KIẾM TIỀN TỶ NHỜ NUÔI CÔN TRÙNG
Côn trùng ‘đẻ’ ra tiền tỷ
Chị Trần Thanh Xuân (Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội) hiện có hai trang trại lớn, một ở Hà Nội, một ở Nam Định. Trang trại nuôi côn trùng ở Nam Định rộng mấy trăm mét vuông, nuôi đủ các loại côn trùng với số lượng rất lớn. Ngoài 3 loại dế mèn, tắc kè, bọ cạp, còn có thêm bọ xít, trứng kiến, ve sầu, ấu trùng bướm…
Một tháng gia đình chị bán ra thị trường gần 2 tấn dế, thu về hàng trăm triệu đồng tiền lãi, số tiền lãi một năm đến vài tỷ đồng. |
Ngoài công việc nuôi, bán giống, chị còn thu mua đầu ra sản phẩm cho bà con. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là các quán nhậu, nhà hàng, khách sạn hoặc cung cấp cho giới nuôi chim cảnh, cá cảnh, gà chọi hay người dân mua lẻ về ngâm rượu, làm món ăn… Không những xuất trong nước mà trang trại của chị còn nhận được khá nhiều đơn đặt hàng từ các nước như: Trung Quốc, Nga, Lào, Thái Lan, Campuchia, Ai Cập, mới đây nhất còn xuất khẩu sang Hàn Quốc.
Chị Xuân bật mí, dế và tắc kè là hai mặt hàng bán chạy nhất trên thị trường. Chủ yếu là dế trắng vàng và dế đen bởi loại dế này nuôi rất dễ, cho thu hoạch nhanh, chỉ trong vòng 26 – 30 ngày là có thể xuất được. Một tháng gia đình chị bán ra thị trường gần 2 tấn dế, thu về hàng trăm triệu đồng tiền lãi, số tiền lãi một năm đến vài tỷ đồng.
Nuôi dế thành tỷ phú
Chị Lan ở tại địa chỉ 188, ấp 3 An Phước, Long Thành, Đồng Nai từ một người nông dân bình thường quanh năm làm ruộng cơ cực sau 3 năm nuôi dế giờ chị đã là một tỷ phú với cơ ngơi bề thế.
Bên cạnh đó, chị Lan còn nuôi rắn Mối bán cho các nhà hàng, quán nhậu. Hiện gia đình chị đang nuôi khoảng 100.000 con rắn Mối thương phẩm và gần 10.000 con rắn Mối giống, bình quân mỗi năm xuất bán cho các quán ăn, nhà hàng trong và ngoài thành phố khoảng 10.000 con với giá từ 7.000 – 10.000 đồng/con, chưa kể bán cho các điểm phục vụ nhu cầu giải trí giá mỗi cặp rắn Mối thường rất cao.
Ngoài ra, chị Lan cũng đã nâng số lượng đàn dế của mình lên 600 thùng với gần 200.000n con, mỗi năm xuất bán từ 800 – 1.000kg (1kg khoảng 28 con) với giá 250.000 đồng/kg.
Như vậy thu nhập mỗi năm của chị Lan từ nghề nuôi côn trùng này đã lên đến hàng trăm triệu đồng.
Quán nhậu côn trùng
Thông, sinh viên đại học Luật Hà Nội, đã quyết định mở một quán nhậu vỉa hè trên phố Đại La (Hai Bà Trưng, Hà Nội) với các món ăn chế biến từ côn trùng.
Bạn đang đọc: KIẾM TIỀN TỶ NHỜ NUÔI CÔN TRÙNG
|
Chỉ bán từ 16h đến 23h mỗi đêm nhưng lượng khách tại quán luôn đông nghịt. Mỗi tối như thế doanh thu của quán nhậu lên tới vài triệu đồng. |
Thực đơn chính của quán nhậu này bao gồm các món được chế biến từ đủ các loại côn trùng, như: châu chấu, dế mèn, rết, bọ cạp, sâu super, đuông dứa,… Vì là quán nhậu bình dân cho đối tượng chính là sinh viên nên giá cả ở đây cũng rất phù hợp, 1 đĩa dế mèn, châu chấu rang (khoảng 1 lạng) có giá 50.000 đồng, rết được bán 25.000 đồng/con, bọ cạp là 60.000 đồng/con, tắc kè 80.000 đồng/con,…
Trung bình trong một tối, quán của Thông bán được khoảng 2 kg nguyên liệu mỗi loại côn trùng và hơn 100 con rết, bọ cạp các loại. Chỉ bán từ 16h đến 23h mỗi đêm nhưng lượng khách tại quán luôn đông nghịt. Mỗi tối như thế doanh thu của quán nhậu lên tới vài triệu đồng.
Ông chủ cũng rất biết cách quan tâm tới mỗi thực khách, vì đặc trưng của món ăn côn trùng là không phải ai cũng hợp ngay từ đầu, còn phải phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Chính vì những lý do đó mà trước khi khách gọi đồ, Thông đều quan tâm hỏi kỹ khách hàng để tránh trường hợp khách bị dị ứng. Dần dần các khách hàng, nhất là các khách nữ đã hết e dè và thích thú xem những món ăn côn trùng như những món ăn vặt khác.
