2 Quy trình lắp ráp, cài đặt, sửa chữa và bảo trì máy tính – Tài liệu text
có thể làm cho máy tính chạy không ổn định, không tối ưu
về tốc độ hoặc không đáp ứng được công việc.
Các yếu tố ảnh hưởng đến công việc lựa chọn là mục đích
sử dụng máy tính, chi phí và tính tương thích (đồng bộ) của
thiết bị (chủ yếu là 03 thiết bị: Bo mạch chủ (MAIN), con vi
xử lý (CPU) và bộ nhớ (RAM).
-Công cụ, dụng cụ cần có: Một ít ốc vít, Tua vít, kìm loại
nhỏ, nhíp nhỏ. Các thiết bị máy tính rất nhạy với từ tính, nếu không cẩn thận rất dễ
gây hỏng hóc các thiết bị.
– Kiểm tra thiết bị trước khi lắp ráp
* Quy trình lắp ráp máy tính
Các thành phần cơ bản của một máy tính gồm có: Case, Nguồn, Mainboard, CPU,
Ram, Ổ đĩa cứng, chuột, bàn phím, loa…
Để ráp thành một bộ máy tính thường thực hiện qua các bước cơ bản :
-Bước 1: Chuẩn bị Case và lắp bộ nguồn: Khi lắp một bộ máy vi tính, chúng ta cần
phải lựa chọn một Case (vỏ máy) cho phù hợp, và một bộ nguồn thích hợp với case.
Một vài lưu ý khi lựa chọn case : Hình dáng, Công suất của bộ nguồn, không gian
hay thiết bị làm mát…
– Bước 2: Lắp đặt bo mạch chủ (Mainboard)
Đối với main có số cổng và vị trí các cổng phía
sau khác nhau nên bạn phải gỡ nắp phía sau của
vỏ máy tại vị trí mà main đưa các cổng phía sau
ra ngoài để thay thế bằng miếng sắt có khoét các
vị trí phù hợp với main.
Gắn các vít vào điểm tựa để gắn main vào vỏ máy, những chân vít này đi kèm với
hộp chứa main.
–
Bước 3: Lắp CPU vào bo mạch chủ:
+ Mở cần gạt của Socket trong main lên cao (thường là góc 90”).
+ Nhìn vào phía chân cắm của CPU để
xác định được vị trí lõm trùng với Socket
hay vị trí lõm bên cạnh CPU (2 cạnh song
song) xác định vị trí lõm.
+ Đặt CPU vào giá đỡ của Socket, khi CPU lọt hẳn và áp sát với Socket thì đẩy cần
gạt xuống.
* Gắn quạt tản nhiệt cho CPU:
+ Đưa quạt vào vị trí giá đỡ quạt bao
quanh socket trên main. Nhấn đều tay để
quạt lọt xuống giá đỡ
+ Cố định quạt với giá đỡ trên main (mỗi
loại quạt có cách khóa khác nhau, hình
bên chúng ta gạt 2 cần gạt phía trên quạt
để cố định).
+ Cắm dây nguồn vào chân cắm 3 (hoặc 4) chân có ký hiệu FAN trên Main.
– Bước 4: Lắp RAM vào bo mạch chủ: Tùy theo loại RAM (SIMM,DIMM…) mà
ta có cách lắp tương ứng.
+ Phải xác định khe RAM trên
mainboard là dùng loại RAM nào và phải đảm
bảo tính tương thích, nếu không sẽ làm gãy
RAM.
+ Mở hai cần gạt khe RAM ra 2 phía, đưa
thanh RAM vào khe, nhấn đều tay đến khi 2 cần gạt tự bấm vào và giữ lấy
thanhRAM.
–
Bước 5: Lắp đặt ổ cứng HDD, DVD
* Lắp đặt ổ đĩa cứng (HDD)
+ Gắn ổ đĩa cứng vào máy tính chúng ta nên lưu ý: Phía sau ổ cứng có các jumper để
xác định đĩa cứng cho chuẩn. Nếu chỉ có 01 ổ cứng nên cắm vào cổng kết nối master.
Dây nối (cable) ổ cứng với mainboard thường có một vạch màu xanh, vạch này nằm
về phía nguồn điện. Chúng ta cắm nhẹ nhàng vào ổ cứng, đầu còn lại cắm vào
mainboard tại cổng kết nối PrimaryIDE.
Nếu 02 ổ cứng dùng chung 01 dây kết nối (cable) thì một ổ cứng phải xác định
Master, ổ còn lại xác định Slave và gắn dây kết nối tương ứng.
