Xử trí với dị ứng nọc côn trùng

28/11/2022 admin
/ vi / tin-tuc / thong-tin-suc-khoe / suc-khoe-tong-quat / xu-tri-voi-di-ung-noc-con-trung /

Bài viết được duyệt chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Huy Toàn – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Côn trùng đốt là một tai nạn thường gặp và nạn nhân có thể có những biểu hiện dị ứng khác nhau. Các loài côn trùng cắn người thường thấy là ong vàng, ong bắp cày, kiến lửa… Vậy dị ứng nọc côn trùng là gì và cần xử trí như thế nào?

1. Dị ứng nọc côn trùng là gì?

Nọc côn trùng có độc và khi chúng ta bị côn trùng cắn thì nọc của chúng sẽ đi vào cơ thể. Lúc này, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ nhầm lẫn nọc độc của côn trùng là một vật thể ngoại lai và kích hoạt những phản ứng dị ứng để chống lại độc tố đó.
Trong suốt quá trình hệ miễn dịch sản xuất các chất để chống lại nọc độc chống lại tình trạng côn trùng đốt, quan trọng nhất là kháng thể IgE. Đây được xem là nguyên nhân chính gây nên các triệu chứng dị ứng nọc côn trùng.

Ở những trường hợp lần đầu tiên bị côn trùng đốt, lượng kháng thể IgE được hệ miễn dịch sản xuất ra còn tương đối ít để chống lại nọc côn trùng, khi đó bệnh nhân thường không có biểu hiện gì rõ ràng.

Tuy nhiên, trường hợp bị cùng một loại côn trùng cắn ở những lần sau, lượng kháng thể IgE sẽ được tạo ra một cách ồ ạt, đồng thời mức độ phản ứng cũng nhanh hơn và mạnh hơn nhiều.

Kháng thể IgE sẽ kích hoạt một loạt các phản ứng để giải phóng ra các chất trung gian hóa học gây viêm, đặc biệt là histamin và dẫn đến các triệu chứng dị ứng nọc côn trùng trầm trọng gây nguy hiểm.

nọc độc của ong

2. Dấu hiệu khi bị côn trùng cắn là gì?

Nhiều người dù biết một số loại nọc côn trùng có độc nhưng khi bị côn trùng cắn nạn nhân vẫn bình thường, không xuất hiện triệu chứng nặng nề nên thường có tâm lý chủ quan, không dự phòng trước.

Tuy nhiên, những biểu hiện khi dị ứng nọc côn trùng rất khó dự đoán, có thể nhẹ không biểu hiện gì cho đến nặng nề trong bệnh cảnh sốc phản vệ và nguy hiểm đến tính mạng. Biểu hiện khi côn trùng cắn bao gồm:

  • Dị ứng nọc côn trùng mức độ nhẹ: thường không triệu chứng hoặc có thể có những biểu hiện tại chỗ bị côn trùng đốt như đau rát, sưng nhẹ, đỏ da, nóng, ngứa… Những biểu hiện này thường tự khỏi sau vài ngày;
  • Dị ứng nọc côn trùng mức độ nặng (tỷ lệ rất ít gặp) như khó thở, phát ban kèm ngứa toàn thân, sưng phù mặt, cổ họng, khoang miệng hoặc lưỡi… Nặng nhất có thể sốc phản vệ như khó thở nhiều hơn, bồn chồn, lo lắng, mạch nhanh, tụt huyết áp… và nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Phát ban HIV là gì ? Triệu chứng phát ban HIV

3. Xử trí khi dị ứng nọc côn trùng

Trường hợp phản ứng dị ứng nhẹ

  • Chuyển bệnh nhân đến nơi an toàn để tránh bị côn trùng đốt nhiều hơn;
  • Lấy ngày ngòi chích của côn trùng ra khỏi cơ thể nạn nhân càng nhanh càng tốt (lý tưởng là trong vòng 30 giây đầu tiên) để tránh nọc độc phát tán thêm vào máu;
  • Rửa sạch vết thương do côn trùng cắn bằng xà phòng và nước sạch;
  • Nếu vết đốt sưng đau thì có thể chườm túi nước đá lạnh giúp giảm sưng đau tại chỗ;
  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen;
  • Bôi các loại kem có chứa các thành phần như hydrocortison, lidocain, pramoxine… tại chỗ giúp giảm đau và giảm ngứa;
  • Trường hợp nạn nhân bị ngứa nhiều, sưng nổi mày đay thì có thể cho bệnh nhân uống các loại thuốc kháng histamin. Lưu ý chống chỉ định của nhóm thuốc này là trẻ em dưới 2 tuổi hoặc phụ nữ mang thai.

