầu thang,…
– Các loại không gian này không thể thay đổi chức năng sử dụng được và chỉ sử
dụng theo đúng chức năng đã được thiết kế.
IV.1.4.– Không gian chuyên biệt.
– Là loại không gian có chức năng sử dụng rất đặc biệt, nhiều khi rất đa dạng, rất
khác nhau cả về hình dạng, kích thước, và nhất là các giải pháp kỹ thuật kết cấu,

13
các trang thiết bò phục vụ cho nhu cầu sử dụng. Các loại không gian này phổ biến
trong các công trình công cộng như : các khán phòng biểu diễn, các khán đài công
trình TDTT, các không gian trưng bày bảo tàng, triển lãm …

IV.1.5. – Không gian chức năng hỗn hợp.
– Thường là không gian lớn mà bên trong chứa đựng nhiều không gian nhỏ có các
công năng sử dụng khác nhau ví dụ như sảnh của các khách sạn, các cao ốc văn
phòng: Trong không gian lớn đó bao gồm : Không gian đón tiếp, không gian tiếp
khách, Bar cà phê, không gian triển lãm, bán đồ lưu niệm …

IV.2. CÁC NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ.
1 ‟ Nhân tố quan trọng nhất để tạo những điều kiện tối ưu là kích thước của không

gian cần thiết kế (chiều dài, rộng, cao). Vì vậy cần phải xác đònh rõ :
– Chức năng sử dụng của không gian.
– Các trang thiết bò, tiện nghi cần bố trí phục vụ cho nhu cầu sử dụng.
– Các yêu cầu về kỹ thuật phục vụ cho các thiết bò sử dụng.
2 ‟ Cần tìm hiểu kỹ các tiêu chuẩn thiết kế : trong đó có các tiêu chuẩn về diện
tích, thể tích không gian, các tiêu chuẩn về vật lý kiến trúc như chiếu sáng, che
chắn nắng, môi trường để xác đònh kích thước của cửa đi, cửa sổ sao cho phù
hợp với yêu cầu sử dụng.
3 ‟ Cần nghiên cứu nhiều giải pháp bố trí sắp xếp đồ đạc, thiết bò để có nhiều
phương án thiết kế từ đó lựa chọn được kích thước không gian phù hợp nhất.

14

15
CHƯƠNG V

NGUYÊN TẮC TỔ HP KHÔNG GIAN
VÀ BỐ CỤC MẶT BẰNG CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC

V.1. – Ý NGHĨA CỦA BỐ CỤC MẶT BẰNG.
Tác phẩm kiến trúc là kết quả nghiên cứu tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó tổ
hợp không gian và bố cục mặt bằng kiến trúc là yếu tố quan trọng hàng đầu, nó đóng
vai trò quyết đònh hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, sử dụng của công trình
Tác phẩm kiến trúc rất đa dạng về thể loại, trong mỗi thể loại lại rất phong phú về
chức năng sử dụng. Các bộ phận chức năng có mối quan hệ với nhau theo một trật tự
nguyên tắc nhất đònh.
Một công trình có bố cục mặt bằng tốt sẽ :
1- Thuận lợi cho hoạt động của các khối chức năng ; giao thông ngắn gọn,
không chồng chéo, hiệu quả sử dụng cao, giảm nhẹ sức lao động, tiết kiệm thời gian
2- Tạo được thói quen, nền nếp hoạt động của con người theo phong cách
khoa học, văn minh.
3- Dễ dàng quản lý và bảo quản công trình.
4- Dễ lựa chọn việc tổ hợp sắp xếp các loại không gian, hệ kết cấu, hệ môđun
bố trí các hệ thống kỹ thuật, dễ biểu đạt hình khối, mặt đứng công trình kiến trúc.

V.2. – CÁC CƠ SỞ ĐỂ LẬP BỐ CỤC MẶT BẰNG.
Muốn tạo được bố cục mặt bằng hợp lý phải dựa vào các cơ sở sau :
1- Tính chất sử dụng, quy luật và trình tự hoạt động của công trình.
2- Tiêu chuẩn diện tích, thể tích, chiều cao của các không gian sử dụng.
3- Yêu cầu phân cấp sử dụng của công trình.

4- Hình dạng kích thước, hướng của khu đất xây dựng và các cơ sở hạ tầng ;
đường giao thông, các hệ thống kỹ thuật đô thò ; điện, cấp thoát nước, thông tin.
5- Các quy đònh về vệ sinh môi trường,
6- Phong tục tập quán của dân tộc, của đòa phương nơi xây dựng công trình.

V.3. – CÁC NGUYÊN TẮC TỔ HP KHÔNG GIAN VÀ BỐ CỤC MẶT BẰNG.
V.3.1 Nhóm các không gian chức năng.
Bất cứ công trình kiến trúc nào, dù nhỏ hay lớn, dù đơn giản hay phức tạp, cũng gồm
nhiều không gian sử dụng với các chức năng khác nhau. Tính chất sử dụng của mỗi
không gian lại có những đòi hỏi riêng khá phức tạp bởi nhiều yéu tố, và luôn có mối
quan hệ mật thiết khi sử dụng ; mối quan hệ này được diễn ra thường xuyên hoặc có
tính độc lập tương đối với nhau. Vì vậy để dễ tổ hợp không gian cần thực hiện các bước
– Phân loại, nhóm các không gian có chức năng giống nhau, hoặc gần giống
nhau thành từng khối chức năng
– Phân tích về quan hệ giữa các không gian trong khối chức năng sử dụng để
có khái niệm sơ bộ về sự hoạt động của khối chức năng,
V.3.2 Phân tích về quan hệ giữa các không gian và các khu vực chức năng.
Để tổng quát hoá, khái quát hoá các mối quan hệ giữa các không gian và các khu
chức năng sử dụng trong một công trình kiến trúc ta thường thiết lập sơ đồ quan hệ:

16
– Sơ đồ quan hệ tổng thể : Diễn đạt tổng thể các khối chức năng của công trình.
Nhìn vào sơ đồ tổng quát, mặt bằng, mặt cắt, người kiến trúc sư dễ hình dung ra
quan hệ giữa các khu vực để tìm ra vò trí phù hợp của nhiều phương án.
– Sơ đồ quan hệ chi tiết : Diễn đạt bằng hình vẽ hay ký hiệu từ các không gian
trong một khối chức năng. Nhìn vào sơ đồ chi tiết, mặt bằng, mặt cắt này người
kiến trúc sư cũng hình dung được vò trí của các phòng, các không gian sử dụng và
mối quan hệ của chúng với nhau.
– Ý nghóa của việc phân tích về quan hệ chức năng.
1 ‟ Dễ so sánh để tìm ra phương án bố cục mặt bằng tối ưu, và yêu cầu sử

dụng, kỹ thuật, kết cấu công trình, và hình khối thẩm mỹ.
2 ‟ Có thể dùng sơ đồ làm cơ sở dữ liệu để đưa vào máy vi tính để phân tích,
lựa chọn phương án.
3 ‟ Phân tích các loại giao thông : đối nội, đối ngoại, tính toán được tần xuất,
chu kỳ, thời gian hoạt động của con người trong công trình kiến trúc.
4 ‟ Xác đònh vò trí các không gian, các khối chức năng một cách chính xác.
5 ‟ Dựa vào sơ đồ cơ cấu bố cục mặt bằng, mặt cắt, người thiết kế dễ hình
dung ra hình khối, mặt đứng, tầm nhìn kiến trúc từ trong ra ngoài, từ các tuyến giao
thông bên ngoài tới công trình để quyết đònh yếu tố thẩm mỹ của công trình
V.3.3 Các giải pháp tổ hợp không gian mặt bằng kiến trúc.
Trong thiết kế kiến trúc thường sử dụng các giải pháp tổ hợp không gian sau :
1- Tổ hợp theo tuyến hành lang : Không gian sử dụng được bố trí, sắp xếp về một
bên của hành lang giao thông ( Hành lang bên ), hoặc hai bên của hành lang (hành
lang giữa ).
2- Tổ hợp kiểu chùm tia, tán xạ : Các không gian sử dụng được sắp xếp xung
quanh không gian chính trung tâm, hoặc một không gian đệm, tạo sự gắn bó, ấm
cúng trong quan hệ sử dụng giữa các không gian.
3- Tổ hợp kiểu hỗn hợp ( Không gian trong không gian ) : Nhiều không gian sử
dụng được bố trí sắp xếp trong một không gian lớn, tuỳ theo yêu cầu và chức năng
sử dụng mà ta có nhiều giải pháp bố trí, tổ chức không gian hỗn hợp khác nhau.
4- Tổ hợp hỗn hợp theo tầng cao : Nhiều công trình công cộng có các không gian
chuyên biệt ( có nền dốc, hoặc có thiết diện mặt cắt phức tạp : Nhà hát, các công
trình TDTT, Triển lãm …) Khi tổ hợp không gian, không chỉ nghiên cứu trên mặt bằng
mà còn cần nghiên cứu kết hợp với thiết diện mặt cắt để khai thác độ cao sử dụng.
5- Tổ hợp kiểu phòng thông nhau : Loại này khi sử dụng phải rất chú ý, chỉ có các
không gian thông nhau khi sử dụng không làm ảnh hưởng đến nhau thì mới tổ hợp
theo kiểu này, ví dụ : Liên thông giữa các phòng trưng bày của bảo tàng, triển lãm ;
phòng thư ký và giám đốc ; phòng khám bệnh ; phòng ngủ và vệ sinh.

V.4 CÁC NGUYÊN TẮC BỐ CỤC MẶT BẰNG KIẾN TRÚC.

Để có được những tác phẩm kiến trúc có giá trò mà tự nó có sức truyền cảm mạnh mẽ,
người kiến trúc sư phải dựa vào những nguyên tắc về bố cục để từ những thực thể vật chất
đa dạng được tổ hợp theo một quy luật nào đó có thể gây cảm xúc cho mọi người.
V.4.1. – Các nguyên tắc bố cục tạo hình :
– Một tổ hợp gồm nhiều khối được sắp xếp theo một quy luật, hoặc liên kết chặt
chẽ với nhau để tạo thành một khối mới thể hiện một hình tượng nghệ thuật gọi là bố
cục tạo hình.
– Một tổ hợp bố cục được đánh giá tốt phải đáp ứng các yếu tố :

17
– Tổ hợp bố cục phải ở trạng thái cân bằng ( Trọng tâm ). Nghóa là không quá nặng,
hoặc quá nhẹ về một bên so với trục tổ hợp ( Trục cân bằng trọng tâm ).
– Tổ hợp bố cục phải có sự liên kết giữa các khối với nhau một cách chặt chẽ :
* Nếu là hợp khối : Lấy khối giằng khối, ( các khối fải ngàm chặt vào nhau )
* Nếu phân tán khối : Lấy không gian giằng khối ( là khoảng cách giữa các
khối với nhau và với ranh giới của khuôn viên bố cục ).
– Tổ hợp bố cục hoàn chỉnh sẽ không thêm vào, hoặc bớt đi bất cứ một đơn vò khối nào
vì sẽ làm tổ hợp mất cân bằng, hoặc mất liên kết.
– Trong một số thể loại công trình kiến trúc, tổ hợp bố cục khối còn thể hiện một hình
tượng nghệ thuật để gây cảm xúc cho nội dung cấn biểu đạt của công trình ( ý tưởng
mang tính biểu tượng
V.4.2. – Bố cục mặt bằng công trình kiến trúc phụ thuộc các yếu tố :
– Đặc điểm, tính chất của công trình mà bản nhiệm vụ thiết kế đã yêu cầu.
– Đòa hình, đòa mạo khu đất nơi xây dựng công trình.
– Các quy đònh của quy hoạch chi tiết, cảnh quan của khu vực.
– Các hệ thống giao thông liên hệ khu vực ( Trục giao thông chính, phụ )
– Các hướng, tầm nhìn, góc nhìn (chủ yếu, thứ yếu )
– Các điều kiện về kỹ thuật xây dựng.
– Các yêu cầu đặc biệt khác.
V.4.3. – Các nguyên tắc tổ hợp bố cục mặt bằng kiến trúc.

1 _ Đảm bảo các nguyên tắc về bố cục tạo hình
2 ‟ Cần chú ý nghiên cứu kỹ các yếu tố ảnh hưởng để lựa chọn giải pháp bố cục
cho phù hợp với yêu cầu của công trình.
3 ‟ Cần phân tích, xác đònh rõ vai trò nhiệm vụ của các khối chức năng chính, phụ
để có chế độ ưu tiên trong việc sắp xếp tổ hợp bố cục.
4 ‟ Cần phân biệt rõ về thể loại công trình thiết kế để lựa chọn giải pháp hình thể
của tổ hợp bố cục ( khối, dáng, tónh, động ) cho phù hợp với chức năng sử
dụng của công trình.
5 ‟ Lựa chọn vò trí của khối chức năng chính, nó phải thực sự là điểm nhấn quan
trọng, thu hút sự tập trung, chú ý từ mọi hướng, các khối chức năng phụ không
được che chắn làm khuất lấp các khối chức năng chính.

V.5.– CÁC GIẢI PHÁP TỔ HP BỐ CỤC MẶT BẰNG KIẾN TRÚC.
Trong quá trình nghiên cứu thiết kế kiến trúc, có rất nhiều kiểu bố cục mặt bằng khác
nhau và sản phẩm là các công trình có nhiều hình thức rất khác nhau, song người ta
có thể khái quát thành ba dạng cơ bản :
1- Giải pháp tổ hợp bố cục mặt bằng tập trung.
2- Giải pháp tổ hợp bố cục mặt bằng phân tán.
3- Giải pháp tổ hợp bố cục mặt bằng hỗn hợp.
V.5.1. – Giải pháp tổ hợp bố cục mặt bằng tập trung.
Tổ hợp bố cục mặt bằng tập trung ( hay hợp khối )là : Toàn bộ các khu chức năng, các không
gian sử dụng được sắp xếp trong một khối hoặc một tổ hợp gồm nhiều khối liên kết với nhau chặt
chẽ, tạo thành một khối lớn đồ sộ.
* Ưu điểm :
– Mặt bằng gọn, giao thông ngắn, chiếm ít đất đai xây dựng.
– Các hệ thống kỹ thuật ( điện, nước, thông gió ) ngắn gọn, tiết kòêm.
– Hình khối, mặt nhà dễ biểu đạt hình đồ sộ, hoành tráng, gây được cảm xúc mạnh.
-Dễ quản lý, bảo vệ công trình.

