Quy trình diệt và kiểm soát côn trùng – Khử Trùng Xanh GFC

10/11/2022 admin

Quy trình diệt và kiểm soát côn trùng của Khử Trùng Xanh GFC là quy trình đạt chuẩn và hiệu quả đã được chứng minh qua 15 năm kinh nghiệm. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, chúng tôi nhận ra rằng tùy từng loại côn trùng mà sẽ có cách diệt khác nhau, dựa trên tập tính sinh sống và kiếm ăn của chúng. Dưới đây là bài viết nhằm cung cấp thông tin chi tiết và cụ thể quy trình diệt các loại côn trùng khác nhau của Công ty chúng tôi.

Quy trình diệt và kiểm soát côn trùng

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT VÀ TIÊU DIỆT CÔN TRÙNG TỔNG HỢP IPM

IPM là chương trình giúp giám sát, ngăn ngừa và kiểm soát côn trùng cách chuyên nghiệp. Phương pháp đòi hỏi sự kết hợp giữa thói quen ngăn chặn côn trùng dịch hại với biện pháp vệ sinh tốt dưới sự theo dõi kỹ lưỡng. Khi áp dụng IPM, rủi ro bị tấn công bởi côn trùng dịch hại sẽ suy giảm, từ đó tiết kiệm chi phí dài hạn cho khách hàng.
Áp dụng đối với những loài sinh vật gây hại

  • Muỗi, ruồi, kiến, gián, rệp,…
  • Mọt, mạt, mối,…
  • Chuột, rắn, thằn lằn, rắn mối…

Phương pháp này vận dụng với những người mua nào ?

  • Cá nhân: nhà dân, hộ gia đình, nhà hàng, thư viện…
  • Tổ chức: chung cư, khách sạn, bệnh viện, văn phòng, trường học …
  • Doanh nghiệp, tập đoàn: nhà máy lương thực, nhà máy thực phẩm, nhà máy đông công nhân, kho bãi lớn, xí nghiệp, tập đoàn lớn,…

Quy trình diệt và kiểm soát côn trùng

QUY TRÌNH Khử Trùng Xanh – GFC KIỂM SOÁT VÀ TIÊU DIỆT CÔN TRÙNG

Sau khi tư vấn và tiến hành thỏa thuận, ký kết hợp đồng, Công ty sẽ lên kế hoạch cho quy trình diệt và kiểm soát côn trùng cách chi tiết và thông báo để khách hàng nắm rõ thông tin chi tiết.

NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC

Bước 1: Khảo sát nhà máy, công ty, kho bãi,… cần kiểm soát. Thống kê diện tích kho xưởng, nhà máy,… ghi lại sơ đồ. Theo dõi số lượng côn trùng gây hại là loại gì? Mức độ phá hoại ra sao? Độ lây lan rộng thế nào? Từ số liệu khảo sát thực tế, đưa ra quy trình diệt và kiểm soát côn trùng cụ thể cho khách hàng
Bước 2: Báo giá dịch vụ (căn cứ vào diện tích và phương án khách hàng yêu cầu). Kí hợp đồng dịch vụ từ hai bên sau khi đạt thỏa thuận
Bước 3: Tiến hành dịch vụ kiểm soát côn trùng, dịch hại
Bước 4: Nghiệm thu và tiến hành thanh toán hợp đồng. Bảo hành, hỗ trợ chăm sóc khách hàng khi cần thiết

KĨ THUẬT ÁP DỤNG

  • Đối với trong kho: có thể lắp đặt thêm các loại đèn bắt côn trùng như Sky F, Đại Sinh, Queen…
  • Dùng các máy phun thuốc ULV và áp lực (tùy môi trường áp dụng ) như Stihl, ULV,…
  • Dùng các hóa chất mà được Bộ y tế cho phép lưu hành và sử dụng: icon 2.5cs, fendona 10sc ,Map permethrin 50ec, …
  • Định kì phun côn trùng thường xuyên: 1-2 tuần/lần