Trường hợp phản ứng dị ứng nặng, cần đưa người bệnh đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Trong lúc chờ đón hoàn toàn có thể xử trí tựa như trường hợp dị ứng nhẹ. Ngoài ra, 1 số ít việc làm hoàn toàn có thể triển khai thêm như :

  • Kiểm tra xem bệnh nhân có đem theo các thuốc chống dị ứng dạng tiêm không và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn trên kim tiêm;
  • Cởi bỏ quần áo nếu bệnh nhân tím tái, khó thở;
  • Nếu bệnh nhân nôn ói hay chảy máu từ miệng thì đặt bệnh nhân nằm nghiêng để tránh gây bít tắc đường thở;
  • Tiến hành cấp cứu hồi sức tim phổi ngay lập tức nếu ghi nhận những dấu hiệu như bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở.
  • Những trường hợp dị ứng nọc côn trùng nặng thường gặp ở những bệnh nhân có cơ địa dị ứng trước đó nên tốt nhất là nên mang theo một hộp thuốc cấp cứu để có thể sử dụng khi cần thiết.

Paracetamol

4. Phòng ngừa dị ứng do côn trùng đốt

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó chúng ta nên có những biện pháp dự phòng côn trùng cắn, đặc biệt là ở những người có cơ địa dị ứng nọc côn trùng trước đó.

  • Hạn chế những nơi có tổ côn trùng như tổ ong, tổ kiến… Tổ ong vàng thường gặp trong lòng đất, ở những gò đất cao hoặc những khúc gỗ, tường cũ. Ong bắp cày hay làm tổ trong bụi cây rậm rạp hoặc trong nhà. Ổ kiến lửa thường xuất hiện ở nơi có ụ đất cao… Nếu cần thiết phải đi đến những nơi này thì cần tuyệt đối không làm động tổ côn trùng vì dị ứng do một con côn trùng cắn có thể nhẹ, nhưng nếu động đến tổ và bị rất nhiều con côn trùng đốt cùng lúc thì hậu quả có thể rất khó lường;
  • Mang giày, mang vớ, mặc áo dài tay, quần dài khi ở khu vực nông thôn hoặc rừng cây. Không sử dụng nước hoa hoặc mang quần áo có màu sáng vì có xu hướng thu hút côn trùng khi đến những nơi này;
  • Nếu đi vào rừng, chèo thuyền, bơi lội hoặc làm việc ngoài trời… nên đi cùng nhiều người để có thể hỗ trợ nhau khi bị côn trùng cắn;
  • Những gia đình ở nông thôn hoặc xung quanh nhà có nhiều cây cối thì nên trang bị lưới chắn ở cửa, phát quang bụi rậm và giữ vệ sinh sạch sẽ cả trong và ngoài nhà.

Dị ứng côn trùng hoàn toàn có thể để lại những biến chứng nguy hại ảnh hưởng tác động đến sức khỏe thể chất. Vì thế, mỗi người cần trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng về xử trí và phòng ngừa côn trùng đốt hiệu suất cao. Khi gặp phải những sự cố, dị ứng do côn trùng đốt, tốt nhất người bệnh nên đến những TT y tế để thăm khám và điều trị .
Côn trùng
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa những bệnh lý. Khi thực thi quy trình tiến độ thăm khám tại Vinmec, Quý khách hàng sẽ được đón rước và sử dụng cơ sở vật chất, mạng lưới hệ thống máy móc tân tiến đi kèm với những dịch vụ y tế tuyệt vời dưới sự hướng dẫn, tư vấn của những bác sĩ giỏi, được huấn luyện và đào tạo chuyên nghiệp và bài bản ở cả trong và ngoài nước .

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số

hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 17/10 – 31/12/2022).
Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn
tư vấn từ xa qua video
với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Alternate Text Gọi ngay