18

* Nhược điểm :
– Nền móng, kết cấu phức tạp, nhất là công trình có nhiều loại không gian, hình
dáng kích thước khác nhau.
– Chế độ ánh sáng, thông gió tự nhiên kém, dễ gây ồn bởi các không gian gần nhau
– Thi công xây dựng khó, khó phân đợt xây dựng.

* Phạm vi áp dụng :
– Thường được dùng ở các đô thò cũ đang phát triển, tại trung tâm thành phố vì đất
đai xây dựng quý hiếm.
– Dùng khi thiết kế, xây dựng xen cấy vào nơi có các công trình cũ được giữ lại.
– Dùng cho các loại công trình đặc biệt cần hình khối đồ sộ, hoành tráng nhằm gây
sự chú ý, nhấn mạnh, nhằm đóng góp cho thẩm mỹ của đô thò.
V.5.2. – Tổ hợp bố cục mặt bằng phân tán.
– Tổ hợp bố cục mặt bằng phân tán là các khối chức năng được phân bố cách xa
nhau và liên hệ với nhau bằng hệ thống giao thông ( hành lang, cầu nối ).
* Ưu điểm :
– Các khu vực hoạt động được phân chia khu vực rõ ràng, tương đối độc lập.
– Giao thông liên hệ mạch lạc, đơn giản, dễ thoát hiểm.
– Nền móng, kết cấu dễ xử lý, dễ phân dợt xây dựng.
– Chiếu sáng và thông gió tự nhiên tốt, có thể xen kẽ cây xanh, sân vườn vào các
khu chức năng sử dụng, tạo cảnh quan quanh công trình đẹp.
* Nhược điểm :
– Mặt bằng bò trải rộng, chiếm nhiều đất xây dựng.
– Giao thông bò kéo dài, tốn dòên tích phụ, khó bảo vệ công trình.
– Các hệ thống kỹ thuật ( điện, nước, thông hơi ) bò kéo dài, gây tốn kém.
– Hình khối, mặt đứng bò kéo dài, không cho hình khối đồ sộ, hoành tráng.
* Phạm vi áp dụng :
– Thường được dùng ở những nơi đất đai rộng rãi như vùng ngoại ô thành phố, các
đô thò đang mở rộng, nơi có quy hoạch đô thò mới.
– Loại bố cục mặt bằng này rất thích hợp với một số loại công trình như : Trường học

Bệnh vòên, Nhà nghỉ mát, Nhà văn hoá.
– Loại bố cục này rất phù hợp với những vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, các
vùng có đòa hình phức tạp như trung du, miền núi có đường đồng mức, cao trình
khác nhau.
V.5.3. – Tổ hợp bố cục mặt bằng hỗn hợp.
Tổ hợp bố cục mặt bằng dạng hỗn hợp là dùng giải pháp hợp khối với các bộ phận
chức năng sử dụng gắn bó chặt chẽ và thường xuyên, kết hợp với giải pháp phân tán
với khối chức năng có tính độc lập tương đối hoặc quan hệ không thường xuyên với
các khối khác.
* Ưu điểm :
– Sử dụng đất đai xây dựng vừa phải, dễ áp dụng ở các nơi.
– Giao thông rõ ràng, mạch lạc, ít tốn dòên tích phụ và đường ống kỹ thuật.
– Giải quyết được một phần chủ yếu về ánh sáng, thông gió tự nhiên, sân trong cải
tạo vi khí hậu tốt, cảnh quan đẹp, phù hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như ở VN.
– Hình khối, mặt đứng dễ đạt được hòêu quả thẩm mỹ vì bố cục thể hiện rõ khối
chính, phụ.
* Nhược điểm :

19
– Giải quyết nền móng, kết cấu công trình còn phức tạp, nhất là chỗ tiếp giáp giữa các
khối có không gian kích thước lớn nhỏ khác nhau.
– Phân đợt xây dựng công trình phải tuỳ theo đặc thù về đất đai xây dựng, vốn đầu
tư, và sự phát triển của công trình trước mắt và lâu dài.
– Tổ hợp hình khối, mặt đứng công trình phải chú ý sự thống nhất, hài hoà giữa
khối chính và khối phụ, tránh tình trạng chắp vá kiến trúc.
* Phạm vi áp dụng :
– Do sự phối hợp một cách linh hoạt giữa kiểu bố cục tập trung và kiểu bố cục phân
tán nên áp dụng được rộng rãi ở mọi loại đòa hình và các vùng khí hậu.
– Thường được vận dụng để thiết kế các công trình công cộng như : Nhà văn hoá,
Câu lạc bộ, các công trình thể dục thể thao.

20

CHƯƠNG VI

CÁC NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC GIAO THÔNG BÊN
TRONG VÀ BÊN NGOÀI CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC

VI.1. – Ý NGHĨA CỦA VIỆC TỔ CHỨC GIAO THÔNG
Trong các công trình kiến trúc, hệ thống giao thông là một trong những nhân tố
quyết đònh chất lượng của công trình. Hệ thống giao thông trong công trình ngắn
gọn, hợp lý thì dây chuyền sử dụng mới tạo cho con người sự thoải mái, thuận tòên.
Việc giải quyết giao thông cho các công trình kiến trúc trừ một số trường hợp đi
lại trực tiếp theo kiểu xuyên phòng, còn phần lớn đi lại đều tổ chức không gian giao
thông.

VI.2. CÁC LOẠI KHÔNG GIAN GIAO THÔNG.
Có thể chia làm 3 loại theo chức năng sau :
1- Giao thông theo hướng ngang.
2- Giao thông theo hướng đứng.

3- Các đầu mối, nút giao thông.
VI.2.1. – Giao thông theo hướng ngang : Dùng liên hệ giữa các phòng, các bộ phận
trong cùng một khu chức năng, hoặc để liên hệ các khu chức năng với nhau.
a – Tổ chức giao thông kiểu hành lang, cầu nối
– Kiểu hành lang bên : Không gian sử dụng được bố trí về một bên của hành lang
( Trường học, bệnh vòên, nhà văn hóa, nhà trọ )
– Kiểu hành lang giữa : Không gian sử dụng được bố trí về hai bên của hành lang
( Khách sạn, bệnh vòên, trụ sở văn phòng làm việc )
– Cầu nối : Hành lang có mái che, tuynel khác cốt dùng liên hệ các khu chức nang.
b – Kiểu tán xạ (Kiểu tia) : Các không gian sử dụng được bố trí xung quanh một
không gian chính trung tâm hoặc một không gian đệm là đầu mối giao thông.
( Biệt thự, bảo tàng, khách sạn, ngân hàng )
c – Kiểu xuyên phòng : Kiểu phòng thông nhau, muốn vào phòng này phải đi qua
một phòng khác. Loại này khi sử dụng phải rất chú ý, chỉ có các không gian thông
nhau khi sử dụng không làm ảnh hưởng đến nhau thì mới dùng kiểu giao thông này
ví dụ: Liên thông giữa các phòng trưng bày của bảo tàng, triển lãm ; Giữa phòng thư
ký và giám đốc ; Giữa phòng ngủ và phòng vệ sinh
VI.2.2. – giao thông theo chiều đứng :
– Bộ phận giao thông này tạo sự liên hệ giữa các tầng cao trong một công trình.
– Các loại giao thông đứng gồm có : Thang bộ, thang máy, thang cuốn (thang tự
chuyển), Đường dốc thoải (ramp dốc).
1 – Thang bộ :
– Thang bộ là phương tòên giao thông chủ yếu trong các công trình kiến trúc có số
tầng cao từ 5 tầng trở xuống. Thường được sử dụng cho tất cả các loại công trình.
– Đặc điểm : Dễ dàng bố trí ở mọi vò trí trong công trình, hoặc ngoài công trình, lộ

21
thiên hay bán lộ thiên, dễ thiết kế, dễ thi công, tiện sử dụng.
– Phân loại thang bộ và phạm vi sử dụng :
Có rất nhiều kiểu dáng thang bộ khác nhau, song có thể phân thành các nhóm

chính như sau : Thang 2 vế, thang 3 vế chữ U, chữ T, thang tròn, thang xoáy trôn oc.
2 – Thang máy :
– Các công trình kiến trúc có tầng cao từ 6 tầng trở lên đều phải bố trí thang máy.
– Chỉ có một số ít công trình thấp tầng có bố trí thang máy: Bệnh viện, Khách sạn.
– Do việc tăng độ cao, phải sử dụng thang máy làm phương tòên giao thông thẳng
đứng bên trong công trình là chủ yếu, cho tòên lợi, an toàn và kinh tế.
– Đặc điểm :Do cấu tạo của thang máy đòi hỏi không gian hoạt động (giếng thang)
cần có độ chính xác cao và ổn đònh, nên giếng thang thường được thiết kế bằng bê
tông cốt thép, đồng thời để tăng độ ổn đònh cho các công trình cao tầng, nên giếng
thang đóng vai trò như một lõi cứng.
Vì vậy, hệ thống thang máy có ảnh hưởng to lớn trong vòêc tổ hợp không gian và
bố cục mặt bằng kiến trúc của các công trình cao tầng.
– Phân loại và phạm vi sử dụng : Theo cách sử dụng có thể chia làm nhiều loại ;
1 – Thang máy chở người.
2 ‟ Thang máy chở người nhưng có hàng hóa mang theo người.
3 – Thang máy chở hàng hóa .(Điều khiển ngoài cabin)
4 – Thang máy vừa chở hàng nhưng thường có người đi kèm
5 – Thang máy chuyên dùng trong y tế (chở băng ca, xe lăn)
– Tùy theo quy mô của công trình sẽ tính toán số lượng thang máy cần thiết kế.
– Xuất phát từ khía cạnh an toàn, thang máy thường được bố trí thành cụm thang,
tối thiểu mỗi cụm có ít nhất 2 thang máy.
– Khi thiết kế cần lựa chọn loại thang và tìm hiểu kỹ cấu tạo và nguyên tắc vận
hành, của mỗi loại thang đều khác nhau về: Kích thước, Tải trọng, Tốc độ, máy thang
3 – Thang cuốn ( Thang tự chuyển ) :
– Thang cuốn có hình thức gần giống một vế thang bộ, nhưng bậc thang có cấu
tạo hình răng lược, được gắn với hệ thống dẫn động dùng moter đòên, hoạt động như
một sợi sên chạy liên tục.
– Do hoạt động liên tục nên thang cuốn có lưu lượng vận chuyển lớn và không mất
thời gian chờ đợi nên rất thích hợp cho các công trình công cộng có đông người di
chuyển như : Siêu thò, chợ, nhà ga, các trung tâm văn hóa, thương mại, TDTT

– Vận tốc đònh mức của thang cuốn :
– 0,75 m/s cho thang có góc nghiêng 30*
– 0,50 m/s cho thang có góc nghiêng 35*
– Tải trọng đặt lên mỗi bậc thang 0,6m ‟ 1,1m : Từ 60kg ‟ 120kg
– Thang cuốn có cấu tạo rất đặc biệt, vì vậy khi thiết kế bố trí thang cuốn cần tìm
hiểu kỹ các tính năng kỹ thuật để có sự lựa chọn bố trí cho phù hợp với yêu cầu sử
dụng.
4 – Đường dốc thoải ( ramp dốc ) :
– Là các mặt phẳng dốc nghiêng được bố trí trong công trình dùng cho xe cộ có
thể lên xuống các độ cao khác nhau trong công trình.
– Đường dốc cho xe cơ giới lên xuống tầng để xe, có độ dốc : 12 ‟ 15%
– Đường dốc cho băng ca trong bệnh vòên, có độ dốc : 10 ‟ 12%
– Đường dốc cho người tàng tật đi xe lăn, có độ dốc : < 10
VI.2.3 – Đầu mối giao thông – Sảnh :
1 – Đầu mối giao thông : Trong công trình kiến trúc đầu mối giao thông có tác

22
dụng rất quan trọng trong việc phân phối luồng người ra các hướng khác nhau. Cho
nên đầu mối giao thông thường gắn liền với luồng giao thông theo chiều ngang và
trục giao thông chiều đứng.
2 – Sảnh : Với công trình kiến trúc, sảnh là đầu mối giao thông quan trọng nhất.
Ngoài chức năng chủ yếu là phân luồng, dẫn hướng nó còn có vai trò về thẩm mỹ
kiến trúc rất cao.
– Vì vậy người thiết kế cần nghiên cứu giải quyết việc dẫn hướng đi lại một cách
rõ ràng. Cần dễ thấy rõ hướng giao thông chính, phụ đồng thời thỏa mãn nhu cầu
thẩm mỹ cao : Thâït trang trọng, lộng lẫy.
– Tùy quy mô và tính chất công trình mà ta bố trí một hay nhiều sảnh:
– Sảnh chính : (đại sảnh) lối vào chính của công trình.
– Sảnh phụ : (tiểu sảnh) lối vào của các khu chức năng, lối thoát hiểm.
– Sảnh tầng : Có thể trên mỗi tầng, đầu mối giao thông sẽ là một tiểu sảnh

– Kích thước sảnh tùy theo sức chứa của ngôi nhà :
– Với công trình có người ra vào ồ ạt tiêu chuẩn: 0,25 – 0.35 m2 /người.
– Với công trình có người ra vào điều hòa : 0,15 – 0,20 m2 /người
– Chiều cao thiết kế sao cho tỉ lệ giữa ba chiều không gian được đẹp, cân đối và
không gây cảm giác khó chòu cho con người. Thông thường từ 3,5 – 5m, có thể có
trường hợp cao hơn thì sử dụng không gian thông tầng (phi tỷ lệ)
VI.2.4. – Các nguyên tắc tổ chức giao thông trong công trình :
– Hệ thống giao thông trong công trình kiến trúc phải có đònh hướng mạch lạc, rõ ràng.
– Các tuyến hành lang giao thông cần đơn giản, tránh phức tạp gây khó khăn khi đi lại.
– Hệ thống giao thông cần tính toán, xác đònh kích thước hợp lý đảm bảo nhu cầu sử
dụng, (căn cứ vào lưu lượng người di chuyển trong công trình).
– Hệ thống giao thông cần đảm bảo đủ ánh sáng, thông thoáng tốt (Tự nhiên, nhân tạo)
– Các công trình kiến trúc có quy mô lớn, sức chứa đông người, ngoài hệ thống giao
thông chính cần bố trí hệ thống giao thông thoát hiểm, (cầu thang, cửa thoát hiểm).
– Tùy mỗi thể loại công trình kiến trúc, diện tích giao thông chiếm khoảng 20 ‟ 25%
Dòên tích sử dụng toàn công trình.

