Enzyme Lipaza: Những điều cần biết
Xét nghiệm Lipase là một xét nghiệm quan trọng để chẩn đoán các bệnh lý về tuyến tụy. Vậy enzyme Lipaza là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm Lipase ra sao và bệnh nhân cần lưu ý gì trước khi xét nghiệm Lipase? Bài viết sau đây sẽ giúp giải đáp các thắc mắc trên.
1. Enzyme Lipaza là gì?
Enzym Lipaza (còn gọi là Lipase) là một enzym do tụy sản xuất, giúp chuyển hóa mỡ và triglycerid thành glycerol và acid béo.
Bạn đang đọc: Enzyme Lipaza: Những điều cần biết
Bình thường, tuyến tụy chỉ sản xuất đủ lượng enzyme Lipase để tiêu hóa thức ăn, Lipase hiện diện trong máu với nồng độ thấp. Trị số Lipase bình thường trong máu là <67U/L. Trong trường hợp xuất hiện các bệnh lý về tuyến tụy như viêm tụy, sỏi chặn tuyến tụy, khối u tuyến tụy,... thì nồng độ Lipase trong máu sẽ tăng cao.
2. Xét nghiệm Lipase là gì?
Xét nghiệm Lipase dùng để đo nồng độ enzym Lipaza trong máu nhằm chẩn đoán, theo dõi các bệnh lý về tuyến tụy. So với xét nghiệm amylase thì xét nghiệm Lipase có độ nhạy cảm và đặc hiệu cao hơn. Khi xuất hiện các bệnh lý tuyến tụy, Lipase thường tăng sớm hơn và thời gian trở về chỉ số bình thường cũng dài hơn amylase.
3. Xét nghiệm Lipase được chỉ định khi nào?
Xét nghiệm Lipase thường được chỉ định cùng xét nghiệm amylase để chẩn đoán và theo dõi bệnh viêm tụy cấp, viêm tụy mạn và các rối loạn khác của tuyến tụy như tắc nghẽn ống tụy, ung thư tụy, nang giả tụy,…
Trong một số trường hợp, xét nghiệm còn dùng để chẩn đoán và theo dõi một số bệnh như celiac, bệnh Crohn, bệnh xơ nang, viêm phúc mạc, nhồi máu ruột, nghẹt ruột,…
4. Lipase tăng trong trường hợp nào?
- Enzym Lipaza thường tăng rất cao trong viêm tụy cấp, nồng độ thường cao gấp 5-10 lần so với thông thường. Khi tuyến tụy bị viêm cấp tính, trong vòng 24 giờ nồng độ Lipase sẽ tăng cao và tiếp tục tăng cao đến ngày 14;
- Nồng độ Lipase cũng có thể tăng cao trong một số bệnh về tuyến tụy khác như: tắc nghẽn ống tụy, ung thư tụy, nang giả tụy, viêm tụy tái phát mạn tính;
- Các trường hợp tăng Lipase khác gồm: Viêm túi mật cấp, viêm phúc mạc, suy thận cấp và mạn tính, tắc ruột non, nhồi máu ruột, loét dạ dày- tá tràng gây thủng, bệnh gan mạn tính, nghiện rượu, một số trường hợp chảy máu nội sọ,…;
- Ngoài ra, Lipase có thể tăng khi sử dụng một số thuốc như morphine, codein, indomethacin.
5. Lipase giảm trong những trường hợp nào?
Nồng độ Lipase sẽ giảm khi những tế bào sản xuất Lipase trong tuyến tụy bị tổn thương vĩnh viễn. Các bệnh lý của tuyến tụy như xơ nang hoàn toàn có thể gây những tổn thương này .
6. Kết quả xét nghiệm Lipase có thể thay đổi trong trường hợp nào?
- Mẫu máu bị vỡ hồng cầu có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm;
- Một số thuốc bệnh nhân sử dụng có thể làm tăng nồng độ Lipase như: paracetamol, indometacin, codein, corticoid, furosemid, heparin, thuốc ức chế men chuyển angiotensin, thuốc chống virus, thuốc uống ngừa thai,…
7. Các lưu ý khi làm xét nghiệm Lipase
Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm Lipase khi bệnh nhân có các triệu chứng như:
- Đau lưng, đau bụng lan ra sau lưng, nặng bụng, khi ăn các thức ăn giàu chất béo thì triệu chứng trầm trọng hơn;
- Buồn nôn, nôn, chán ăn.
Xét nghiệm Lipase cũng có thể được bác sĩ chỉ định làm liên tục trong một khoảng thời gian để xác định độ tăng, giảm Lipase, qua đó đánh giá hiệu quả điều trị.
Xét nghiệm Lipase được thực hiện vào buổi sáng. Trước khi làm xét nghiệm bệnh nhân phải nhịn ăn từ 8-12 giờ. Lượng máu lấy khoảng 2ml được cho vào ống nghiệm không chống đông hoặc chống đông EDTA, lithiheparin. Kết quả xét nghiệm sẽ có sau khoảng 1 giờ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Source: https://suachuatulanh.edu.vn
Category : Vận Chuyển