Kinh nghiệm chọn lựa máy in tài liệu để dùng ở nhà

25/03/2023 admin

Để đáp ứng công việc văn phòng ngay cả khi không thể có mặt ở chỗ làm, bạn cần phải in giấy tờ tài liệu ở nhà, đôi khi in với số lượng khá lớn chứ không chỉ là cả tháng mới in 1-2 tờ. Để chọn lựa được chiếc máy in thực sự phù hợp với nhu cầu, đồng thời giảm chi phí bảo trì, nạp mực về sau, bạn cần lưu ý một số điều sau:

Lưu ý rằng bài viết chỉ nói về máy in sách vở vì nhu yếu này phổ cập hơn, không phải loại máy để in ảnh hay loại tích hợp toàn bộ trong một ( in, fax, scan … ) .

In trắng đen hay in màu?
Tùy loại tài liệu của bạn là gì mà bạn phải quyết định là chọn in trắng đen hay in màu. In trắng đen có thể áp dụng cho những tài liệu mà chữ là chủ yếu, đôi khi có một ít hình ảnh, biểu đồ hay đồ thị. In trắng đen cũng có thể xài với các tài liệu có chèn hình nhưng hình in ra không quan trọng màu sắc, thậm chí hình xấu đẹp cũng không cần quan tâm. Với rất nhiều bạn học sinh, sinh viên, giáo viên hay nhân viên văn phòng thì chỉ cần in trắng đen là đủ. Nhưng cũng có thể bạn sẽ cần đến máy in màu. Tuy tài liệu của bạn bình thường cũng là trắng đen nhưng ảnh bạn in ra phải có màu sắc để phân biệt giữa các vùng với nhau, giữa các chi tiết với nhau. Ví dụ: hợp đồng mẫu cho sản phẩm, giấy tờ ghi nhận tình trạng máy móc, bảng đề xuất kế hoạch, slide thuyết trình… Về vụ in trắng đen hay in màu thì bạn phải tự lựa chọn tùy theo nhu cầu của mình, Chỉ có một lưu ý nhỏ là in trắng đen thường sẽ tốn ít tiền mực hơn so với in màu vì trong máy in trắng đen bạn chỉ phải thay ống mực đen, còn với máy in màu thì phải thay cả bộ nhiều màu.


In phun hay in laser?
Loại in phun (inkjet) là loại đa dụng, bạn có thể xài nó để in mọi thứ trên trời dưới đất, từ văn bản, tài liệu cho đến hình ảnh. Có thể bạn sẽ được nghe nói rằng chữ in ra bởi máy in phun sẽ không sắc nét như máy in laser, điều này hoàn toàn đúng, nhưng với những cái máy in đời mới bây giờ thì đó không phải là vấn đề quá lớn. Chúng ta vẫn có thể thấy và đọc chữ dễ dàng trên tờ giấy. Loại in laser thì phổ biến với các máy in trắng đen và máy in tài liệu vì nó cho ra chữ cực kì sắc nét, quan trọng là tốc độ in chữ cũng nhanh hơn so với in phun. Nếu bạn in ít thì có thể không cần quan tâm điều này, nhưng nếu bạn thường xuyên phải in cỡ 5-10 tờ một lần thì thời gian chờ in của máy laser thấp hơn hẳn so với máy in phun. Bù lại, máy in laser sẽ không cho ra hình ảnh đẹp và mịn, bạn sẽ thấy lỗ lỗ nhỏ trên những tấm ảnh. Ở nhà mình thì chọn in laser. Dạo một vòng qua mấy chỗ bán máy in và cửa hàng tin học lớn ở Việt Nam thì bạn có thể thấy rằng bạn sẽ không thể dùng giá bán để phân biệt máy in laser và máy in phun. Thậm chí bạn có thể tìm được một mẫu in phun màu giá chỉ 1,5 triệu đồng, trong khi in laser trắng đen thì lại tới 2,2 triệu. Cách tốt nhất để biết máy in thuộc loại nào là nhìn vào tên, xem mô tả trên web bán hàng, hay chỉ đơn giản là hỏi nhân viên cửa hàng.