VI.3. – TỔ CHỨC GIAO THÔNG BÊN NGOÀI CÔNG TRÌNH.
– Giao thông bên ngoài công trình là mối liên hệ đối ngoại giữa công trình với hệ thống
giao thông đô thò, và liên hệ vùng.
– Các công trình có dòên tích khuôn viên khu đất xây dựng hạn chế : Lối vào chính,
sảnh chính thường liên hệ trực tiếp với trục đường chính khu vực.
– Các công trình có quy mô lớn, dòên tích khuôn viên rộng đều phải bố trí đường xe chạy
vòng quanh công trình để thuận tòên liên hệ các khu vực, đồng thời để xe cứu hỏa, cứu
nạn có thể tiếp cận công trình dễ dàng .(R xe cứu hỏa hoạt động < 40m).
– Khi tổng chiều dài của kiến trúc vượt quá 200m, nên bố trí đường xe cứu hỏa xuyên
qua công trình, bề rộng đường > 3,5m.

23

24

CHƯƠNG VII

CÁC NGUYÊN TẮC TỔ HP HÌNH KHỐI KHÔNG
GIAN VÀ THIẾT KẾ MẶT ĐỨNG CÔNG TRÌNH
KIẾN TRÚC

VII.1 – Ngôn ngữ nghệ thuật và cơ sở tạo hình kiến trúc
XEM HINH

VII.2.CÁC NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ HÌNH KHỐI KHÔNG GIAN CỦA CÔNG TRÌNH
KIẾN TRÚC
VII.2.1. – Khái niệm :
– Thiết kế hình khối không gian của công trình kiến trúc là thiết kế hình thức bên
ngoài của nó, nhằm đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ trong khi phải thỏa mãn được các yêu

cầu thích dụng, vững bền và kinh tế.
– Chính hình thức bên ngoài từ khối, dáng, mặt đứng, đến các chi tiết của công trình
kiến trúc là những yếu tố đầu tiên gây cảm xúc, gây ấn tượng hay truyền cảm tới mọi
người dù là ở mức độ nào, dù bằng cảm tính hay lý tính.
VII.2.2. – Các yêu cầu của hình thức, thẩm mỹ kiến trùc :
– Hình khối và mặt đứng công trình phải biểu hòên được đặc điểm, tính chất, cũng
như gây được ấn tượng, cảm xúc mà ý đồ sáng tác đã đònh trước.

25
– Thiết kế một công trình kiến trúc là một sự tìm tòi toàn dòên và tổng hợp các yếu
tố kỹ thuật, mỹ thuật, vật lòêu, phương pháp xây dựng trên cơ sở nội dung, yêu cầu
sử dụng của tác phẩm kiến trúc.
– Hình khối và mặt đứng của công trình phải hòa nhập được với khung cảnh thiên
nhiên và môi trường kiến trúc xung quanh, đồng thời phải chú ý đến những điều kòên
khác như : đặc thù kiến trúc, phong tục tập quán, quan nòêm thẩm mỹ của từng dân
tộc, từng vùng, từng đòa phương, nơi xây dựng công trình.
– Hình khối và mặt đứng của công trình phải thể hòên trung thực được cơ cấu mặt bằng,
tổ hợp không gian bên trong của công trình, tránh phô trương, hình thức giả dối
VII.2.3. – Các nguyên tắc tổ hợp hình khối không gian kiến trúc.

VII.2.3.1. – Sự biểu hòên nghệ thuật của hình khối kiến trúc có thể đạt được nhờ nắm
vững các yếu tố sau :
– Ngôn ngữ của các khối cơ bản, tức là các khối được tạo thành bởi kích thước theo
các chiều hướng khác nhau, mỗi khối biểu hòên được những cảm xúc khác nhau.
– Kết hợp các khối cơ bản với nhau, hoặc dùng một khối cơ bản kết hợp với phong
cảnh tự nhiên, hay kiến trúc có sẵn ở xung quanh làm yếu tố tổ hợp.
– Tầm nhìn, góc nhìn tới khối hay tổ hợp khối của tác phẩm kiến trúc gây được ấn
tượng cảm xúc nhất đònh.
VII.2.3.2. – Nguyên tắc thiết kế tổ hợp hình khối không gian kiến trúc :
1. Nắm vững ngôn ngữ của các khối cơ bản.

2. Lựa chọn các khối cơ bản độc lập, hay tổ hợp các khối theo luật bố cục :
– Dùng các khối cùng một loại khối cơ bản có kích thước khác nhau hoặc
giống nhau, sắp xếp theo các quy luật.
– Dùng các khối thuộc nhiều loại khối cơ bản sắp xếp theo vò trí, chiều
hướng khác nhau.
3. Nắm được quy luật phân chia khối kiến trúc nếu khối có kích thước lớn :
– Phân chia theo dạng đơn giản hay phức tạp trên các khối.
– Phân chia để hỗ trợ về chiều hướng của khối kiến trúc.

4. Lựa chọn hình khối kiến trúc phải căn cứ vào :
– Nội dung sử dụng của công trình ‟ Bố cục mặt bằng.
– Ý đồ tư tưởng cần biểu đạt ‟ Thể loại công trình kiến trúc.
– Góc nhìn và tầm nhìn thường xuyên của số đông người.
– Không gian của tổng thể quy hoạch nơi đặt công trình.
5. Đảm bảo tỷ lệ giữa các khối có tầm thước hoặc áp dụng luật phi tỷ lệ tùy theo ý
đồ biểu hòên của tác giả cho từng thể loại khối kiến trúc.
6. Đảm bảo sự thống nhất, hài hòa hoặc tương phản trong tổ hợp khối và trong
khung cảnh thiên nhiên, hoặc với các yếu tố quy hoạch ở khu vực gần công trình.

VII.2.4. – Các nguyên tắc thiết kế mặt đứng công trình kiến trúc.