–
Sau khi đã cắm xong các đầu kết nối giữa các ổ cứng với mainboard ta dùng ốc
để cố định ổ cứng trên case.
+ Trường hợp ổ cứng dùng cổng kết nối chuẩn SATA thì chúng ta dây kết nối là
SATA (đi kèm theo ổ cứng khi mua) để cắm trên ổ cứng và mainboard tươngứng.
* Lắp đặt ổ đĩa quang (CD-ROM, DVD):
+ Thực hiện tương tự như lắp ổ cứng (HDD), trong quá trình thực hiện nên lưu ý cắm
dây tín hiệu Audio để sau này mở đĩa Audio CD. Dây này cắm tại phía đối diện
nguồn điện.
+ Thường dây cấm ổ đĩa CD- ROM hay DVD cấm tại vị trí Secondary IDE trên
mainboard. Khi lắp ổ CD-ROM hay DVD cần tháo nắp nhựa phía trước vỏ máy
Case rồi đẩy nhẹ nhàng ổ đĩa vào sau đó lấy ốc vít cố định ổ đĩa.
–
Bước 6: Lắp đặt Card mở rộng (màn hình, âm thanh,mạng…)
+ Trước tiên, chúng ta cần xác định vị trí để gắn card, sau đó dùng kiềm bẻ thanh sắt
tại vị trí mà card sẽ đưa các đầu cắm của mình ra bên ngoài vỏ máy.
+ Đặt card đúng vị trí, nhấn mạnh đều tay, và vặn vít cố định card với main
–
Bước 7: Gắn các dây USB, dây tín hiệu, các SW và LED chỉthị
* Các ký hiệu trên mainboard:
+ MSG, hoặc PW LED, hoặc POWER LED nối với dây POWER LED – dây tín hiệu
của đèn nguồn màu xanh của Case.
+ HD, hoặc HDD LED nối với dây HDD LED – dây tín hiệu của đèn đỏ báo ổ cứng
đang truy xuất dữ liệu.
+ PW, hoặc PW SW, hoặc POWER SW, hoặc POWER ON nối với dây POWER
SW – dây công tấc nguồn trên Case.
+ RES, hoặc RES SW, hoặc RESET SW nối với dây RESET – dây công tấc khởi
động lại trênCase.
+ SPEAKER, hoặc SPK – nối với dây SPEAKER – dây tín hiệu của loa trên vỏ máy.
* Gắn các SW và Led chỉ thị
+ Xác định đúng ký hiệu, đúng vị trí để gắn các dây công tấc nguồn, công tấc khởi
động lại, đèn báo nguồn, đèn báo ổ cứng.
+ Nhìn kỹ những ký hiệu trên hàng chân cắm dây nguồn, cắm từng dây một và phải
chắc chắn cắm đúng ký hiệu. Nếu không máy sẽ không khởi động được và đèn tín
hiệu phía trước không báo đúng.
b. Bảo trì phần cứng và phần mềm
* Yêu cầu về môi trường
– Độ ẩm < 80% – Nhiệt độ : 18 ÷ 220C – Các hệ thống tính toán phải được tránh bụi, thoáng, toả nhiệt nhanh. – Tránh độ rung. – Đảm bảo Oxi cần thiết cho người sử dụng máy. – Không có các thiết bị nhiễm từ trong phòng máy *Trang thiết bị bảo trì. Các trang thiết bị đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật bao gồm một số dụng cụ sau: + Dụng cụ tháo lắp: Tuốc lơ vít các cạnh, các kích cỡ, có nam châm; kìm gắp dẹt; hệ thống kìm bấm đầu, cáp mạng… + Dụng cụ lưu trữ dữ liệu tạm thời: Ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, ổ đĩa CD-ROM, ổ đĩa di động, đĩa CD trắng… + Cài đặt: Các đĩa cứu hộ, phục hồi hệ thống; đĩa lưu trữ các trình điều khiển; đĩa cài đặt hệ điều hành và phần mềm tương ứng; đĩa khử virus; đĩa bảo vệ hệ thống… + Đối với đặc thù từng phòng máy, phải lập lịch về bảo trì máy *Bảo trì phần cứng Tiếp nhận máy Lập hồ sơ bảo dưỡng Tiến hành bảo dưỡng Vệ Sinh khối nguồn Vệ sinh card màn hình Vệ sinh cácổđĩa Vệ sinh bo mạch chủ Trả máy Vệ sinh quạt bộ vi xử lý Vệ sinh chuột, bàn phím Lắp ráp, kiểm tra toàn máy Vệ sinh vỏ máy Chạy