QUY TRÌNH KIỂM SOÁT MỐI TẬN GỐC

Bước 1:
Đặt mồi nhử để gom mối, kỹ thuật viên của công ty dùng hộp nhử mối đặt vào những nơi có mối ăn để dẫn dụ mối tập trung đến hộp nhử. (Mục đích để dụ mối tập trung ăn trong mồi nhử)
Bước 2:
Tiến hành thực hiện bước thứ 2 trong quy trình diệt và kiểm soát côn trùng, cụ thể ở đây là mối: phun xịt thuốc diệt mối sinh học PMC 90 vào thiết bị nhử mối nhằm cho những con mối bị nhiễm thuốc, mang thuốc về tổ mối và gây lây lan dịch bệnh để tiêu diệt mối chúa và hệ thống tổ mối ngầm dưới lòng đất.
Bước 3:
Phun thuốc phòng chống mối bảo vệ công trình không bị mối mọt tấn công từ bên ngoài vào công trình: Phun trực tiếp dung dịch thuốc diệt mối đất Agenda 25EC hoặc thuốc chống mối Lenfos 50EC vào đường mối đi ,nơi bị mối tấn công
Mục đích nhằm tiêu diệt hết mối thợ còn lại và phun trực tiếp lên bề mặt các kết cấu bằng gỗ, chân tường, những nơi mối có thể di chuyển và tấn công. Nhằm ngăn chặn không cho mối từ bên ngoài xâm nhập vào công trình
Quy trình diệt và kiểm soát côn trùng

QUY TRÌNH KIỂM SOÁT MỌT (QUY TRÌNH KHỬ TRÙNG XÔNG HƠI PHOSPHINE)

Bước 1 : Khảo sát trước khi khử trùng

  • Địa điểm: Sàn, khu vực xung quanh lô hàng phải được dọn sạch sẽ
  • Hàng hóa: loại hàng, cách sắp xếp, phương thức đóng gói, loại bao bì, nhiệt độ
  • Dịch hại: thành phần, mật độ côn trùng chính
  • Lập biên bản khảo sát khử trùng

Bước 2: Lập phương án khử trùng
Chuẩn bị vật tư trang thiết bị cho việc thực hiện quy trình diệt và kiểm soát côn trùng (mối):

  • Thuốc khử trùng Quickphos 56%, AluminiumPhosphide
  • Thuốc phun vệ sinh (thuốc Actellic 50EC, Chlopyrifos 50EC,Cypado …)
  • Bạt khử trùng chuyên dụng
  • Giấy Kraft, rắn cát…vật dụng đè chân bạt làm kín
  • Găng cao su, khẩu trang, mặt nạ phòng độc
  • Biển cảnh giới và các hướng dẫn, quy định trong quá trình khử trùng

Tính toán lượng thuốc xông hơi cần .

  • Tính lượng Thuốc ra bằng cách tính thể tích lô hàng (mét khối – m3)
  • Cách tính: Chiều dài x Rộng x Cao = m3
  • Hàm lượng: 10 gam thuốc/m3 (tức khoảng 3 viên/m3)

Cách ra thuốc

  • Dùng kẹp mở nắp chai thuốc
  • Tính lượng thuốc cần cho lô hàng gạo cần hun trùng
  • Ra thuốc vào các tờ giấy hoặc túi vải, mỗi tờ giấy chứa không quá 10 viên thuốc để thuốc nhanh tan và phản ứng tốt
  • KHÔNG để thuốc tiếp xúc với nước hay độ ẩm cao

Quy trình diệt và kiểm soát côn trùng
Bước 3: Thực hiện khử trùng
Làm kín không gian khử trùng
Đối với khử trùng chụp bạt

  • Chuyển bạt lên trên nóc lô hàng và tiến hành kéo bạt sang hai bên để trùm kín lô hàng. Lấy rắn cát chèn chân bạt
  • Nếu sàn kho hoặt địa điểm khử trùng xông hơi không đảm bảo, phải trải bạt xuống dưới kệ hàng để tránh sự thất thoát của thuốc
  • Kiểm tra độ kín của bạt, nếu rách phải làm kín bằng băng keo hoặc giấy kraft và hồ dính. Chất lượng lô hàng có đạt hay không phụ thuộc chính vào độ làm kín của bạt. Không để rò rỉ thuốc, mọt sẽ chết hoàn toàn, tiêu diệt cả  trứng,…