VII.2.4.1. – Sự biểu hòên nghệ thuật của mặt đứng công trình kiến trúc.
– Hình khối công trình gây được ấn tượng khi nhìn từ xa và nhìn từ nhiều phía.
– Khi đến gần công trình thì hiệu quả nghệ thuật lại thể hòên trên mặt đứng của nó.
– Do đó sử lý mặt đứng của công trình sẽ là bòên pháp chính để thỏa mãn yêu cầu
mỹ quan, truyền cảm nghệ thuật của công trình đó.
* Vì thế sau khi đã chọn được hình khối phù hợp với ý đồ tư tưởng chủ đạo, cần biểu
 CHƯỚNG X : CÁC VẤN ĐỀ KỸ THUẬT TRONG THIẾT KẾ KIẾN TRÚC. CHƯƠNG I : NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ KIẾN TRÚCVÀ PHÂN LOẠI KIẾN TRÚCI. NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNGI. 1 Kiến trúc là thẩm mỹ và nghệ thuật và khoa học thiết kế, kiến thiết xây dựng những khu công trình và những tổng hợp côngtrình theo những tiêu chuẩn nghệ thuật và thẩm mỹ và công dụng, I. 2 Thiết kế kiến trúc là việc lập những bản vẽ biểu lộ hiệu quả điều tra và nghiên cứu khoa học kỹ thuậtvà thẩm mỹ và nghệ thuật kiến trúc để thực thi việc thiết kế xây dựng khu công trình. I. 3 Nguyên lý thiết kế kiến trúc là những nguyên tắc, lý luận cơ bản được dùng làm cơ sở đểthiết kế khu công trình kiến trúc. I. 4 Môn học nguyên lý thiết kế sẽ cung ứng cho người thiết kế những nguyên tắc cơ bản đểsáng tác kiến trúc, tức là những nguyên tắc về tổ chức triển khai khoảng trống, bố cục tổng quan quy hoạch, hình thứcbên ngoài và bên trong của nótrong mối quan hệ ngặt nghèo với cấu trúc, vật lý kiến trúc và những hệthống kỹ thuật khu công trình Giao hàng cho nhu yếu sử dụng. I. 5 Thiết kế kiến trúc là một hoạt động giải trí phát minh sáng tạo của con người để tạo ra thiên nhiên và môi trường mớinhằm thỏa mãn nhu cầu những nhu yếu của đời sống con người về mặt vật chất và ý thức. – Một tác phẩm kiến trúc được tạo nên bởi sự tích hợp ngặt nghèo giữa tính năng sử dụng vàtác dụng thẩm mỹ và nghệ thuật. Nó không chỉ đơn thuầnlà một mẫu sản phẩm ứng dụng KHKT. mà còn là một sángtạo nghệ thuật và thẩm mỹ – Tác phẩm kiến trúc không chỉ là những khu công trình riêng không liên quan gì đến nhau, mà còn hoàn toàn có thể là một tập hợpnhiều khu công trình phối hợp với nhau và với thiên nhiên và môi trường xung quanh tạo nên một tổng hợp, một tổng thểkiến trúc : đường phố, làng xóm, TT, đô thòI. 6 Kiến trúc sư : Theo Le Corbusier ” Kiến trúc sư là người có tâm hồn của nhà thi só, có đôibàn tay của người nghệ si, và có bộ óc của nhà khoa học ”. „ – Người kiến trúc sư hành nghề thiết kế kiến trúc phải nắm vững những nguyên tắc, lý luậncơ bản được dùng làm cơ sở để thiết kế khu công trình kiến trúc „ – Kiến trúc sư phải có năng lực điều hợp được những chuyên viên của những chuyên ngành kỹthuật khác cùng tham gia thiết kế và thiết kế xây dựng khu công trình. – Kiến trúc sư phải có năng lực bao quát toàn diệncông việc từ lúc mới khởi đầu cho đến khicông trình được đưa vào sử dụng. II. PHÂN LOẠI KIẾN TRÚC : Các khu công trình kiến trúc được phân thành 3 loại : 1. KIẾN TRÚC CÁC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG. . 2. KIẾN TRÚC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP. 3. KIẾN TRÚC CÁC CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP.KIẾN TRÚC CÁC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG ĐƯC PHÂN THÀNH 2 LOẠI ‟ KIẾN TRÚC NHÀ Ở và KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNGA. Phân loại theo tính năng sử dụng.  Kiến trúc những khu công trình nhà ở : Nhà ở nhỏ, căn hộ cao cấp thấp và cao tầng liền kề, nhà ở tập thể  Kiến trúc những khu công trình trường học : Trường mần nin thiếu nhi, trường học đại trà phổ thông  Kiến trúc những khu công trình trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề  Kiến trúc những khu công trình trường ĐH và những viện điều tra và nghiên cứu  Kiến trúc những khu công trình y tế : Trạm xá, TT y tế, bệnh viện, nhà điều dưỡng,  Kiến trúc những khu công trình thương mại dòch vụ : Chợ, siêu thò, TT mua và bán  Kiến trúc những khu công trình văn phòng, hành chính, văn phòng thao tác.  Kiến trúc những khu công trình thể dục thể thao : Nhà tranh tài, hồ bơi, sân vận động  Kiến trúc những khu công trình giao thông vận tải : Bến tàu, bến xe, nhà ga cảng hàng không quốc tế, cảng biển  Kiến trúc những khu công trình văn hóa truyền thống : – Câu lạc bộ, nhà văn hóa, cung văn hóa, thư viện. – Các khu công trình trình diễn : nhà hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc, – Các khu công trình tọa lạc : Nhà truyền thống cuội nguồn, tọa lạc, triển lãm, kho lưu trữ bảo tàng – Các khu công trình kỷ niệm : Tượng đài trung tâm vui chơi quảng trường, khu vui chơi giải trí công viên, lăng mộ – Các khu công trình tôn giáo : đình, chùa, nhà thờB. Phân loại theo tuổi thọ của khu công trình : Có 4 Lever.  Công trình cấp I : Rất bền vững và kiên cố, tuổi thọ đạt từ 50 ‟ 70 năm, khu công trình đặc biệt quan trọng hơn 100 năm  Công trình cấp II : Kiên cố, tuổi thọ đạt từ 25 ‟ 50 năm  Công trình cấp III : Bán bền vững và kiên cố, tuổi thọ từ 10 ‟ 25 năm  Công trình cấp IV : Nhà tạm, tuổi thọ dưới 10 năm. C. Phân loại theo quy mô của khu công trình  Công trình cấp Quận Huyện, Tỉnh thành phố, Quốc gia  Công trình thấp tầng, cao tầng liền kề, nhiều tầng  Công trình có sức chứa lớn hoặc nhỏ. CHƯƠNG IICÁC ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU CỦA KIẾN TRÚCI. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA KIẾN TRÚC : 1. KIẾN TRÚC LÀ KẾT QUẢ CỦA SỰ TỔNG HP GIỮA KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀNGHỆ THUẬT. – Khoa học kỹ thuật và vật chất là cơ sở, là phương tiện đi lại để thực thi mục tiêu của kiếntrúc, thỏa mãn nhu cầu nhu yếu sử dụng và thẩm mỹ và nghệ thuật của con người. Quá trình tạo thành công trình kiếntrúc là quy trình sản sinh ra của cải vật chất, đồng thời cũng là phát minh sáng tạo ra tác phẩm thẩm mỹ và nghệ thuật. – Một tác phẩm kiến trúc sinh ra, được công nhận là có giá trò trước hết nó phải đáp ứngđược nhu yếu sử dụng của con người, tiếp đến là phải ứng dụng được tốt những văn minh của khoa họckỹ thuật đang ngày càng tăng trưởng can đảm và mạnh mẽ, con người ngày càng có mức sống cao hơn càng đòihỏi cao về tiện lợi hoạt động và sinh hoạt và nhu yếu thẩm mỹ và nghệ thuật. Vì vậy, yên cầu người kiến trúc sư phải tự mình trang bò kỹ năng và kiến thức khoa học ‟ kỹ thuật, thẩm mỹ và nghệ thuật, đồng thời phải phối hợp ngặt nghèo với những chuyên viên của những bộ môn kỹ thuật khác cùng phát huytrí tuệ trong suốt quy trình thao tác từ khâu thiết kế, cho đến khi xây đắp thiết kế xây dựng khu công trình, hoàn thành xong đưa vào sử dụng. 2. KIẾN TRÚC PHẢN ÁNH XÃ HỘI VÀ MANG TÍNH TƯ TƯỞNG. – Thông qua những tác phẩm kiến trúc hoàn toàn có thể tạo nên một hình tượng khái quát, súc tích vềmột xã hội qua từng tiến trình lòch sử, sức bộc lộ của kiến trúc hoàn toàn có thể cho ta cảm nhận được : – Khả năng kinh tế tài chính, vận tốc tăng trưởng của xã hội. – Trình độ văn minh, văn hóa truyền thống của xã hội. – Cơ cấu tổ chức triển khai, pháp luật của nhà nước. – Nếp sống, phong tục tập quán của dân tộc bản địa. – Phương thức sản xuất của xã hội. Vì vậy, nền kiến trúc của mỗi vương quốc đều phản ánh rất rõ nét bộ mặt chung về đời sốngvật chất, văn hóa truyền thống, ý thức của xã hội „ – Tương ứng với lòch sử xã hội, mỗi chính sách đều tác động ảnh hưởng đến nội dung và hình thức củakiến trúc. Trong xã hội có giai cấp do điều kiện kèm theo kinh tế tài chính, quyền lực tối cao của từng quý phái màcác giai cấp có hệ tư tưởng riêng, tư tưởng đó có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến suy ngó, ý tưởngsáng tác của kiến trúc sư. Cho nên kiến trúc cũng mang tính tư tưởng và tính giai cấp. 3. KIẾN TRÚC CHỊU ẢNH HƯỞNG RÕ RỆT CỦA ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔITRƯỜNG. Bao gồm : – Môi trường đòa lý tự nhiên – Môi trường cảnh sắc và kiến trúca ‟ Môi trường đòa lý tự nhiên : Gồm khí hậu, thời tiết, nắng mưa, gió, nhiệt độ không khí, đòa hình, đòa chất, thủy văn nơi kiến thiết xây dựng khu công trình đều có ảnh hưởng tác động và tác động ảnh hưởng rất lớn đến việcnghiên cứu những giải pháp kiến trúc và kỹ thuật cho khu công trình. „ – Cho nên tùy thuộc vào điều kiện kèm theo thiên nhiên và môi trường đòa lý tự nhiên của từng nơi từng vùng màkiến trúc phải có những giải pháp tương thích về hướng mặt phẳng, bố cục tổng quan khoảng trống, vật tư, trang thiết bò kỹ thuật và trang trí sắc tố. b ‟ Môi trường cảnh sắc và kiến trúc : Nơi khu công trình được thiết kế và kiến thiết xây dựng cũng làmột yếu tố quan trọng có ảnh hưởng tác động và ảnh hưởng tác động rất lớn trong quy trình nghiên cứu và điều tra lựa chọn giảipháp kiến trúc sao cho kiến trúc mới phải hòa giải với tổng thể và toàn diện cảnh sắc của khu vực, tránh phôtrương, kệch cỡm, hay lạc lõng phong thái. 4. KIẾN TRÚC MANG TÍNH DÂN TỘC. Tính cách dân tộc bản địa thường được phản ánh rất rõ nét qua khu công trình kiến trúc về hình thứcvà nội dung : a ‟ Về hình thức : Phong cách kiến trúc trong việc nghiên cứu và điều tra lựa chọn tổng hợp hình khối, mặt đứng, tỷ suất, cụ thể trang trí, sắc tố, vật tư được phối hợp thuần thục để thỏa mãn nhu cầu yêucầu nghệ thuật và thẩm mỹ của dân tộc bản địa. b ‟ Về nội dung : Bố cục mặt phẳng phải tương thích với phong tục tập quán, tâm ý dân tộc bản địa ; + Kích thước tỷ suất của kiến trúc và trang thiết bò sử dụng phải tỷ suất với con người + Phải tận dụng được những yếu tố vạn vật thiên nhiên để Giao hàng tốt cho con người. – Nội dung và hình thức của kiến trúc hoàn toàn có thể đổi khác theo từng quy trình tiến độ tăng trưởng của lòchsử, của thời đại, tuy nhiên vẫn có tính truyền thống cuội nguồn và thừa kế thâm thúy của dân tộc bản địa. – Mỗi dân tộc bản địa đều có phong tục tập quán hoạt động và sinh hoạt riêng, truyền thống lịch sử văn hóa truyền thống riêng cũngnhư những kinh nghiệm tay nghề về những giải pháp kiến trúc riêng của mình. Cho nên ngay cả trong thời kỳhiện đại, kiến trúc dễ bò pha tạp, tính dân tộc bản địa vẫn được phản ánh trong kiến trúc. – Kiến trúc trong một nước có những nét chung, nhưng từng vùng, từng đòa phương, từngdân tộc lại có những đặc thù và tính cách riêng. II – CÁC YÊU CẦU CỦA KIẾN TRÚCKiến trúc luôn gắn bó ngặt nghèo với dời sống của con người và nó cũng tăng trưởng theo tiếntrình tăng trưởng lòch sử loài người. Tác phẩm kiến trúc sinh ra là nhằm mục đích cung ứng nhu yếu cấp thiết củacon người, của xã hội. Vì vậy kiến trúc có những nhu yếu hầu hết sau : 1 ‟ Yêu cầu thích dụng 2 ‟ Yêu cầu vững chắc. 3 ‟ Yêu cầu mỹ quan 4 ‟ Yêu cầu kinh tế tài chính. 1 ‟ YÊU CẦU THÍCH DỤNG : – Bất cứ một khu công trình kiến trúc nào cũng phải phân phối được nhu yếu quan trọng nhất làthích dụng, tức là phải tương thích, thuận tiện cho việc sử dụng của con người. – Yêu cầu thích dụng của con người thường phong phú bởi nhu yếu hoạt động giải trí phong phú : ăn, ở, học tập, đi lại, thao tác, nghỉ ngơi, đi dạo vui chơi vv … – Xã hội tăng trưởng thì nhu yếu đời sống ngày càng cao hơn, tiện lợi hơn, yên cầu kiếntrúc ngày càng phong phú về thể loại và đa dạng chủng loại về hình thức. – nhu yếu thích dụng nhờ vào vào phong tục tập quán của từng dân tộc bản địa, tôn giáo, tínngưỡng, từng vùng, từng vương quốc, và nhờ vào vào lứa tuổi, giới tínhĐể bảo vệ được nhu yếu thích dụng, khi thiết kế khu công trình cần chú ý quan tâm : – Bố cục mặt phẳng phải bảo vệ dây chuyền sản xuất hoạt động giải trí hài hòa và hợp lý nhất, giao thông vận tải đi lại hợplý, ngắn gọn, không chồng chéo nhau. – Kích thước những phòng tương thích với ỵêu cầu hoạt động giải trí, thuận tiện cho việc sắp xếp đồ vật, trang thiết bò bên trong ngăn nắp, thích mắt. – Tùy theo mức độ sử dụng của từng loại phòng, cần bảo vệ điều kiện kèm theo vệ sinh : đủ ánhsáng, thông hơi, thoáng gió, chống ồn, chống nóng tốt, tránh được những bất lợi của điều kiện kèm theo khíhậu. – Đảm bảo mối quan hệ và sự hòa giải của khu công trình với môi trường tự nhiên xung quanh. 