BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TỦ ĐIỆN HẠ THẾ (ACB Schneider, Siemens, LS, ABB, Mitsubishi…) – NEWTECHS

12/09/2022 admin

Bảo dưỡng hệ thống tủ điện hạ thế là một việc rất cần thiết của kỹ thuật điện nói chung và những công trình nói riêng. Bảo dưỡng hệ thống tủ điện là một trong những việc quan trọng và không thể thiếu. Việc bảo dưỡng đinh kỳ sẽ giúp phát hiện kịp thời các hỏng hóc của hệ thống. Giảm thiểu được những sự cố có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến hệ thống điện.

I. BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TỦ ĐIỆN HẠ THẾ

TT Mô tả công việc
A Tủ đóng cắt hạ thế
1 Chụp ảnh nhiệt hệ thống tủ hạ thế và tất cả các mối nối (quét toàn bộ vị trí đặc biệt là thanh cái, tuy nhiên chi in ra báo cáo các vị trí điển hình và vị tri nóng có nguy cơ gây sự cố trong quá trình vận hành)
2 Kiểm tra tổng quan phát hiện dấu hiệu quá nhiệt tất cả các điềm đấu nối.
3 Kiểm tra tổng quan để phát hiện tiếng ồn bất thường hay các hỏng hóc khác.
4 Kiểm tra công tác, tín hiệu đèn cảnh báo, rơ le bảo vệ và công tắc chọn chế độ.
5 Kiểm tra và vệ sinh công nghiệp tủ điện bên trong và bên ngoài (vỏ tủ, thanh cái, đầu cực, cáp, busway, TI, TU, công tơ điện, máy cắt, ACB, MCCB, các vách tủ điện).
6 Siết cơ khí các điểm kết nối trong tủ điện thanh cái, cáp, đầu cực, các điểm kết nối của mạch điều khiển, vỏ tủ, cánh cửa… bằng dụng cụ chuyên dụng
7 Phân tích điện (bao gồm: U, I, PF, THDv, THDi) nhằm phát hiện các hiện tượng bất thưòng.
8 Kiểm tra chức năng của tủ có máy cắt ở chế độ auto/man
+ Cơ cấu đóng, mở, trượt trực tiếp và gián tiếp qua nút bấm.
+ Khóa liên động cơ khí và điện trên mạch điều khiển.
+ Thiết bị đo, công tắc chọn chế độ và đèn báo trạng thái.
9 Vệ sinh và tra dầu mỡ phần chuyển động, cơ khí của tủ điện, máy cắt.
10 Đo điện trở tiếp địa của hệ thống tủ điện hạ thế.
11 Kiểm tra, đo kiểm, cân chỉnh các thông số bảo vệ (quá dòng, quá áp, chạm đất) trên các thiết bị MCCB (aptomat khối)
12 Kiểm tra hoạt động của quạt thông gió buồng tủ
B Tủ đóng cắt hạ thế (phần nhị thứ)
1 Kiểm tra hoạt động, backup phần mềm trên thiết bị điều khiển trung tâm Logo
2 Kiểm tra siết lại điểm đấu của các đầu cực trong mạch điều khiển trong tủ điều khiển và trên máy cắt ACB
3 Kiểm tra đánhh giá hoạt động của các thiết bị trong mạch điều khiển (rơ le trung gian, cầu chì, atomat, khởi động từ, rơ le bảo vệ, timer, cầu đấu,
4 Kiểm tra và căn chỉnh thời gian tác động của tủ ATS trong các chế độ hoạt động (mất điện gọi máy phát, nháy điện)
5 Vệ sinh buồng tủ điều khiển..
6 Kiểm tra hoạt động của tủ ATS ở các chế độ hoạt động tự động/ bằng tay:
+ Mất điện gọi máy phát điện.
+ Có điện lưới, tắt máy phát điện.
+ Nháy điện lưới.
+ Đảo pha.
+ Mất pha.
+ Liên động cơ và điện trong các chế độ tự động/ bằng tay
C Thí nghiệm ACB
1 Thí nghiệm đo cách điện của máy cắt khí.
2 Thí nghiệm điện trở tiếp xúc cho máy cắt khí.
3 Thí nghiệm chức năng đo lưòng, bảo vệ của rơ le bảo vệ (bảo vệ quá dòng, quá áp, chạm đất, đảo pha, mất pha) cho máy cắt khí.
4 Thí nghiệm chức năng cắt bảo vệ của ACB bằng test Kit chuyên dụng.
D Tủ tụ bù
1 Kiểm tra tình trạng của bộ điều khiển.
2 Kiểm tra tình trạng cáp và các thiết bị điều khiển trong tủ (rơ le trung gian, khởi động từ, đèn báo hoạt động, nút chọn chế độ, dây điều khiển đấu nối)
3 Kiểm tra hệ thống dây tiếp địa cho tủ.
4 Kiểm tra chức năng cùa bộ điểu khiển tụ bù.
5 Kiềm tra chức năng và tình trạng công tẳc tơ.
6 Kiểm tra và vệ sinh tủ tụ bù.
7 Kiểm tra, đo điện dung từng bình tụ.
8 Siết lại tất cả các mối nối bằng dụng cụ chuyên dụng.
9 Kiểm tra tình trạng quạt thông gió tủ tụ bù.
E Bộ lưu điện của hệ thống tủ hạ thế (nếu có)
1 Kiểm tra hoạt động của bộ lưu điện tủ điều khiển UPS
+ Đo điện áp đầu vào
+ Đo điện áp đầu ra
+ Thử chạy có tải
+ Tính toán thời gian lưu điện của UPS
F Lập báo cáo tổng thể trước và sau bảo trì bao gồm:
+ Lập khối lượng các công việc đã thực hiện trong quá trình bảo trì.
+ Đề xuất các tồn tại phát hiện trên hệ thống và phương án xử lý các tồn tại đã phát hiện được.
+ Báo giá vật tư thay thế, phương án sửa chữa với các tồn tại phát hiện.
+ Tư vấn các vật tư, thiết bị có thể cần sửa chữa hoặc thay thế trong thời gian 1 năm tiếp theo.

II. BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TỦ ĐIỆN PHÂN PHỐI TẦNG

TT Mô tả công việc
1 Kiểm tra và vệ sinh công nghiệp tủ điện bên trong và bên ngoài (vỏ tủ, thanh cái, đầu cực, cáp, MCCB, MCB, RCB các vách tủ điện).
2 Chụp ảnh nhiệt hệ thống tủ hạ thế và tất cả các mối nối (quét toàn bộ vị trí đặc biệt là thanh cái, tuy nhiên chi in ra báo cáo các vị trí điển hình và vị tri nóng có nguy cơ gây sự cố trong quá trình vận hành)
3 Kiểm tra tổng quan phát hiện dấu hiệu quá nhiệt tất cả các điềm đấu nối.
4 Kiểm tra tổng quan để phát hiện tiếng ồn bất thường hay các hỏng hóc khác.
5 Kiểm tra công tác, tín hiệu đèn cảnh báo, rơ le bảo vệ và công tắc chọn chế độ.
6 Siết cơ khí các điểm kết nối trong tủ điện thanh cái, cáp, đầu cực, các điểm kết nối của mạch điều khiển, vỏ tủ, cánh cửa… bằng dụng cụ chuyên dụng
7 Kiểm tra, đo kiểm, cân chỉnh các thông số bảo vệ (quá dòng, quá áp, chạm đất) trên các thiết bị MCCB (aptomat khối)
8 Lập báo cáo tổng thể trước và sau bảo dưỡng bao gồm:
+ Lập khối lượng các công việc đã thực hiện trong quá trình bảo dưỡng.
+ Đề xuất các tồn tại phát hiện trên hệ thống và phương án xử lý các tồn tại đã phát hiện được.
+ Báo giá vật tư thay thế, phương án sửa chữa với các tồn tại phát hiện.
+ Tư vấn các vật tư, thiết bị có thể cần sửa chữa hoặc thay thế trong thời gian 1 năm tiếp theo.

III. MỘT SỐ HÌNH ẢNH BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TỦ ĐIỆN CÁC ĐƠN VỊ

  1. Bảo dưỡng tủ điện hạ thế Melia Hotel

2. Bảo dưỡng tủ điện hạ thế Sân bay Nội Bài

3.Bảo dưỡng tủ điện hạ thế nhà máy DKSH

4. Bảo dưỡng tủ điện hạ thế tòa nhà 53 Quang Trung

Nếu quý khách hàng có nhu cầu bảo trì, bảo dưỡng hệ thống tủ điện hạ thế hãy liên hệ ngay với Newtech để được sử dụng dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất!

Hotline: Mr. Dũng – 0904 157 725 hoặc địa chỉ Email: sale@newtechs.vn

Bảo dưỡng tủ điện hạ thế Cargill Hưng Yên

Alternate Text Gọi ngay