Phun vệ sinh

  • Phun vệ sinh xung quanh lô hàng khử trùng hoặc xung quanh khu vực kho để tránh sự lây nhiễm trở lại của côn trùng từ bên ngoài
  • Lí do bởi vì sau khi kết thúc khử trùng do một số cá thể côn trùng bay hoặc di chuyển ra bên ngoài không gian khử trùng trong quá trình tiến hành khử trùng
  • Phun vệ sinh giúp lô hàng tránh côn trùng trở lại trong thời gian dài do đã tiêu diệt triệt để mọt môi trường

Bước 4: Mở bạt lô hàng
Đây là bước cuối cùng trong quy trình diệt và kiểm soát côn trùng (mọt):

  • Sau 5 – 7 ngày, mở bạt lô hàng, thu gom bả thuốc chứa trong gói giấy, bả thuốc có thể xử lí bằng cách đào hố chôn xuống đất.
  • Kiểm tra, nghiệm thu kết quả côn trùng lô hàng và sử dụng bình thường

QUY TRÌNH DIỆT VÀ KIỂM SOÁT MUỖI

Bước 1: Che phủ đồ đạc:
Tiến hành che phủ đồ dùng bằng các tấm vải sạch có kích thước 3m00 × 3m20. Việc này nhằm đảm bảo sự an toàn và phòng tránh việc hóa chất bám dính gây hại đến sức khỏe khách và đồ dùng, dụng cụ.
Quy trình diệt và kiểm soát côn trùng
Bước 2: Pha thuốc:
Thuốc diệt sẽ được pha trực tiếp tại khu vực xử lí dưới sự chứng kiến của khách hàng. Thuốc được pha đúng tỷ lệ và chủng loại mà khách hàng được tư vấn. Công ty sẽ thông báo trước nếu có bất cứ thay đổi nào trong loại thuốc mà khách hàng yêu cầu sử dụng.
Bước 3: Phun tồn lưu:
Tùy vào địa hình và diện tích của khu vực cần xử lí mà nhân viên sẽ sử dụng các bình phun áp lực hay các loại máy phun cỡ lớn để có thể đạt được công suất và hiệu quả tối ưu nhất. Công ty cam kết sử dụng các loại máy an toàn và đạt tiêu chuẩn, không gây ảnh hưởng tiêu cực quá lớn tới sức khỏe và phạm vi khu vực xử lí.
Bước 4: Phun không gian:
Sau khi phun tồn lưu, nhân viên Khử Trùng Xanh GFC sẽ kết hợp với phun không gian dạng sương mù nhằm tạo tác dụng diệt trừ côn trùng, đặc biệt là muỗi trong thời gian lâu dài. Đây là bước không thể thiếu trong quy trình diệt và kiểm soát côn trùng (muỗi), vừa để diệt trừ các côn trùng bay, vừa có thể đưa thuốc lưu lại các điểm có độ cao trong nhà (trần nhà, vách tường cao,…) giúp phương pháp đạt hiệu quả tốt hơn.
Quy trình diệt và kiểm soát côn trùng
Bước 5: Dọn dẹp
Sau khi thực hiện xong công việc, nhân viên tiến hành thu dọn các tấm vải bạt.
Sau khi phun thuốc từ 1 đến 2 tiếng, khách hàng có thể vào lại khu vực xử lí. Tiến hành lau sàn nhà ít nhất 2-3 lần bằng nước sạch và lưu ý lau kỹ các tay nắm cửa, tay vịn cầu thang,.. để đảm bảo an toàn tránh các nguy cơ bị dị ứng hay nổi mẩn.

QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHUỘT

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Phương pháp 1 : sử dụng bả độc

  • Sử dụng các thuốc diệt chuột tốt như Storm, Biorat …trộn với mồi bố trí xung quanh hang, đường đi của chuột, dọc các chân tường. Đặt  giáp với khuôn viên công ty khác và khu đất trống của công ty, làm gây xuất huyết nội ở chuột và lây qua những con khác chết theo
  • Các hang ổ phát hiện sẽ được đánh thuốc & lắp kín lại, tránh trường hợp làm chỗ trú ngụ cho con chuột khác

Phương pháp 2: Sử dụng bẫy cơ

  • Sử dụng hộp chuột chuyên dụng, chúng tôi sẽ đặt bẫy tại các khu vực cần thiết và thường xuyên đảo vị trí các khu vực đặt bẫy

Phương pháp 3 : sử dụng bẫy keo

  • Chúng tôi sẽ đặt trong các phòng làm việc, chủ yếu ở các cửa ra vào bên trong nhà máy và thường xuyên đảo vị trí các khu vực đặt bẫy
  • Không sử dụng thuốc, chỉ sử dụng mồi thực phẩm dẫn dụ và chuột dính keo sẽ được bắt sống nhằm hạn chế sự nhiễm độc chéo vào thực phẩm, hàng hóa…

Quy trình diệt và kiểm soát côn trùng

KĨ THUẬT THỰC HIỆN

Theo như quy trình diệt và kiểm soát côn trùng, chúng tôi thống kê được khu vực có thường thấy: bên trong nhà hoặc công trình là nơi chuột đang sống phá hoại và mang mầm bệnh tật. Còn khu vực xung quanh bên ngoài là nơi chuột trú ngụ chúng có thể xâm nhập vào nhà. Vì vậy, cần phải diệt chuột và kiểm soát chúng ở cả hai khu vực.
Khu vực bên trong nhà:

  • Sử dụng kết hợp các loại bẫy đặt tại các vị trí phát hiện có đường chuột chạy hoặc các vị trí chuột thường xuất hiện và cắn phá tài sản. Mục đích nhằm bắt sống chuột, chấm dứt tình trạng chuột phá hoại tài sản trong khu vực xử lý
  • Sử dụng bẫy dính đặt trên trần các phòng, trần hành lang, trục kỹ thuật nhằm bắt chuột trong quá trình chuột di chuyển tìm kiếm thức ăn.
  • Sử dụng kết hợp các loại bẫy đặt với mật độ dày tại những khu vực chuột xuất hiện nhiều. Hoặc nơi có nguồn thức ăn thu hút chuột như bếp, nhà ăn, kho hàng,…
  • Các vị trí đặt bẫy không làm ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của khách hàng và sẽ được đánh dấu hoặc vẽ sơ đồ. Việc đặt bẫy và kiểm tra, thu lại bẫy sẽ do cùng một (hoặc một nhóm) nhân viên kỹ thuật của Khử Trùng Xanh thực hiện .Nhằm không để xảy ra tình trạng quên bẫy, sót bẫy

Khu vực bên ngoài nhà :

  • Sử dụng kết hợp các loại bẫy đặt bao quanh khu vực bên ngoài sát với nhà xưởng nhằm bắt và ngăn chặn chuột xâm nhập vào bên trong cắn phá tài sản
  • Sử dụng luân phiên hoặc kết hợp các loại bả diệt chuột sinh học đặt bao quanh khuôn viên, trong các lùm cây, dưới các đường cống khô,…Nhằm thiết lập một hàng rào, diệt trừ và ngăn chặn chuột xâm nhập vào khu vực bên trong nhà. Chuột ăn bả thường chết trong các đường cống nên không gây mùi khó chịu
  • Tìm kiếm các vị trí hở mà chuột có thể xâm nhập vào khu vực bên trong nhà. Sau đó sử dụng các loại vật liệu phù hợp bịt kín các lỗ hổng nhằm hạn chế chuột xâm nhập vào khu vực bên trong nhà

Quy trình diệt và kiểm soát côn trùng
Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp được trang bị kiến thức và kĩ năng đầy đủ, bên cạnh đó là quy trình diệt và kiểm soát côn trùng được phân loại, tính toán và áp dụng rõ ràng, hợp lí, Khử Trùng Xanh GFC tự tin là nơi có thể đem đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất và bảo vệ gia đình bạn khỏi dịch bệnh tiềm ẩn.
Xem thêm: Bảng giá phun thuốc côn trùng

5/5 – ( 600 bầu chọn )

Alternate Text Gọi ngay