2 – YÊU CẦU VỮNG BỀN.Công trình kiến trúc phải bảo đảm an toàn, lâu bền với mọi điều kiện kèm theo tác động ảnh hưởng của con người và tựnhiên. Các ảnh hưởng tác động đến khu công trình kiến trúc được phân thành hai loại : tác động ảnh hưởng của lực và tác độngkhông phải bằng lực. a. Các tác động ảnh hưởng của lực gồm : – Những tác động ảnh hưởng liên tục : do khối lượng bản thân của những bộ phận khu công trình. – Những ảnh hưởng tác động vĩnh viễn do khối lượng của trang thiết bò, sản phẩm & hàng hóa, vật dụng hoạt động và sinh hoạt. – Những tải trọng thời gian ngắn : do khối lượng của thiết bò di động như cần trục trong nhàxưởng, do khối lượng của người và đồ vật trong nhà, do ảnh hưởng tác động của gió. – Những tải trọng đặc biệt quan trọng : ( không bình thường ) như động đất, tác động ảnh hưởng do sự cố hư hỏng thiết bò … b. Các tác động ảnh hưởng không phải bằng lực gồm : – Tác động của nhiệt làm co và giãn vật tư và cấu trúc sẽ gây ra tác động ảnh hưởng của nội lực trongCT. – Tác động của nước mưa và nước ngầm, hơi nước trong không khí gây ra sự biến hóa đặctính kỹ thuật cơ lý của vật tư. – Tác động của không khí hoạt động gây ra tải trọng gió và sự xâm nhập của không khílàm đổi khác chế độï nhiệt và chế độ ẩm trong khu công trình. – Tác động của nắng chiếu tạo ra ảnh hưởng tác động nhiệt làm biến hóa đặc tính kỹ thuật vật lý củalớp mặt vật tư cấu trúc, làm biến hóa chính sách nhiệt, quang trong khu công trình. – Tác động của những tạp chất hóa học có trong không khí xâm thực làm hư hại vật tư kếtcấu. – Tác động sinh học do mối, mọt, côn trùng nhỏ hủy hoại những vật tư hữu cơ. – Tác động của tiếng ồn, làm tác động ảnh hưởng đến chính sách âm thanh trong khu công trình. Tóm lại, độ vững chắc của khu công trình gồm có : „ – Độ vững chãi của cấu kiện chòu lực. „ – Độ ổn đònh của cấu trúc nền móng. „ – Độ bền vững của khu công trình theo thời hạn. 3 – YÊU CẦU MỸ QUAN. – Ngoài nhu yếu vật chất, con người còn khát khao yên cầu yếu tố ý thức hay mỹ cảm : conngười trang điểm cho mình đẹp, ngắm một khung cảnh đẹp, ở trong ngôi nhà đẹp … Kiến trúc sưlà người phát minh sáng tạo ra khu công trình hòa vào khung cảnh ấy không hề không làm đẹp đúa con tinhthần của mình. – Cái đẹp trong tác phẩm kiến trúc cũng như cái đẹp trong tác phẩm thẩm mỹ và nghệ thuật khôngphải là cái cố hữu, không bao giờ thay đổi, mà nó biến hóa theo sự tăng trưởng của xã hội loài người. – F.HEGEL đã nói : “ Cuộc sống vươn lên phía trước và mang theo cái đẹp hiện thực của nónhư dòng sông chảy mãi ”. Yêu cầu mỹ quan so với tác phẩm kiến trúc-Mỹ quan tổng thể và toàn diện : Tác phẩm kiến trúc được tạo ra phải hài hòa với cảnh sắc, môitrường xung quanh nó, tạo nên một tổng thể và toàn diện khoảng trống đẹp. – Mỹ quan của khu công trình kiến trúc : Với tác phẩm kiến trúc thì cảm quan nghệ thuật và thẩm mỹ là yếutố tiên phong tác động ảnh hưởng vào mọi người, dù bằng quan điểm nghệ thuật và thẩm mỹ nào hay trình độ nhận thức cáiđẹp thế nào thì thẩm mỹ và nghệ thuật kiến trúc cũng phải thỏa mãn nhu cầu nhu yếu niềm tin của số đông quần chúng. 4 – YÊU CẦU KINH TẾ. – Trong việc thiết kế và kiến thiết xây dựng một khu công trình kiến trúc hoàn toàn có thể đạt được sự hài hòa và hợp lý vềkinh tế trước hết là bằng cách sử dụng đúng những nguyên tắc, tiêu chuẩn và phương tiện đi lại tạonên chất lượng nghệ thuật và thẩm mỹ của khu công trình mà không trang trí phô trương tiêu tốn lãng phí. – Yêu cầu kinh tế tài chính của khu công trình kiến trúc được biểu lộ trong khâu thiết kế đồ án kiếntrúc, xây đắp thiết kế xây dựng và sử dụng khu công trình. a. Kinh tế trong thiết kế đồ án kiến trúc : – Tuân thủ những quy đònh của luật kiến thiết xây dựng, quy hoạch toàn diện và tổng thể khu vực ; chỉ giới kiến thiết xây dựng, đường đỏ, những thông số chỉ tiêu quy đònh về sử dụng đất, tỷ lệ thiết kế xây dựng, số tầng cao. – Tận dụng tốt đòa hình, đòa mạo khu đất kiến thiết xây dựng. – Chọn hướng nhà để có nắng gió tốt, tránh hướng nắng xấu, gió bất lợi. – Diện tích, khoảng trống sử dụng của những phòng tương thích với tiêu chuẩn và nhu yếu sử dụng. – Bố cục mặt phẳng ; sắp xếp những khối công dụng theo dây chuyền sản xuất hoạt động giải trí ngắn gọn chặtchẽ – Tổ chức giao thông vận tải trong khu công trình ngắn gọn hài hòa và hợp lý – Lựa chọn giải pháp, sắp xếp những mạng lưới hệ thống kỹ thuật tối ưu ( cấu trúc, điện, cấp thoát nước. vv ) – Lựa chọn vật tư trang trí hoàn thành xong, trang thiết bò kỹ thuật tương thích với thể loại côngtrình, cấp khu công trình, tránh phô trương hình thức, cầu kỳ, gây tiêu tốn lãng phí. b. Kinh tế trong thiết kế thiết kế xây dựng : – Là quy trình biến những ý đồ phát minh sáng tạo của kiến trúc sư từ bản vẽ thành công trình thựcthểvật chất. – Kiến trúc sư phải phối hợp với những kỹ sư thuộc những chuyên ngành cùng giám sát phối hợpvới nhau lập kế hoach quá trình xây đắp kiến thiết xây dựng khu công trình theo một trình tự hài hòa và hợp lý. – Ngoài ra còn phải chú ý quan tâm tới những nguồn phân phối vật tư, nguyên vật liệu, những phương tiện đi lại thiếtbò máy móc và nguồn nhân công nơi thiết kế xây dựng khu công trình. CHƯƠNG 3PH ƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ TƯ DUY TRONGNGHIÊN CỨU THIẾT KẾ KIẾN TRÚCMuốn có một đố án thiết kế kiến trúc tốt, người kiến trúc sư phải trải qua một quátrình nghiên cứu và điều tra, nghiên cứu và phân tích, tư duy thâm thúy và tráng lệ những yếu tố : Gồm 4 bước1 – Phân tích khái niệm. 2 – Phân tích về thích dụng. 3 – Phân tích về thiên nhiên và môi trường. 4 – Phân tích về kỹ thuật, kinh tế tài chính. I. PHÂN TÍCH VỀ KHÁI NIỆM. 1 – Khái niệm :  Khi bắt tay vào việc làm thiết kế kiến trúc, thứ nhất phải hình thành những ýniệm chung và tổng quát, tức là những khái niệm cơ bản. nghiên cứu và phân tích về khái niệm sẽgiúp ta nắm được nguyên lý chung chỉ huy cả quy trình phát minh sáng tạo, nêu bật được nhữngvấn đề tổng quát, những mục tiêu và nhu yếu mà tất cả chúng ta cần phải đạt được.  Kết quả nghiên cứu và phân tích về khái niệm là kết tinh của những quan điểm có được nhờ vàonhững kinh nghiệm tay nghề, qua năng lực suy ngó, nghiên cứu và phân tích, qua sự tăng trưởng của ý thức, tưtưởng để vận dụng những quan điểm đó vào những trường hợp đơn cử của từng khu công trình sẽthiết kế.  Phân tích về khái niệm rất quan trọng. Nó được cho phép ta có đủ năng lực giải quyếtnhững yếu tố to lớn và phức tạp trong quy trình phát minh sáng tạo ra tác phẩm kiến trúc. 2 – Bản năng và kinh nghiệm tay nghề : – Bản năng là giải pháp tự phát để đối phó với tình hình thực tiễn đang xảy ra. – Kinh nghiệm là việc sử lý những trường hợp, yếu tố tựa như được lập đi lập lại nhiềulần. Việc tích góp, đúc rút kinh nghiệm tay nghề và lan rộng ra kinh nghiệm tay nghề thường cho kết quảđúng hơn, tốt hơn. Đây là một yếu tố rất quan trọng và thiết yếu. – Phân tích khoa học là năng lực tư duy logic, nghiên cứu và phân tích những yếu tố cần xử lý một cáchđúng đắn nhất, hiệu suất cao nhất. Bản năng, kinh nghiệm tay nghề và nghiên cứu và phân tích khoa học là ba mức độ khác nhau của hoạtđộng phát minh sáng tạo của loài người. Kiến trúc sư rất cần tới bản năng và kinh nghiệm tay nghề, nhưngchỉ hoàn toàn có thể bằng chiêu thức nghiên cứu và phân tích khoa học mới hoàn toàn có thể hiểu rõ để phát minh sáng tạo ra tácphẩm kiến trúc thực thụ phân phối được nhu yếu yên cầu của xã hội. 3 – Sự hình thành những khái niệm : Việc nghiên cứu và điều tra thiết kế một khu công trình kiến trúc cần phải theo một nguyên lý chỉđạo để thỏa mãn nhu cầu được những nhu yếu, yên cầu mà bản trách nhiệm thiết kế đặt ra. Vì vậy người kiến trúc sư trước khi thiết kế cần phải nắm vững những yếu tố sau : a ‟ Nhận thức và hiểu biết vế thể loại đề tài khu công trình sẽ thiết kế. b ‟ Quan sát và nhận xét thực tiễn ( không theo cảm tính mà phải bằng lý tính ). c ‟ Tìm hiểu về quy trình tăng trưởng theo từng tiến trình lòch sử, về ý niệm và ý thứcd ‟ Sự tư duy trừu tượng : là quá trình tăng trưởng cao của quy trình nhận thức, đi sâuvào thực chất và phát hiện ra những quy luật của sự vật bằng những hình thức như biểutượng, khái niệm, phán đoán và suy lý. Đối với thiết kế kiến trúc đó còn là sự sáng tạođộ nhạy cảm và tích hợp với năng khiếu sở trường thẩm mỹ4 – Vấn đề hình thức và nội dung. Nội dung là cái bên trong sự vật, được hình thức tiềm ẩn hoặc bộc lộ. Hình thứclà cái vỏ hình thức bề ngoài của sự vật, tiềm ẩn hoặc bộc lộ nội dung. – Trong kiến trúc nội dung được tạo thành bởi hàng loạt những Tóm lại được phân tíchmà bản thiết kế biểu lộ đơn cử. Còn hình thức là thực thể của khu công trình được biểu hiệnbằng khối, hình, đường nét, sắc tố, vật tư được phối hợp với nhau để tạo nên cảmxúc thẩm mỹ và nghệ thuật cho người xem cũng như khoảng trống bên trong khu công trình đó. – Chủ nghóa thực dụng và chủ nghóa hình thức là hai trào lưu xấu, đều tai hại đếncông việc phát minh sáng tạo kiến trúc : Chủ nghóa thực dụng biểu lộ sự nghèo nàn về tưởng tượng, về thẩm mỹ và nghệ thuật, và xarời giá trò văn hóa truyền thống ‟ niềm tin của con người. Chủ nghóa hình thức là sự suy tưởng, mù quáng, bao biện, không bình thường, thổi phồnghoặc gò ép một cách giả dối. Sự nhìn nhận phiến diện, một chiều về những yếu tố hình thức và nội dung đềulàm tác động ảnh hưởng lớn đến tác phẩm kiến trúc trong nhiều trường hợp. Vì vậy khi thiết kế khu công trình kiến trúc tất cả chúng ta cần phải suy ngó thâm thúy, cânnhắc cẩn trọng những yếu tố về hình thức và nội dung để tìm ra những nguyên tắc phùhợp với xã hội đang tăng trưởng, những yếu tố đơn cử con người yên cầu nhằm mục đích tạo nên mộtmôi trường tốt không những cho những hoạt động giải trí nhiều mẫu mã, mà còn thỏa mãn nhu cầu sự mongmuốn về một nền kiến trúc đẹp, tân tiến, dân tộc bản địa. Le Corbusier ‟ Kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp, có nói : ” Kiến trúc là sự kết hợpđúng đắn và tuyệt diệu những nội dung, hình khối dưới ánh sáng ”. II. PHÂN TÍCH VỀ THÍCH DỤNG. – Mọi khu công trình kiến trúc sinh ra đều phải cung ứng những nhu yếu của những hoạt độngcủa con người, nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu những nhu yếu của đời sống. Kiến trúc tích hợp với môitrường xung quanh để bảo vệ con người, chống lại mưa gió, nóng lạnh, tạo ra môi trườnghoạt động tốt Giao hàng con người. – Phân tích về thích dụng là việc nghiên cứu và điều tra những hoạt động giải trí của con người, đồ vật vàtrang thiết bò trong khoảng trống kiến trúc để Giao hàng cho mọi hoạt động giải trí có hiệu suất cao nhấtcả về sinh lý, tâm ý của con ngưòi. Nó được biểu lộ ở ba yếu tố : Không gian – vò trí – quan hệ hữu cơ. – Không gian : Là bản thân từng khoảng trống sử dụng có hình dạng, size tương thích vớiviệc sắp xếp trang thiết bò, với thiên nhiên và môi trường, với tâm sinh lý hoạt động giải trí của con người trong đó – Vò trí : Là chỗ đặt hài hòa và hợp lý của những khoảng trống trong khu công trình kiến trúc. – Quan hệ hữu cơ : Là mối liên hệ giữa những khoảng trống theo quy luật của sự hoạt động giải trí. Để việc thiết kế những khu công trình kiến trúc được tốt tất cả chúng ta cần tìm hiểu và khám phá kỹ những yếu tố : 1 ‟ Các tính năng hoạt động giải trí của khu công trình. 102 ‟ Người sử dụng, đối tượng người dùng sử dụng khu công trình. 3 ‟ Các trang thiết bò ship hàng cho sự hoạt động giải trí của khu công trình. 4 ‟ Thời gian, tần xuất và chu kỳ luân hồi hoạt động giải trí của khu công trình. 5 ‟ Các nhu yếu về vệ sinh thiên nhiên và môi trường. 