Lập trình viên nuôi sâu thu hàng trăm triệu đồng mỗi tháng
Anh Nguyễn Đức Trọng (sinh năm 1988), phố Châu Thới, phường Bình An, thị xã Dĩ An, Bình Dương tốt nghiệp một trường đào tạo lập trình viên. Tai nạn từ năm 6 tuổi khiến anh mất một bàn tay. Ra trường, anh xin việc khá khó khăn. Có sở thích nuôi gà chọi nên anh Trọng hay mua sâu super worm về cho ăn. Từ đó, anh nảy ra ý tưởng học cách nuôi loại côn trùng này để phục vụ thú nuôi cá rồng hoặc chim quý hiếm.
Chàng trai 8x hiện là chủ trang trại 300m2 ở Bình Dương chuyên nuôi super worm, doanh thu đều đặn hàng trăm triệu đồng mỗi tháng. |
Từ diện tích nhỏ chỉ vài chục m2, hiện trang trại của anh được mở rộng ra khoảng 300m2. Trên diện tích này có khoảng 100 khay gỗ để nuôi sâu. Và cứ 35 đến 40 ngày, mỗi khay gỗ có thể sản sinh ra 20kg sâu thương phẩm.
Chủ trang trại này chia sẻ diện tích không phải là vấn đề với một người muốn khởi nghiệp, chỉ cần 15m2 là có thể nuôi được. Mỗi kg con giống gồm 1.000 đến 1.200 con, sẽ sinh sản được trong vòng 6-8 tháng.
Mỗi cân giống, nếu ép nhộng tốt thì sau 35 đến 40 ngày sẽ phát triển được khoảng 5kg sâu thương phẩm. Anh Trọng cũng tính toán, chi phí để nuôi một kg sâu giống đến khi có thành phẩm và bán ra thị trường chỉ vào khoảng 50.000 đến 60.000 đồng (gồm khoảng 4kg cám gà con và 10.000 đồng tiền thuốc). Khi xuất bán ra thị trường giá mỗi kg sâu là khoảng 100.000 đến 120.000 một kg. Với 5kg sâu thương phẩm, chủ trang trại có thể được lãi 400.000 đến 500.000 đồng, tùy giá từng thời đểm.
Nuôi dế xuất khẩu
Đã gần chục năm gắn bó với con dế, trải qua không ít lần khó khăn, giờ đây ông Trương Thanh Dũng đã gầy dựng được trang trại nuôi dế Thanh Dũng quy mô tại xã Đức Lập Thượng, huyện Đức Hòa, Long An. Ông Dũng hồ hởi chia sẻ: “Mỗi tháng trại dế của tôi cung cấp cho thị trường trong nước 5-6 tấn dế với giá 100.000 đồng/kg. Nuôi dế không khó. Một thùng dế nuôi khoảng 40 ngày là có thể cho 50-60 kg dế thương phẩm”.
Mỗi tháng trại dế của tôi cung cấp cho thị trường trong nước 5-6 tấn dế với giá 100.000 đồng/kg. Nuôi dế không khó. Một thùng dế nuôi khoảng 40 ngày là có thể cho 50-60 kg dế thương phẩm |
Ông Dũng tiết lộ không chỉ thực khách người Việt mà khách nước ngoài cũng chuộng các món ăn được chế biến từ côn trùng. Trại đang tìm đối tác để xuất khẩu dế đông lạnh sang các thị trường trong khu vực.
Trại dế của ông đạt điều kiện, tiêu chuẩn về nuôi côn trùng nên ông Dũng chỉ lo thị trường tiêu thụ, các thủ tục giấy tờ xuất khẩu…
Ông Dũng cho hay món ăn từ côn trùng được nhiều nước trong khu vực và trên thế giới rất thích vì côn trùng chứa nhiều đạm và các khoáng chất có lợi cho cơ thể con người. Thái Lan, Campuchia, Lào hay Myanmar đều đã phát triển rất tốt ngành nuôi côn trùng làm thực phẩm cung ứng cho nhu cầu nội địa lẫn xuất khẩu. Trong khi đó ở Việt Nam, vài năm trước đây dế mèn hay các loại côn trùng khác như nhộng, bò cạp, rết… nuôi chủ yếu làm thức ăn cho chim chóc, làm mồi câu cá.
Hiện nay gần 50% lượng dế sản xuất từ trại Thanh Dũng cung cấp làm món khoái khẩu cho thực khách ở các nhà hàng, khách sạn. “Nếu có chính sách hỗ trợ người nuôi, doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu thì hoàn toàn có thể phát triển ngành nuôi côn trùng thành ngành thế mạnh của nước ta” – ông Dũng bộc bạch.
Bảo Bình (tổng hợp)
Source: https://suachuatulanh.edu.vn
Category : Nhà Cửa