tiện ích sửa lỗi hệ thống Chạy tiện ích Defragmenter Sao lưu dữ liệu Diệt Virus Vệ sinh vỏ màn hình * Sơ đồ tiếp nhận máy Nội dung công việc: Bước 1 : Vệ sinh bên trong thùng máy tính – Kiểm tra sơ bộ các cổng kết nối, nếu thấy có dấu hiệu hư hỏng, cháy nổ hoặc chập điện thì thông báo ngay cho người quản lý (bên khách hàng). Để tránh những tranh cãi sau này. – Ngắt tất cả các dây cắm nguồn điện, sau đó mở thùng máy rồi lần lượt tháo các thiết bị RAM, FAN, HDD, Mainboard… ra khỏi thùng máy. – Đặt các thiết bị trên lên bề mặt khô ráo, tránh những vị trí dễ rơi rớt hoặc ẩm ướt – Dùng cọ kết hợp với máy thổi bụi chuyên dụng, vệ sinh toàn bộ bên trong thùng máy. – Dùng dung dịch chuyên dụng rửa sạch các khe cắm linh kiện trên mainboard, và các chân tiếp xúc của linh kiện (chân RAM, chân cáp ổ cứng…) – Tháo FAN CPU để tra keo tản nhiệt tăng sự tiếp xúc tải nhiệt (nếu cần). – Kiểm tra tốc độ FAN, nếu không đáp ứng đủ nhu cầu tản nhiệt, thì yêu cầu khách hàng thay thế. – Gắn toàn bộ linh kiện trở lại thùng máy, thu gọn các dây điện, dây cáp để tăng không gian trong thùng máy, nâng cao khả năng tản nhiệt. Bước 2 : Vệ sinh bên ngoài thùng máy – Dùng máy hút/thổi bụi chuyên dụng để làm sạch bụi bẩn bên ngoài thùng máy. – Dùng cọ để vệ sinh các khe tiếp xúc chuột, cổng cắm usb, cổng cắm màn hình… – Dùng nước rửa chuyên dụng và khăn lau sạch toàn bộ vỏ Case. – Sử dụng khăn khô, sạch lau lại. Bước 3 : Vệ sinh bàn phím, chuột và các thiết bị ngoại vi – Dùng cọ cứng quét sạch các bụi bám dưới phím và các kẽ. – Lật up bàn phím xuống dưới gõ nhẹ, để các bụi bẩn, giấy, ghim… rơi ra ngoài – Đối với chuột dạng con lăn (bi) tháo rời con lăn ra ngoài, vệ sinh các rulo, con lăn, bảo đảm chuột không bi kẹt khi di chuyển – Sử dụng nước rửa chuyên dụng và khăn lau sạch các phím và toàn bộ keyboard, mouse, … – Sử dụng khăn khô, sạch lau lại. Bước 4 : Vệ sinh màn hình -Sử dụng nước rửa chuyên dụng và khăn lau sạch bụi bám vào vỏ màn hình – Dùng nước rửa chuyên dụng cho màn hình để lau bề mặt màn hình CRT, LCD sáng. – Sử dụng khăn khô, sạch lau lại. Bước 5 : Kiểm tra lần cuối – Lắp tất cả các thiết bị lại như vị trí cũ, vệ sinh sạch nơi bảo trì. – Kiểm tra, sắp xếp gọn dây nguồn, mạng, monitor, keyboard, mouse. – Khởi động PC, truy cập vào BIOS để kiểm tra nhiệt độ CPU, tốc độ quạt, chắc chắn hệ thống mát, không quá nóng, các cánh quạt không bị kẹt… – Đăng nhập vào hệ điều hành, kiểm tra hoạt động bàn phím, chuột và các thiết bị ngoại vi. * Bảo trì phần mềm • Bước 1 : Dọn các file rác máy tính, tinh chỉnh, tối ưu hệ điều hành – Xóa các file rác hệ thống, chạy chương trình chống phân mảnh ổ đĩa cứng (nếu cần) – Cập nhật bản và lỗi (hotfix) mới nhất của hệ điều hành, phần mềm ứng dụng … – Cấu hình Start Up, Service, Registry và loại bỏ những dịch vụ không cần thiết. – Kiểm tra và tắt các hiệu ứng giao diện không cần thiết của windows. – Kiểm tra và gỡ bỏ các phần mềm không cần thiết, các thanh công cụ (tool bar) gây chậm trình duyệt web – Tối ưu hóa tốc độ kết nối internet. Bước 2 : Kiểm