6 ‟ Thiết lập những mối quan hệ về khoảng trống sử dụng, dây chuyền sản xuất và lối đi lại. 7 ‟ Xác đònh kích cỡ theo những tiêu chuẩn quy phạm. III. PHÂN TÍCH VỀ MỐI QUAN HỆ VỚI MÔI TRƯỜNG. Một khu công trình kiến trúc được thiết kế kiến thiết xây dựng và sống sót trong một thời hạn dàiđể con người sử dụng, luôn có mối quan hệ ngặt nghèo và chòu tác động ảnh hưởng rõ ràng của điềukiện tự nhiên và thiên nhiên và môi trường xung quanh. Vì vậy những yếu tố thiên nhiên và môi trường sẽ là một trong cácđiều kiện quyết đònh đến sự lựa chọn giải pháp kiến trúc tối ưu. Trước khi nghiên cứu và điều tra thiết kế cần phải tìm hiểu và nghiên cứu và phân tích kỹ những đặc thù củamôi trường nơi thiết kế xây dựng khu công trình. Các đặc thù và mối quan hệ đó là : 1 – Môi trường tự nhiên : – Là thực thể vật chất vốn có của tự nhiên như : Sông ngòi, đồi núi, đòa hình đòa mạocủa khuôn viên khu đất, nơi kiến thiết xây dựng khu công trình. – Là đòa điểm, vò trí của khu công trình trên map thực trạng, quy hoạch. Trắc đạc toạđộ đồ bản về những ranh giới, hướng tọa độ, hướng giao thông vận tải liên hệ của khu công trình với cáckhu vực xung quanh. – Các thông số kỹ thuật về khí hậu : Nhiệt độ, lượng mưa, nắng, gió, không khí, nhiệt độ, caonhất, thấp nhất và trung bình hàng năm. – Các số liệu về đòa chất, thủy văn, mực nước ngầm, lũ lụt, triều cường hàng năm. – Cảnh quan tự nhiên, sinh thái xanh môi trường tự nhiên tự nhiên, cây xanh, mặt nước2 – Môi trường xã hội : – Là những cái do con người tạo nên : Nhà cửa, đường sá, cầu và cống, trung tâm vui chơi quảng trường, khu vui chơi giải trí công viên Cảnh quan kiến trúc xung quanh nơi thiết kế xây dựng khu công trình. – Các quy đònh về quy hoạch thiết kế xây dựng : tỷ lệ kiến thiết xây dựng, số tầng cao, chỉ giới XD. – Các quy đònh về pháp lý, cơ cấu tổ chức tổ chức triển khai xã hội, bảo mật an ninh, quốc phòngIV. PHÂN TÍCH VỀ KỸ THUẬT VÀ KINH TẾ. – Vai trò của kỹ thuật và kinh tế tài chính rất quan trọng và tương quan ngặt nghèo tới công việcnghiên cứu thiết kế, sáng tác của kiến trúc sư. – Nó có đặc thù xuyên suốt cả một quy trình dài và liên tục trong cả ba quá trình : Thiết kế, kiến thiết thiết kế xây dựng, sử dụng và dữ gìn và bảo vệ khu công trình. 1 – Khoa học kỹ thuật : – Khoa học kỹ thuật ngày càng văn minh và tăng trưởng can đảm và mạnh mẽ ở mọi lónh vực nóichung, riêng ngành kiến trúc và thiết kế xây dựng nó đã góp thêm phần nâng cao chất lượng thiết kế, kiến thiết thiết kế xây dựng khu công trình đạt hiệu suất cao sử dụng cao nhất. – Công nghệ chế tạo vật liệu kiến thiết xây dựng, cấu kiện cho việc thiết kế xây dựng khu công trình, cáctrang thiết bò Giao hàng cho khu công trình ngày càng phong phú về chủng loại, về hình thức, chấtlượng, yên cầu người thiết kế phải nghiên cứu và phân tích, lựa chọn kỹ lưỡng hơn trong những giải phápkiến trúc, kỹ thuật. – Công nghệ tin học tăng trưởng can đảm và mạnh mẽ cũng góp thêm phần đẩy nhanh quy trình nghiêncứu thiết kế kiến trúc. Các ứng dụng trợ giúp cho thiết kế, Các tư liệu, tài liệu được cậpnhật tiếp tục và tàng trữ không thiếu, đúng chuẩn, giúp cho việc nghiên cứu và phân tích sử lý lựa chọnchính xác những giải pháp kiến trúc, kỹ thuật khi thiết kế, cũng như khi xây đắp xây dựngcông trình. 11 – Các trang thiết bò và những mạng lưới hệ thống kỹ thuật trong khu công trình để ship hàng cho nhucầu hoạt động giải trí, sử dụng của con người : Thang máy, điều hòa không khí, bảo mật an ninh, cứu hỏa, thông tin liên lạc, điện, cấp thoát nước ngày càng có nhiều chủng loại, phong phú về mẫumã, nhu yếu yên cầu ở mức độ ngày càng cao hơn2 – Kỹ thuật kinh tế tài chính. Giá thành và chất lượng khu công trình là bài toán kinh tế tài chính để nhìn nhận hiệu suất cao góp vốn đầu tư xây dựngcông trình, nó rất quan trọng so với chủ góp vốn đầu tư. Trong thiết kế : Vấn đề này được biểu lộ ngay từ tiến trình điều tra và nghiên cứu lập đồ án thiết kế – Lựa chọn đất kiến thiết xây dựng, khai thác sử dụng những điều kiện kèm theo tự nhiên, xã hội để khu công trình cóhiệu quả sử dụng cao nhất. – Tổ chức khoảng trống, bố cục tổng quan mặt phẳng hài hòa và hợp lý, dây chuyền sản xuất giao thông vận tải ngắn gọn. – Lựa chọn những giải pháp kỹ thuật tương thích với quy mô, đặc thù sử dụng của CT. – Cần chú ý quan tâm đến những đặc thù, điều kiện kèm theo của đòa phương nơi kiến thiết xây dựng khu công trình. – Cần phối hợp với những kỹ sư của những chuyên ngành lập ra sơ đồ mạng lưới hệ thống KT tối ưu. Trong thiết kế kiến thiết xây dựng khu công trình : Cần lập ra đồ án, kế hoạch thiết kế kiến thiết xây dựng : – Lập biểu đồ tiến trình kiến thiết, biểu lộ thời hạn triển khai, vật tư, nhân lực, phương tiện đi lại máymóc, công cụ, và kế hoạch phân bổ kinh phí đầu tư kiến thiết xây dựng. – Lựa chọn giải pháp, phương tiện đi lại xây đắp tùy theo đặc thù, đặc thù khu công trình XD – Phối hợp ngặt nghèo, đồng điệu với việc kiến thiết những mạng lưới hệ thống kỹ thuật. – Luôn kiểm tra chất lượng xây đắp, giải quyết và xử lý kòp thời những sự cố kỹ thuật biến hóa thiết kếÁp dụng công nghiệp hóa thiết kế xây dựng : – Điển hình hóa, tiêu chuẩn hóa, thống nhất hóa, bằng việc sử dụng tốt hệ môđun. – Sử dụng những chiêu thức, kỹ thuật thiết kế theo hướng công nghiệp hóa : chiêu thức lắpghép cấu kiện, lắp ghép block khoảng trống, chiêu thức ván khuôn trượt12CHƯƠNG IVKHÔNG GIAN CÔNG NĂNGVÀ CÁC NGUYÊN TẮC THIẾT KẾIV. 1. – KHÔNG GIAN CÔNG NĂNG. Trong một khu công trình kiến trúc thường tiềm ẩn rất nhiều khoảng trống, mỗi không gianđó lại có những tính năng ship hàng cho nhu yếu sử dụng khác nhau của con người. – Tùy theo nhu yếu sử dụng mà những khoảng trống có hình dáng size và cách tổ chức triển khai, bốtrí khác nhau. – Phân loại những khoảng trống trong khu công trình kiến trúc : 1 – Không gian đơn thuần. 2 – Không gian công dụng riêng. 3 – Các khoảng trống đặc trưng. 4 – Không gian tính năng đặc biệt quan trọng. 5 – Không gian tính năng hỗn hợp. IV. 1.1 Không gian đơn thuần : – Là loại khoảng trống đơn thuần nhất, nhiều khi không xác đònh rõ, hoặc biểu lộ một cách cụthể : Một chòi nghỉ chân trong khu vui chơi giải trí công viên, chỗ chờ xe bus, ban công, logia, hoặc những phần nhô racủa những mái hắt, che mưa nắng, – khoảng trống đơn thuần thường có tính năng sử dụng đơn cử, xong đôi lúc cũng không có chứcnăng rõ ràng, việc tạo dựng những khoảng trống này thường sinh động, đa dạng chủng loại về hình thức. IV. 1.2. ‟ Không gian công dụng riêng. – Là loại khoảng trống đơn thuần, đơn thuần, nhưng có công dụng sử dụng rất rõ ràng : Không gian lớp học, khoảng trống phòng ngủ, phòng khách, phòng thao tác, phòng khám bệnh, phòng thí nghiệm …. – Loại khoảng trống này khi cần hoàn toàn có thể đổi khác công dụng sử dụng nhưng không phùhợp lắm vì những thông số kỹ thuật kỹ thuật của mỗi khoảng trống thiết kế có khác nhau như : đồ vật và trang thiết bò sử dụng của mỗi loại khoảng trống tính năng riêng có kíchthước trọn vẹn khác nhau, kích cỡ của khoảng trống : chiều dài, rộng, cao, hành lang cửa số, cửa đi, rất khác nhau. IV. 1.3. – Không gian đặc trưng. – Trong những khu công trình kiến trúc thường có những khoảng trống rất đặc trưng cả về kíchthước, mẫu mã, và cách sắp xếp như : Bếp, khu vệ sinh, cầu thang, … – Các loại khoảng trống này không hề biến hóa tính năng sử dụng được và chỉ sửdụng theo đúng công dụng đã được thiết kế. IV. 1.4. – Không gian chuyên biệt. – Là loại khoảng trống có công dụng sử dụng rất đặc biệt quan trọng, nhiều khi rất phong phú, rấtkhác nhau cả về hình dạng, size, và nhất là những giải pháp kỹ thuật cấu trúc, 13 những trang thiết bò Giao hàng cho nhu yếu sử dụng. Các loại khoảng trống này phổ biếntrong những khu công trình công cộng như : những khán phòng màn biểu diễn, những khán đài côngtrình TDTT, những khoảng trống tọa lạc kho lưu trữ bảo tàng, triển lãm … IV. 1.5. – Không gian công dụng hỗn hợp. – Thường là khoảng trống lớn mà bên trong tiềm ẩn nhiều khoảng trống nhỏ có cáccông năng sử dụng khác nhau ví dụ như sảnh của những khách sạn, những cao ốc vănphòng : Trong khoảng trống lớn đó gồm có : Không gian đón rước, khoảng trống tiếpkhách, Bar cafe, khoảng trống triển lãm, bán đồ lưu niệm … IV. 2. CÁC NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ. 1 ‟ Nhân tố quan trọng nhất để tạo những điều kiện kèm theo tối ưu là kích cỡ của khônggian cần thiết kế ( chiều dài, rộng, cao ). Vì vậy cần phải xác đònh rõ : – Chức năng sử dụng của khoảng trống. – Các trang thiết bò, tiện lợi cần sắp xếp Giao hàng cho nhu yếu sử dụng. – Các nhu yếu về kỹ thuật Giao hàng cho những thiết bò sử dụng. 2 ‟ Cần tìm hiểu và khám phá kỹ những tiêu chuẩn thiết kế : trong đó có những tiêu chuẩn về diệntích, thể tích khoảng trống, những tiêu chuẩn về vật lý kiến trúc như chiếu sáng, chechắn nắng, thiên nhiên và môi trường để xác đònh kích cỡ của cửa đi, hành lang cửa số sao cho phùhợp với nhu yếu sử dụng. 3 ‟ Cần nghiên cứu và điều tra nhiều giải pháp sắp xếp sắp xếp đồ vật, thiết bò để có nhiềuphương án thiết kế từ đó lựa chọn được size khoảng trống tương thích nhất. 1415CH ƯƠNG VNGUYÊN TẮC TỔ HP KHÔNG GIANVÀ BỐ CỤC MẶT BẰNG CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚCV. 1. – Ý NGHĨA CỦA BỐ CỤC MẶT BẰNG. Tác phẩm kiến trúc là hiệu quả nghiên cứu và điều tra tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó tổhợp khoảng trống và bố cục tổng quan mặt phẳng kiến trúc là yếu tố quan trọng số 1, nó đóngvai trò quyết đònh hoặc có ảnh hưởng tác động trực tiếp đến chất lượng, sử dụng của công trìnhTác phẩm kiến trúc rất phong phú về thể loại, trong mỗi thể loại lại rất phong phú và đa dạng vềchức năng sử dụng. Các bộ phận công dụng có mối quan hệ với nhau theo một trật tựnguyên tắc nhất đònh. Một khu công trình có bố cục tổng quan mặt phẳng tốt sẽ : 1 – Thuận lợi cho hoạt động giải trí của những khối tính năng ; giao thông vận tải ngắn gọn, không chồng chéo, hiệu suất cao sử dụng cao, giảm nhẹ sức lao động, tiết kiệm ngân sách và chi phí thời gian2 – Tạo được thói quen, nền nếp hoạt động giải trí của con người theo phong cáchkhoa học, văn minh. 3 – Dễ dàng quản trị và dữ gìn và bảo vệ khu công trình. 4 – Dễ lựa chọn việc tổng hợp sắp xếp những loại khoảng trống, hệ cấu trúc, hệ môđunbố trí những mạng lưới hệ thống kỹ thuật, dễ miêu tả hình khối, mặt đứng khu công trình kiến trúc. V. 2. – CÁC CƠ SỞ ĐỂ LẬP BỐ CỤC MẶT BẰNG. Muốn tạo được bố cục tổng quan mặt phẳng hài hòa và hợp lý phải dựa vào những cơ sở sau : 1 – Tính chất sử dụng, quy luật và trình tự hoạt động giải trí của khu công trình. 2 – Tiêu chuẩn diện tích quy hoạnh, thể tích, độ cao của những khoảng trống sử dụng. 3 – Yêu cầu phân cấp sử dụng của khu công trình. 4 – Hình dạng size, hướng của khu đất thiết kế xây dựng và những hạ tầng ; đường giao thông vận tải, những mạng lưới hệ thống kỹ thuật đô thò ; điện, cấp thoát nước, thông tin. 5 – Các quy đònh về vệ sinh môi trường tự nhiên, 6 – Phong tục tập quán của dân tộc bản địa, của đòa phương nơi kiến thiết xây dựng khu công trình. V. 3. – CÁC NGUYÊN TẮC TỔ HP KHÔNG GIAN VÀ BỐ CỤC MẶT BẰNG. V. 3.1 Nhóm những khoảng trống tính năng. Bất cứ khu công trình kiến trúc nào, dù nhỏ hay lớn, dù đơn thuần hay phức tạp, cũng gồmnhiều khoảng trống sử dụng với những tính năng khác nhau. Tính chất sử dụng của mỗikhông gian lại có những yên cầu riêng khá phức tạp bởi nhiều yéu tố, và luôn có mốiquan hệ mật thiết khi sử dụng ; mối quan hệ này được diễn ra liên tục hoặc cótính độc lập tương đối với nhau. Vì vậy để dễ tổng hợp khoảng trống cần thực thi những bước – Phân loại, nhóm những khoảng trống có công dụng giống nhau, hoặc gần giốngnhau thành từng khối công dụng – Phân tích về quan hệ giữa những khoảng trống trong khối tính năng sử dụng đểcó khái niệm sơ bộ về sự hoạt động giải trí của khối tính năng, V. 3.2 Phân tích về quan hệ giữa những khoảng trống và những khu vực công dụng. Để tổng quát hóa, khái quát hóa những mối quan hệ giữa những khoảng trống và những khuchức năng sử dụng trong một khu công trình kiến trúc ta thường thiết lập sơ đồ quan hệ : 16 – Sơ đồ quan hệ tổng thể và toàn diện : Diễn đạt toàn diện và tổng thể những khối tính năng của khu công trình. Nhìn vào sơ đồ tổng quát, mặt phẳng, mặt phẳng cắt, người kiến trúc sư dễ tưởng tượng raquan hệ giữa những khu vực để tìm ra vò trí tương thích của nhiều giải pháp. – Sơ đồ quan hệ chi tiết cụ thể : Diễn đạt bằng hình vẽ hay ký hiệu từ những không giantrong một khối tính năng. Nhìn vào sơ đồ cụ thể, mặt phẳng, mặt phẳng cắt này ngườikiến trúc sư cũng tưởng tượng được vò trí của những phòng, những khoảng trống sử dụng vàmối quan hệ của chúng với nhau. – Ý nghóa của việc nghiên cứu và phân tích về quan hệ công dụng. 1 ‟ Dễ so sánh để tìm ra giải pháp bố cục tổng quan mặt phẳng tối ưu, và nhu yếu sửdụng, kỹ thuật, cấu trúc khu công trình, và hình khối thẩm mỹ và nghệ thuật. 