Có cần không dây hay không?
Ngày trước máy in không dây khá đắt tiền nên chúng ta hay xài có dây để tiết kiệm. Nhưng ngày nay thì mọi chuyện đã khác những chiếc máy in không dây có giá thành không chênh lệch mấy so với chiếc máy in cùng serie, chỉ khoảng vài trăm nghìn đồng, tuy nhiên sự chênh lệch này mang đến tiện lợi  gấp nhiều lần. Nó không chỉ xài được với máy tính mà còn với cả iPhone, iPad, Windows 10, tất nhiên là cả các máy Android nữa.  Bạn có thể nhận tài liệu thông qua email trên điện thoại, cũng có thể in trực tiếp từ đó luôn, không cần phải mò mò lên máy tính in nữa.

Hiện tại các máy iPhone, iPad, iPod Touch và OS X dùng công nghệ in không dây có tên là AirPrint, còn thiết bị Android, Windows thì tuy không có tên cho công nghệ nhưng cũng có tính năng in hoạt động theo cách tương tự. Ngày nay đi mua máy in không dây rất dễ, hầu hết máy in của các hãng lớn như HP, EPSON, Canon, Brother… đều hỗ trợ hết cho mọi chuẩn in không dây nên bạn chẳng phải lo nghĩ gì thêm về tính tương thích. Nếu chưa chắc ăn, bạn có thể hỏi thêm nhân viên hay lên web của nhà sản xuất xem những thiết bị tương thích gồm những gì.  
Máy in không dây có một thứ nho nhỏ mà bạn cần lưu ý, đó là khi nhận lệnh in thông qua Wi-Fi thì nó sẽ mất thời gian hơn so với khi xài cáp USB. Một tài liệu khá nhiều chữ sẽ cần 2-3 giây để chuyển dữ liệu từ máy tính / di động của chúng ta sang máy in, trong khi nếu xài cáp USB thì nhấn một phát là đi ngay lập tức.

Khả năng và chi phí thay mực
Bạn đừng quên vụ mực. Mực máy in là thứ mà chúng ta sẽ phải trả tiền nhiều hơn cả tiền mua máy. Bạn không chỉ xài một cái máy in trong 1 năm mà bạn sẽ xài nó trong 3-4 năm, thậm chí là cả 7-8 năm, và chuyện bơm lại mực chắc chắn sẽ diễn ra. Một ống mực có giá từ vài trăm cho đến vài triệu đồng tùy loại, tùy hãng. Dung lượng và số trang mà mỗi ống mực có thể xài được sẽ tùy loại, bạn nên hỏi nhân viên bán hàng hay lên web của hãng coi cho chắc chắn. Mà nghe giá xong thì cũng đừng “rét” quá, vì nhu cầu của bạn chỉ là in gia đình nên sẽ không tốn mực lắm, vì chúng ta chủ yếu in tài liệu thôi mà. In ảnh lại là chuyện khác à nha.


Một vài người sẽ nói bạn đi bơm lại mực cho rẻ thay vì phải mua cả ống mực mới. Một lần bơm lại mực có thể chỉ tốn khoảng 100 nghìn đến 500 nghìn thôi. Điều này không hẳn là xấu, tuy nhiên cần cảnh báo với anh em rằng nếu máy in còn trong hạn bảo hành, bất kì lỗi nào xảy ra do việc bơm mực sẽ không được bảo hành đâu. Để chắc ăn, ít nhất trong thời gian 1 năm đầu,bạn chịu khó mua mực chính hãng thay vào. Ghi chú: thường khi bạn đi mua máy in mới, nhà sản xuất sẽ bán kèm một ống mực tặng kèm.

Có một số lượng thường được dùng để đo lượng mực tốn cho mỗi trang, đó là ngân sách in cho mỗi trang ( cost per page ). Tuy nhiên, với nhu yếu in mái ấm gia đình và tỷ lệ nhiều ít khác nhau mỗi lần in thì tất cả chúng ta rất khó để tính được một số lượng đơn cử, cũng như để dự báo về sau .