tra bảo mật, cập nhật chương trình diệt virus và quét nhanh hệ thống – Kiểm tra hệ thống bảo mật : tường lửa, các giao thức mạng, các cổng mạng đang mở, phần mềm khả nghi… – Nếu máy tính có phần mềm Anti-virus cài đặt sẵn thì cập nhật dữ liệu diệt virus mới nhất, rồi quét nhanh toàn bộ hệ thống. – Nếu chưa có phần mềm Anti-virus thì cài đặt phần mềm Anti-virus miễn phí tốt nhất, cập nhật dữ liệu diệt virus mới trước khi quét nhanh hệ thống. – Nếu trường hợp phần mềm Anti-virus miễn phí không diệt được một số loại virus nào đó thì thông báo với khách hàng để yêu cầu nâng cấp lên phiên bản Antivirus thương mại (có tính phí bản quyền) nhằm diệt virus hiệu quả hơn, tránh các rủi ro do virus gây ra. • Bước 3 : Kiểm tra hệ điều hành, phần mềm và khắc phục các lỗi phát sinh – Kiểm tra thư mục, ổ đĩa hệ thống, xem xét các thành phần khả nghi – Chạy thử các chương trình trong máy tính và đảm bảo tất cả đều hoạt động tốt. • – Cài đặt các phần mềm theo yêu cầu của khách hàng và ưu tiên những phần mềm có bản quyền hoặc miễn phí từ các hãng phần mềm. – Đảm bảo các dịch vụ cần thiết của hệ điều hành được cài đặt và hoạt động tốt – Xử lý các lỗi phát sinh (nếu có) – Cài đặt lại hệ điều hành nếu cần thiết Bước 4 : Tạo bản sao lưu (backup) dự phòng dữ liệu – Hỏi ý kiến người dùng về các thành phần dữ liệu cần sao lưu, sau đó tiến hành sao lưu đến vị trí an toàn như ổ D, E, USB, hoặc ổ cứng di động. • – Tiến hành dùng phần mềm chuyên dụng (Norton Ghost, Acronis True Image…) để tạo bản sao lưu hệ điều hành (ổ đĩa C). – Tư vấn các giải pháp sao lưu tự động nếu khách hàng có nhu cầu. – Kiểm tra file sao lưu sau khi tiến hành. Bước 5 : Kiểm tra lần cuối cùng. – Cùng khách hàng kiểm tra lại toàn bộ hệ thống. – Bảo đảm các dịch vụ mạng, dịch vụ phần mềm hoạt động tốt. – Bảo đảm máy tính được bảo mật ở mức độ cao nhất. – Kiểm tra lại toàn bộ dữ liệu, chắc chắn không xảy ra mất mát hay rò rỉ dữ liệu. Chương 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY MÁY TÍNH KỶ NGUYÊN 1. Giới thiệu chung về công ty – Tên công ty: CÔNG TY MÁY TÍNH KỶ NGUYÊN – Tên giao dịch: Công ty tnhh máy tính Kỷ Nguyên – Địa chỉ:Số 258 Trần Nguyên Hãn, Lê Chân, TP.Hải Phòng – Số điện thoại: 0313.719282 – Ngày cấp giấy phép: 02/10/2007 – Ngày bắt đầu hoạt động: 25/9/2007 – Giám đốc: Phạm Văn Tiến – Người nhận: Mạc Vinh Quang 2. Tổ chức và lĩnh vực hoạt động của công ty Được thành lập lâu năm, TNHH KỶ NGUYÊN nhanh chóng trở thành trung tâm phân phối và sửa chữa thiết bị tin học hàng đầu tại Thành Phố Hải Phòng và cả nước Vị thế hàng đầu của TNHH KỶ NGUYÊN có được nhờ vào chất lượng dịch vụ, hậu mãi cùng với những chính sách hỗ trợ khách hàng chu đáo a. Lĩnh vực hoạt động của công ty – Phân phối, bán lẻ và kinh doanh máy tính đồng bộ, thiết bị tin học, thiết bị văn phòng… + Máy chủ(server), máy vi tính(PC), máy tính xách tay(Notebook)… + Các sản phẩm linh kiện máy tính đồng bộ và các linh kiện mới và củ + Máy in, máy photocopy, máy fax…
Source: https://suachuatulanh.edu.vn
Category : Trung Tâm Bảo Hành