2 ‟ Có thể dùng sơ đồ làm cơ sở tài liệu để đưa vào máy vi tính để nghiên cứu và phân tích, lựa chọn giải pháp. 3 ‟ Phân tích những loại giao thông vận tải : đối nội, đối ngoại, đo lường và thống kê được tần xuất, chu kỳ luân hồi, thời hạn hoạt động giải trí của con người trong khu công trình kiến trúc. 4 ‟ Xác đònh vò trí những khoảng trống, những khối công dụng một cách đúng mực. 5 ‟ Dựa vào sơ đồ cơ cấu tổ chức bố cục tổng quan mặt phẳng, mặt phẳng cắt, người thiết kế dễ hìnhdung ra hình khối, mặt đứng, tầm nhìn kiến trúc từ trong ra ngoài, từ những tuyến giaothông bên ngoài tới khu công trình để quyết đònh yếu tố nghệ thuật và thẩm mỹ của công trìnhV. 3.3 Các giải pháp tổng hợp khoảng trống mặt phẳng kiến trúc. Trong thiết kế kiến trúc thường sử dụng những giải pháp tổng hợp khoảng trống sau : 1 – Tổ hợp theo tuyến hiên chạy dọc : Không gian sử dụng được sắp xếp, sắp xếp về mộtbên của hiên chạy dọc giao thông vận tải ( Hành lang bên ), hoặc hai bên của hiên chạy ( hànhlang giữa ). 2 – Tổ hợp kiểu chùm tia, tán xạ : Các khoảng trống sử dụng được sắp xếp xungquanh khoảng trống chính TT, hoặc một khoảng trống đệm, tạo sự gắn bó, ấmcúng trong quan hệ sử dụng giữa những khoảng trống. 3 – Tổ hợp kiểu hỗn hợp ( Không gian trong khoảng trống ) : Nhiều khoảng trống sửdụng được sắp xếp sắp xếp trong một khoảng trống lớn, tùy theo nhu yếu và chức năngsử dụng mà ta có nhiều giải pháp sắp xếp, tổ chức triển khai khoảng trống hỗn hợp khác nhau. 4 – Tổ hợp hỗn hợp theo tầng cao : Nhiều khu công trình công cộng có những không gianchuyên biệt ( có nền dốc, hoặc có thiết diện mặt phẳng cắt phức tạp : Nhà hát, những côngtrình TDTT, Triển lãm … ) Khi tổng hợp khoảng trống, không riêng gì điều tra và nghiên cứu trên mặt bằngmà còn cần nghiên cứu và điều tra phối hợp với thiết diện mặt phẳng cắt để khai thác độ cao sử dụng. 5 – Tổ hợp kiểu phòng thông nhau : Loại này khi sử dụng phải rất quan tâm, chỉ có cáckhông gian thông nhau khi sử dụng không làm tác động ảnh hưởng đến nhau thì mới tổ hợptheo kiểu này, ví dụ : Liên thông giữa những phòng tọa lạc của kho lưu trữ bảo tàng, triển lãm ; phòng thư ký và giám đốc ; phòng khám bệnh ; phòng ngủ và vệ sinh. V. 4 CÁC NGUYÊN TẮC BỐ CỤC MẶT BẰNG KIẾN TRÚC. Để có được những tác phẩm kiến trúc có giá trò mà tự nó có sức truyền cảm can đảm và mạnh mẽ, người kiến trúc sư phải dựa vào những nguyên tắc về bố cục tổng quan để từ những thực thể vật chấtđa dạng được tổng hợp theo một quy luật nào đó hoàn toàn có thể gây cảm hứng cho mọi người. V. 4.1. – Các nguyên tắc bố cục tổng quan tạo hình : – Một tổng hợp gồm nhiều khối được sắp xếp theo một quy luật, hoặc link chặtchẽ với nhau để tạo thành một khối mới bộc lộ một hình tượng thẩm mỹ và nghệ thuật gọi là bốcục tạo hình. – Một tổng hợp bố cục tổng quan được nhìn nhận tốt phải phân phối những yếu tố : 17 – Tổ hợp bố cục tổng quan phải ở trạng thái cân đối ( Trọng tâm ). Nghóa là không quá nặng, hoặc quá nhẹ về một bên so với trục tổng hợp ( Trục cân đối trọng tâm ). – Tổ hợp bố cục tổng quan phải có sự link giữa những khối với nhau một cách ngặt nghèo : * Nếu là hợp khối : Lấy khối giằng khối, ( những khối fải ngàm chặt vào nhau ) * Nếu phân tán khối : Lấy khoảng trống giằng khối ( là khoảng cách giữa cáckhối với nhau và với ranh giới của khuôn viên bố cục tổng quan ). – Tổ hợp bố cục tổng quan hoàn hảo sẽ không thêm vào, hoặc bớt đi bất kỳ một đơn vò khối nàovì sẽ làm tổng hợp mất cân đối, hoặc mất link. – Trong 1 số ít thể loại khu công trình kiến trúc, tổng hợp bố cục tổng quan khối còn biểu lộ một hìnhtượng thẩm mỹ và nghệ thuật để gây xúc cảm cho nội dung cấn diễn đạt của khu công trình ( ý tưởngmang tính biểu tượngV. 4.2. – Bố cục mặt phẳng khu công trình kiến trúc nhờ vào những yếu tố : – Đặc điểm, đặc thù của khu công trình mà bản trách nhiệm thiết kế đã nhu yếu. – Đòa hình, đòa mạo khu đất nơi kiến thiết xây dựng khu công trình. – Các quy đònh của quy hoạch chi tiết cụ thể, cảnh sắc của khu vực. – Các mạng lưới hệ thống giao thông vận tải liên hệ khu vực ( Trục giao thông vận tải chính, phụ ) – Các hướng, tầm nhìn, góc nhìn ( đa phần, thứ yếu ) – Các điều kiện kèm theo về kỹ thuật kiến thiết xây dựng. – Các nhu yếu đặc biệt quan trọng khác. V. 4.3. – Các nguyên tắc tổng hợp bố cục tổng quan mặt phẳng kiến trúc. 1 _ Đảm bảo những nguyên tắc về bố cục tổng quan tạo hình2 ‟ Cần chú ý quan tâm nghiên cứu và điều tra kỹ những yếu tố ảnh hưởng tác động để lựa chọn giải pháp bố cụccho tương thích với nhu yếu của khu công trình. 3 ‟ Cần nghiên cứu và phân tích, xác đònh rõ vai trò trách nhiệm của những khối công dụng chính, phụđể có chính sách ưu tiên trong việc sắp xếp tổng hợp bố cục tổng quan. 4 ‟ Cần phân biệt rõ về thể loại khu công trình thiết kế để lựa chọn giải pháp hình thểcủa tổng hợp bố cục tổng quan ( khối, dáng, tónh, động ) cho tương thích với tính năng sửdụng của khu công trình. 5 ‟ Lựa chọn vò trí của khối tính năng chính, nó phải thực sự là điểm nhấn quantrọng, lôi cuốn sự tập trung chuyên sâu, chú ý quan tâm từ mọi hướng, những khối công dụng phụ khôngđược che chắn làm khuất lấp những khối tính năng chính. V. 5. – CÁC GIẢI PHÁP TỔ HP BỐ CỤC MẶT BẰNG KIẾN TRÚC. Trong quy trình nghiên cứu và điều tra thiết kế kiến trúc, có rất nhiều kiểu bố cục tổng quan mặt phẳng khácnhau và loại sản phẩm là những khu công trình có nhiều hình thức rất khác nhau, tuy nhiên người tacó thể khái quát thành ba dạng cơ bản : 1 – Giải pháp tổng hợp bố cục tổng quan mặt phẳng tập trung chuyên sâu. 2 – Giải pháp tổng hợp bố cục tổng quan mặt phẳng phân tán. 3 – Giải pháp tổng hợp bố cục tổng quan mặt phẳng hỗn hợp. V. 5.1. – Giải pháp tổng hợp bố cục tổng quan mặt phẳng tập trung chuyên sâu. Tổ hợp bố cục tổng quan mặt phẳng tập trung chuyên sâu ( hay hợp khối ) là : Toàn bộ những khu công dụng, những khônggian sử dụng được sắp xếp trong một khối hoặc một tổng hợp gồm nhiều khối link với nhau chặtchẽ, tạo thành một khối lớn đồ sộ. * Ưu điểm : – Mặt bằng gọn, giao thông vận tải ngắn, chiếm ít đất đai kiến thiết xây dựng. – Các mạng lưới hệ thống kỹ thuật ( điện, nước, thông gió ) ngắn gọn, tiết kòêm. – Hình khối, mặt nhà dễ miêu tả hình đồ sộ, hoành tráng, gây được cảm hứng mạnh. – Dễ quản trị, bảo vệ khu công trình. 18 * Nhược điểm : – Nền móng, cấu trúc phức tạp, nhất là khu công trình có nhiều loại khoảng trống, hìnhdáng kích cỡ khác nhau. – Chế độ ánh sáng, thông gió tự nhiên kém, dễ gây ồn bởi những khoảng trống gần nhau – Thi công thiết kế xây dựng khó, khó phân đợt kiến thiết xây dựng. * Phạm vi vận dụng : – Thường được dùng ở những đô thò cũ đang tăng trưởng, tại TT thành phố vì đấtđai thiết kế xây dựng quý và hiếm. – Dùng khi thiết kế, kiến thiết xây dựng xen cấy vào nơi có những khu công trình cũ được giữ lại. – Dùng cho những loại khu công trình đặc biệt quan trọng cần hình khối đồ sộ, hoành tráng nhằm mục đích gâysự chú ý quan tâm, nhấn mạnh vấn đề, nhằm mục đích góp phần cho thẩm mỹ và nghệ thuật của đô thò. V. 5.2. – Tổ hợp bố cục tổng quan mặt phẳng phân tán. – Tổ hợp bố cục tổng quan mặt phẳng phân tán là những khối công dụng được phân bổ cách xanhau và liên hệ với nhau bằng mạng lưới hệ thống giao thông vận tải ( hiên chạy, cầu nối ). * Ưu điểm : – Các khu vực hoạt động giải trí được phân loại khu vực rõ ràng, tương đối độc lập. – Giao thông liên hệ mạch lạc, đơn thuần, dễ thoát hiểm. – Nền móng, cấu trúc dễ giải quyết và xử lý, dễ phân dợt thiết kế xây dựng. – Chiếu sáng và thông gió tự nhiên tốt, hoàn toàn có thể xen kẽ cây xanh, sân vườn vào cáckhu công dụng sử dụng, tạo cảnh sắc quanh khu công trình đẹp. * Nhược điểm : – Mặt bằng bò trải rộng, chiếm nhiều đất kiến thiết xây dựng. – Giao thông bò lê dài, tốn dòên tích phụ, khó bảo vệ khu công trình. – Các mạng lưới hệ thống kỹ thuật ( điện, nước, thông hơi ) bò lê dài, gây tốn kém. – Hình khối, mặt đứng bò lê dài, không cho hình khối đồ sộ, hoành tráng. * Phạm vi vận dụng : – Thường được dùng ở những nơi đất đai thoáng rộng như vùng ngoại ô thành phố, cácđô thò đang lan rộng ra, nơi có quy hoạch đô thò mới. – Loại bố cục tổng quan mặt phẳng này rất thích hợp với một số ít loại khu công trình như : Trường họcBệnh vòên, Nhà nghỉ mát, Nhà văn hóa. – Loại bố cục tổng quan này rất tương thích với những vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, cácvùng có đòa hình phức tạp như trung du, miền núi có đường đồng mức, cao trìnhkhác nhau. V. 5.3. – Tổ hợp bố cục tổng quan mặt phẳng hỗn hợp. Tổ hợp bố cục tổng quan mặt phẳng dạng hỗn hợp là dùng giải pháp hợp khối với những bộ phậnchức năng sử dụng gắn bó ngặt nghèo và tiếp tục, phối hợp với giải pháp phân tánvới khối công dụng có tính độc lập tương đối hoặc quan hệ không liên tục vớicác khối khác. * Ưu điểm : – Sử dụng đất đai kiến thiết xây dựng vừa phải, dễ vận dụng ở những nơi. – Giao thông rõ ràng, mạch lạc, ít tốn dòên tích phụ và đường ống kỹ thuật. – Giải quyết được một phần hầu hết về ánh sáng, thông gió tự nhiên, sân trong cảitạo vi khí hậu tốt, cảnh sắc đẹp, tương thích với khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm như ở việt nam. – Hình khối, mặt đứng dễ đạt được hòêu quả thẩm mỹ và nghệ thuật vì bố cục tổng quan bộc lộ rõ khốichính, phụ. * Nhược điểm : 19 – Giải quyết nền móng, cấu trúc khu công trình còn phức tạp, nhất là chỗ tiếp giáp giữa cáckhối có khoảng trống size lớn nhỏ khác nhau. – Phân đợt kiến thiết xây dựng khu công trình phải tùy theo đặc trưng về đất đai thiết kế xây dựng, vốn đầutư, và sự tăng trưởng của khu công trình trước mắt và lâu bền hơn. – Tổ hợp hình khối, mặt đứng khu công trình phải chú ý quan tâm sự thống nhất, hài hòa giữakhối chính và khối phụ, tránh thực trạng chắp vá kiến trúc. * Phạm vi vận dụng : – Do sự phối hợp một cách linh động giữa kiểu bố cục tổng quan tập trung chuyên sâu và kiểu bố cục tổng quan phântán nên vận dụng được thoáng rộng ở mọi loại đòa hình và những vùng khí hậu. – Thường được vận dụng để thiết kế những khu công trình công cộng như : Nhà văn hóa, Câu lạc bộ, những khu công trình thể dục thể thao. 20CH ƯƠNG VICÁC NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC GIAO THÔNG BÊNTRONG VÀ BÊN NGOÀI CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚCVI. 1. – Ý NGHĨA CỦA VIỆC TỔ CHỨC GIAO THÔNGTrong những khu công trình kiến trúc, mạng lưới hệ thống giao thông vận tải là một trong những nhân tốquyết đònh chất lượng của khu công trình. Hệ thống giao thông vận tải trong khu công trình ngắngọn, hài hòa và hợp lý thì dây chuyền sản xuất sử dụng mới tạo cho con người sự tự do, thuận tòên. Việc xử lý giao thông vận tải cho những khu công trình kiến trúc trừ một số ít trường hợp đilại trực tiếp theo kiểu xuyên phòng, còn hầu hết đi lại đều tổ chức triển khai khoảng trống giaothông. VI. 2. CÁC LOẠI KHÔNG GIAN GIAO THÔNG. Có thể chia làm 3 loại theo công dụng sau : 1 – Giao thông theo hướng ngang. 