Kích thước to nhỏ và chỗ để máy
Chi tiết này thường bị bỏ qua trước khi đi mua vì chúng ta chỉ toàn tập trung vào chức năng của máy in, để rồi mua về thì to quá không có chỗ để, lại mất công dọn dẹp hay thậm chí phải mua cả một cái kệ hay bàn mới để đựng máy in. Cách xử lý thì dễ,bạn chỉ cần đo chỗ chuẩn bị đặt máy in, xong rồi lên web coi kích thước dài x rộng x cao của máy in xem có vừa hay không là được. Nhớ là phải chừa thêm không gian rộng rãi một chút để còn thay giấy mới hoặc để lấy giấy ra sau khi in xong nhé, đừng chật chội quá.

Tốc độ in, độ phân giải
Nếu bạn in hình ảnh thì hai thông số này phải quan tâm ở những bước chọn lựa ban đầu, nhưng với máy in tài liệu thì hai chi tiết này không quan trọng bằng. Tốc độ in được đo bằng số trang in mỗi phút (ppm – page per minute). Những chiếc máy in phổ thông có tốc độ trong tầm 15-20 trang mỗi phút, máy in văn phòng hay máy in chuyên nghiệp đắt tiền hơn thì sẽ in nhanh hơn. Nhưng, để chọn máy in ở nhà chỉ cần tốc độ khoảng 15-18 ppm là đủ, không cần phí quá nhiều tiền vì bạn hoàn toàn có thể đợi thêm vài phút, không vấn đề gì. Lưu ý, tốc độ này được đo theo chuẩn của nhà sản xuất, và chắc hắn rằng mật độ thông tin trên tờ giấy in được dùng để đo sẽ khác bạn rất nhiều. Chúng ta thường in kín hết trang, trong khi nhà sản xuất thì xài mật độ ít hơn nhiều. Vậy nên, tốc độ in thực tế của bạn có khả năng sẽ chậm hơn so với con số mà hãng máy in đưa ra, khi đó cũng đừng bất ngờ quá nhé. Về độ phân giải của máy in, thông số này được đo bằng dpi (dot per inch). Với máy in laser và máy in phun đa dụng thì một vài con số thường thấy là 600 x 600 dpi, 1200 x 1200 dpi. Chỉ số này càng cao có nghĩa là kích thước chấm mực in sẽ càng nhỏ hơn, tức là hình ảnh sẽ càng sắc nét hơn, đường thẳng in ra sẽ chi tiết hơn. Số chấm theo chiều dọc sẽ cho bạn biết giấy đi qua máy in nhanh hay chậm. Ví dụ, máy in 1200 x 1200 dpi sẽ in chậm hơn so với máy 1200 x 600, bù lại kết quả cho ra sẽ đẹp hơn. Với mục đích in tài liệu, giấy tờ, văn bản thì 600 x 600 là đủ xài, bạn không cần mua cao hơn phí tiền. Nhiều máy in trắng đen để in tài liệu cũng hỗ trợ mức này.


Ngoài ra còn có chi tiết về depth nữa nhưng chúng ta không cần quan tâm nhiều đến nó khi mua máy in tài liệu dùng cho hộ gia đình (ngắn gọn: depth đại diện cho sắc độ, thường các máy in trắng đen sẽ hỗ trợ 1-bit, 2-bit hoặc 4-bit ứng với 1, 2, 4 sắc độ đen). Số bit thì ghi ở cuối cùng, ví dụ 600 x 600 x 2 bit chẳng hạn.

Vài tính năng khác cần chú ý đến:
– Kích thước giấy: hầu hết máy in gia đình đều hỗ trợ in giấy A4 trở xuống, nếu nhu cầu của bạn đặc biệt hơn thì phải nhớ coi kĩ coi có hỗ trợ loại giấy của bạn không
– Loại giấy: giấy trắng bình thường thì không phải nói, nhưng nếu bạn cần in lên bìa cứng, giấy nhám hay một chất liệu nào đó không giống giấy bình thường thì cần coi kĩ
– In hai mặt: có thì tốt, nhưng sẽ đắt tiền hơn, còn không có in hai mặt thì chúng ta chịu khó trở giấy thủ công thôi

Hy vọng bạn chọn được loại máy in phù hợp với mục đích, nhu cầu sử dụng và điều kiện kinh tế của mình!

Alternate Text Gọi ngay