2 – Giao thông theo hướng đứng. 3 – Các đầu mối, nút giao thông vận tải. VI. 2.1. – Giao thông theo hướng ngang : Dùng liên hệ giữa những phòng, những bộ phậntrong cùng một khu tính năng, hoặc để liên hệ những khu công dụng với nhau. a – Tổ chức giao thông vận tải kiểu hiên chạy, cầu nối – Kiểu hiên chạy dọc bên : Không gian sử dụng được sắp xếp về một bên của hiên chạy dọc ( Trường học, bệnh vòên, nhà văn hóa, nhà trọ ) – Kiểu hiên chạy dọc giữa : Không gian sử dụng được sắp xếp về hai bên của hiên chạy ( Khách sạn, bệnh vòên, trụ sở văn phòng thao tác ) – Cầu nối : Hành lang có mái che, tuynel khác cốt dùng liên hệ những khu chức nang. b – Kiểu tán xạ ( Kiểu tia ) : Các khoảng trống sử dụng được sắp xếp xung quanh mộtkhông gian chính TT hoặc một khoảng trống đệm là đầu mối giao thông vận tải. ( Biệt thự, kho lưu trữ bảo tàng, khách sạn, ngân hàng nhà nước ) c – Kiểu xuyên phòng : Kiểu phòng thông nhau, muốn vào phòng này phải đi quamột phòng khác. Loại này khi sử dụng phải rất quan tâm, chỉ có những khoảng trống thôngnhau khi sử dụng không làm ảnh hưởng tác động đến nhau thì mới dùng kiểu giao thông vận tải nàyví dụ : Liên thông giữa những phòng tọa lạc của kho lưu trữ bảo tàng, triển lãm ; Giữa phòng thưký và giám đốc ; Giữa phòng ngủ và phòng vệ sinhVI. 2.2. – giao thông vận tải theo chiều đứng : – Bộ phận giao thông vận tải này tạo sự liên hệ giữa những tầng cao trong một khu công trình. – Các loại giao thông vận tải đứng gồm có : Thang bộ, thang máy, thang cuốn ( thang tựchuyển ), Đường dốc thoải ( ramp dốc ). 1 – Thang bộ : – Thang bộ là phương tòên giao thông vận tải đa phần trong những khu công trình kiến trúc có sốtầng cao từ 5 tầng trở xuống. Thường được sử dụng cho tổng thể những loại khu công trình. – Đặc điểm : Dễ dàng sắp xếp ở mọi vò trí trong khu công trình, hoặc ngoài khu công trình, lộ21thiên hay bán lộ thiên, dễ thiết kế, dễ thiết kế, tiện sử dụng. – Phân loại thang bộ và khoanh vùng phạm vi sử dụng : Có rất nhiều mẫu mã thang bộ khác nhau, tuy nhiên hoàn toàn có thể phân thành những nhómchính như sau : Thang 2 vế, thang 3 vế chữ U, chữ T, thang tròn, thang xoáy trôn oc. 2 – Thang máy : – Các khu công trình kiến trúc có tầng cao từ 6 tầng trở lên đều phải sắp xếp thang máy. – Chỉ có một số ít ít khu công trình thấp tầng có sắp xếp thang máy : Bệnh viện, Khách sạn. – Do việc tăng độ cao, phải sử dụng thang máy làm phương tòên giao thông vận tải thẳngđứng bên trong khu công trình là đa phần, cho tòên lợi, bảo đảm an toàn và kinh tế tài chính. – Đặc điểm : Do cấu trúc của thang máy yên cầu khoảng trống hoạt động giải trí ( giếng thang ) cần có độ đúng chuẩn cao và ổn đònh, nên giếng thang thường được thiết kế bằng bêtông cốt thép, đồng thời để tăng độ ổn đònh cho những khu công trình cao tầng liền kề, nên giếngthang đóng vai trò như một lõi cứng. Vì vậy, mạng lưới hệ thống thang máy có ảnh hưởng tác động to lớn trong vòêc tổng hợp khoảng trống vàbố cục mặt phẳng kiến trúc của những khu công trình cao tầng liền kề. – Phân loại và khoanh vùng phạm vi sử dụng : Theo cách sử dụng hoàn toàn có thể chia làm nhiều loại ; 1 – Thang máy chở người. 2 ‟ Thang máy chở người nhưng có sản phẩm & hàng hóa mang theo người. 3 – Thang máy chở sản phẩm & hàng hóa. ( Điều khiển ngoài cabin ) 4 – Thang máy vừa chở hàng nhưng thường có người đi kèm5 – Thang máy chuyên dùng trong y tế ( chở băng ca, xe lăn ) – Tùy theo quy mô của khu công trình sẽ thống kê giám sát số lượng thang máy cần thiết kế. – Xuất phát từ góc nhìn bảo đảm an toàn, thang máy thường được sắp xếp thành cụm thang, tối thiểu mỗi cụm có tối thiểu 2 thang máy. – Khi thiết kế cần lựa chọn loại thang và tìm hiểu và khám phá kỹ cấu trúc và nguyên tắc vậnhành, của mỗi loại thang đều khác nhau về : Kích thước, Tải trọng, Tốc độ, máy thang3 – Thang cuốn ( Thang tự chuyển ) : – Thang cuốn có hình thức gần giống một vế thang bộ, nhưng bậc thang có cấutạo hình răng lược, được gắn với mạng lưới hệ thống dẫn động dùng moter đòên, hoạt động giải trí nhưmột sợi sên chạy liên tục. – Do hoạt động giải trí liên tục nên thang cuốn có lưu lượng luân chuyển lớn và không mấtthời gian chờ đón nên rất thích hợp cho những khu công trình công cộng có đông người dichuyển như : Siêu thò, chợ, nhà ga, những TT văn hóa truyền thống, thương mại, TDTT – Vận tốc đònh mức của thang cuốn : – 0,75 m / s cho thang có góc nghiêng 30 * – 0,50 m / s cho thang có góc nghiêng 35 * – Tải trọng đặt lên mỗi bậc thang 0,6 m ‟ 1,1 m : Từ 60 kg ‟ 120 kg – Thang cuốn có cấu trúc rất đặc biệt quan trọng, vì thế khi thiết kế sắp xếp thang cuốn cần tìmhiểu kỹ những tính năng kỹ thuật để có sự lựa chọn sắp xếp cho tương thích với nhu yếu sửdụng. 4 – Đường dốc thoải ( ramp dốc ) : – Là những mặt phẳng dốc nghiêng được sắp xếp trong khu công trình dùng cho xe cộ cóthể lên xuống những độ cao khác nhau trong khu công trình. – Đường dốc cho xe cơ giới lên xuống tầng để xe, có độ dốc : 12 ‟ 15 % – Đường dốc cho băng ca trong bệnh vòên, có độ dốc : 10 ‟ 12 % – Đường dốc cho người tàng tật đi xe lăn, có độ dốc : < 10VI. 2.3 – Đầu mối giao thông vận tải – Sảnh : 1 - Đầu mối giao thông vận tải : Trong khu công trình kiến trúc đầu mối giao thông vận tải có tác22dụng rất quan trọng trong việc phân phối luồng người ra những hướng khác nhau. Chonên đầu mối giao thông thường gắn liền với luồng giao thông vận tải theo chiều ngang vàtrục giao thông vận tải chiều đứng. 2 - Sảnh : Với khu công trình kiến trúc, sảnh là đầu mối giao thông vận tải quan trọng nhất. Ngoài công dụng đa phần là phân luồng, dẫn hướng nó còn có vai trò về thẩm mỹkiến trúc rất cao. - Vì vậy người thiết kế cần điều tra và nghiên cứu xử lý việc dẫn hướng đi lại một cáchrõ ràng. Cần dễ thấy rõ hướng giao thông vận tải chính, phụ đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhu cầuthẩm mỹ cao : Thâït sang chảnh, lộng lẫy. - Tùy quy mô và đặc thù khu công trình mà ta sắp xếp một hay nhiều sảnh : - Sảnh chính : ( đại sảnh ) lối vào chính của khu công trình. - Sảnh phụ : ( tiểu sảnh ) lối vào của những khu tính năng, lối thoát hiểm. - Sảnh tầng : Có thể trên mỗi tầng, đầu mối giao thông vận tải sẽ là một tiểu sảnh - Kích thước sảnh tùy theo sức chứa của ngôi nhà : - Với khu công trình có người ra vào ồ ạt tiêu chuẩn : 0,25 - 0.35 mét vuông / người. - Với khu công trình có người ra vào điều hòa : 0,15 - 0,20 mét vuông / người - Chiều cao thiết kế sao cho tỉ lệ giữa ba chiều khoảng trống được đẹp, cân đối vàkhông gây cảm xúc khó chòu cho con người. Thông thường từ 3,5 - 5 m, hoàn toàn có thể cótrường hợp cao hơn thì sử dụng khoảng trống thông tầng ( phi tỷ suất ) VI. 2.4. – Các nguyên tắc tổ chức triển khai giao thông vận tải trong khu công trình : - Hệ thống giao thông vận tải trong khu công trình kiến trúc phải có đònh hướng mạch lạc, rõ ràng. - Các tuyến hiên chạy giao thông vận tải cần đơn thuần, tránh phức tạp gây khó khăn vất vả khi đi lại. - Hệ thống giao thông vận tải cần giám sát, xác đònh size hài hòa và hợp lý bảo vệ nhu yếu sửdụng, ( địa thế căn cứ vào lưu lượng người vận động và di chuyển trong khu công trình ). - Hệ thống giao thông vận tải cần bảo vệ đủ ánh sáng, thông thoáng tốt ( Tự nhiên, tự tạo ) - Các khu công trình kiến trúc có quy mô lớn, sức chứa đông người, ngoài mạng lưới hệ thống giaothông chính cần sắp xếp mạng lưới hệ thống giao thông vận tải thoát hiểm, ( cầu thang, cửa thoát hiểm ). - Tùy mỗi thể loại khu công trình kiến trúc, diện tích quy hoạnh giao thông vận tải chiếm khoảng chừng 20 ‟ 25 % Dòên tích sử dụng toàn khu công trình. VI. 3. – TỔ CHỨC GIAO THÔNG BÊN NGOÀI CÔNG TRÌNH. - Giao thông bên ngoài khu công trình là mối liên hệ đối ngoại giữa khu công trình với hệ thốnggiao thông đô thò, và liên hệ vùng. - Các khu công trình có dòên tích khuôn viên khu đất thiết kế xây dựng hạn chế : Lối vào chính, sảnh chính thường liên hệ trực tiếp với trục đường chính khu vực. - Các khu công trình có quy mô lớn, dòên tích khuôn viên rộng đều phải sắp xếp đường xe chạyvòng quanh khu công trình để thuận tòên liên hệ những khu vực, đồng thời để xe cứu hỏa, cứunạn hoàn toàn có thể tiếp cận khu công trình thuận tiện. ( R xe cứu hỏa hoạt động giải trí < 40 m ). - Khi tổng chiều dài của kiến trúc vượt quá 200 m, nên sắp xếp đường xe cứu hỏa xuyênqua khu công trình, bề rộng đường > 3,5 m. 2324CH ƯƠNG VIICÁC NGUYÊN TẮC TỔ HP HÌNH KHỐI KHÔNGGIAN VÀ THIẾT KẾ MẶT ĐỨNG CÔNG TRÌNHKIẾN TRÚCVII. 1 – Ngôn ngữ thẩm mỹ và nghệ thuật và cơ sở tạo hình kiến trúcXEM HINHVII. 2. CÁC NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ HÌNH KHỐI KHÔNG GIAN CỦA CÔNG TRÌNHKIẾN TRÚCVII. 2.1. – Khái niệm : – Thiết kế hình khối khoảng trống của khu công trình kiến trúc là thiết kế hình thức bênngoài của nó, nhằm mục đích cung ứng nhu yếu nghệ thuật và thẩm mỹ trong khi phải thỏa mãn nhu cầu được những yêucầu thích dụng, vững chắc và kinh tế tài chính. – Chính hình thức bên ngoài từ khối, dáng, mặt đứng, đến những cụ thể của công trìnhkiến trúc là những yếu tố tiên phong gây cảm hứng, gây ấn tượng hay truyền cảm tới mọingười dù là ở mức độ nào, dù bằng cảm tính hay lý tính. VII. 2.2. – Các nhu yếu của hình thức, thẩm mỹ và nghệ thuật kiến trùc : – Hình khối và mặt đứng khu công trình phải biểu hòên được đặc thù, đặc thù, cũngnhư gây được ấn tượng, cảm hứng mà ý đồ sáng tác đã đònh trước. 25 – Thiết kế một khu công trình kiến trúc là một sự tìm tòi toàn dòên và tổng hợp những yếutố kỹ thuật, mỹ thuật, vật lòêu, chiêu thức kiến thiết xây dựng trên cơ sở nội dung, yêu cầusử dụng của tác phẩm kiến trúc. – Hình khối và mặt đứng của khu công trình phải hòa nhập được với khung cảnh thiênnhiên và thiên nhiên và môi trường kiến trúc xung quanh, đồng thời phải quan tâm đến những điều kòênkhác như : đặc trưng kiến trúc, phong tục tập quán, quan nòêm thẩm mỹ và nghệ thuật của từng dântộc, từng vùng, từng đòa phương, nơi kiến thiết xây dựng khu công trình. – Hình khối và mặt đứng của khu công trình phải thể hòên trung thực được cơ cấu tổ chức mặt phẳng, tổng hợp khoảng trống bên trong của khu công trình, tránh phô trương, hình thức giả dốiVII. 2.3. – Các nguyên tắc tổng hợp hình khối khoảng trống kiến trúc. VII. 2.3.1. – Sự biểu hòên thẩm mỹ và nghệ thuật của hình khối kiến trúc hoàn toàn có thể đạt được nhờ nắmvững những yếu tố sau : – Ngôn ngữ của những khối cơ bản, tức là những khối được tạo thành bởi kích cỡ theocác khunh hướng khác nhau, mỗi khối biểu hòên được những cảm hứng khác nhau. – Kết hợp những khối cơ bản với nhau, hoặc dùng một khối cơ bản tích hợp với phongcảnh tự nhiên, hay kiến trúc có sẵn ở xung quanh làm yếu tố tổng hợp. – Tầm nhìn, góc nhìn tới khối hay tổng hợp khối của tác phẩm kiến trúc gây được ấntượng cảm hứng nhất đònh. VII. 2.3.2. – Nguyên tắc thiết kế tổng hợp hình khối khoảng trống kiến trúc : 1. Nắm vững ngôn từ của những khối cơ bản. 2. Lựa chọn những khối cơ bản độc lập, hay tổng hợp những khối theo luật bố cục tổng quan : – Dùng những khối cùng một loại khối cơ bản có kích cỡ khác nhau hoặcgiống nhau, sắp xếp theo những quy luật. – Dùng những khối thuộc nhiều loại khối cơ bản sắp xếp theo vò trí, chiềuhướng khác nhau. 3. Nắm được quy luật phân loại khối kiến trúc nếu khối có kích cỡ lớn : – Phân chia theo dạng đơn thuần hay phức tạp trên những khối. – Phân chia để tương hỗ về khunh hướng của khối kiến trúc. 4. Lựa chọn hình khối kiến trúc phải địa thế căn cứ vào : – Nội dung sử dụng của khu công trình ‟ Bố cục mặt phẳng. – Ý đồ tư tưởng cần miêu tả ‟ Thể loại khu công trình kiến trúc. – Góc nhìn và tầm nhìn liên tục của số đông người. – Không gian của tổng thể và toàn diện quy hoạch nơi đặt khu công trình. 5. Đảm bảo tỷ suất giữa những khối có tầm thước hoặc vận dụng luật phi tỷ suất tùy theo ýđồ biểu hòên của tác giả cho từng thể loại khối kiến trúc. 6. Đảm bảo sự thống nhất, hài hòa hoặc tương phản trong tổng hợp khối và trongkhung cảnh vạn vật thiên nhiên, hoặc với những yếu tố quy hoạch ở khu vực gần khu công trình. VII. 2.4. – Các nguyên tắc thiết kế mặt đứng khu công trình kiến trúc. VII. 2.4.1. – Sự biểu hòên thẩm mỹ và nghệ thuật của mặt đứng khu công trình kiến trúc. – Hình khối khu công trình gây được ấn tượng khi nhìn từ xa và nhìn từ nhiều phía. – Khi đến gần khu công trình thì hiệu suất cao thẩm mỹ và nghệ thuật lại thể hòên trên mặt đứng của nó. – Do đó sử lý mặt đứng của khu công trình sẽ là bòên pháp chính để thỏa mãn nhu cầu yêu cầumỹ quan, truyền cảm nghệ thuật và thẩm mỹ của khu công trình đó. * Vì thế sau khi đã chọn được hình khối tương thích với ý đồ tư tưởng chủ yếu, cần biểu

Alternate Text Gọi ngay