[THUẬT NGỮ LOGISTIC P2] CÁC LOẠI PHÍ – INTERLINK
Tài liệu cần thiết dành cho Doanh nghiệp LOGISTICS & XNK Việt Nam.
Phần 2: Các loại phí
-
- Free time = Combined free days demurrage & detention: Thời gian miễn phí lưu cont, lưu bãi
Bạn đang đọc: [THUẬT NGỮ LOGISTIC P2] CÁC LOẠI PHÍ – INTERLINK
- Detention: phí lưu container tại kho riêng
- Phí do hãng tàu (Shipping Line) thu
- Áp dụng khi container được lấy ra khỏi cảng đem về kho riêng của khách hàng.
- Thông thường, chủ hàng sẽ được một khoảng thời gian không bị tính phí: theo chính sách phổ biến là 3 – 5 ngày hoặc theo thỏa thuận khi mua cước vận chuyển, khoảng 7 – 10 ngày
- Tính từ ngày container được đem ra khỏi cảng và sau thời gian đó là sẽ bị thu phí
- Demurrage: phí lưu container tại bãi
- Phí do hãng tàu (Shipping Line) thu
- Áp dụng khi container đã được dỡ xuống bãi từ trên tàu
- Theo chính sách phổ biến, chủ hàng sẽ được một vài ngày miễn tính phí tính từ lúc container có vị trí trên bãi: thời gian miễn phí thường từ 3 – 5 ngày hoặc dài hơn theo thỏa thuận giữa chủ hàng với hãng tàu
- Sau thời gian miễn phí thì sẽ áp dụng tính phí nếu container chưa được chủ hàng đem ra khỏi cảng
- Storage: phí lưu bãi của cảng (thường cộng vào demurrage)
- Là phí do nhà vận hành cảng thu
- Phí cũng được áp dụng có thời gian miễn phí và tính từ lúc container được dỡ xuống khỏi tàu, có vị trí trên bãi.
- Thời gian miễn phí thường ngắn hơn hoặc tương đương với hãng tàu và không có thỏa thuận tăng thêm
Minh họa về những loại phí lưu container
- Inland haulage charge (IHC) = Trucking
- Phí vận tải nội địa và do Hãng tàu thu
- Phí phát sinh khi hàng được yêu cầu giao tới các cảng nằm sâu trong đất liền (không phải cảng biển) và hãng tàu phải dùng các phương tiện vận tải đường bộ để giao container tới đúng cảng được thể hiện trên chứng từ
- Lift On-Lift Off (LO-LO): phí nâng – hạ container
- Lift on: phí nâng container (có hàng hoặc cont. rỗng) từ bãi container của cảng lên phương tiện vận tải của chủ hàng
- Lift off: phí hạ container (có hàng hoặc cont. rỗng) từ phương tiện vận tải của chủ hàng xuống bãi container của cảng.
- Phí này do cảng thu và mỗi cảng sẽ có mức phí khác nhau
- BAF (Bunker Adjustment Factor):
- Phụ phí biến động giá nhiên liệu
- Hãng tàu phụ thu để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu (được áp dụng cho tuyến Châu Âu).
- Emergency Bunker Surcharge (EBS): Phụ phí xăng dầu (cho tuyến Châu Á)
- Hãng tàu phụ thu
- CAF (Currency Adjustment Factor) = ERS (Exchange Rate Surcharge): Phụ phí chênh lệch tỷ giá
- Hãng tàu phụ thu
- PSS (Peak Season Surcharge): Phụ phí mùa cao điểm.
- Phụ phí này thường được các hãng tàu áp dụng trong mùa cao điểm
- Thường là từ tháng 08 đến tháng 10 khi có sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa thành phẩm để chuẩn bị hàng cho mùa Giáng sinh và Ngày lễ tạ ơn tại thị trường Mỹ và châu Âu.
- CIC (Container Imbalance Charge) = EIS (Equipment Imbalance Surcharge): Phụ phí mất cân đối vỏ container/ phí phụ trội hàng nhập.
- Hãng tàu thu chủ hàng
- Để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu.
- GRI (General Rate Increase) = RR (Rate Restoration)
- Là phụ phí đánh thêm vào cước phí trên tất cả hoặc một số tuyến đường vận chuyển cụ thể trong một thời gian nhất định, thường vào những đợt cao điểm.
- PCS (Port Congestion Surcharge):
- Là phụ phí tắc nghẽn cảng, phụ phí này áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ xảy ra ùn tắc, có thể làm tàu bị chậm trễ, dẫn tới phát sinh chi phí liên quan cho chủ tàu
- SCS (Suez Canal Surcharge): Phụ phí qua kênh đào Suez
- PCS (Panama Canal Surcharge): Phụ phí qua kênh đào Panama
- COD (Change of Destination):
- Phụ phí hãng tàu thu để bù đắp các chi phí phát sinh trong trường hợp chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đích, chẳng hạn như: phí xếp dỡ, phí đảo chuyển, phí lưu container, vận chuyển đường bộ.
- AFR (Japan Advance Filling Rules Surcharge):
- Phí khai báo hải quan cho hàng đi Nhật Bản.
- Tượng tự như AMS, AFR là phí mà hãng tàu thu để khai báo những thông tin cơ bản của hàng hóa cho hải quan Nhật Bản 24h trước khi tàu chạy.
- Chỉ áp dụng cho hàng xuất khẩu sang Nhật Bản
- CCL (Container Cleaning Fee) = Cleaning Fee: Phí vệ sinh container
- Là khoản phí phải trả cho hãng tàu để làm vệ sinh vỏ container rỗng sau khi người nhập khẩu lấy container về kho và trả cont rỗng tại các bãi để vỏ (depot)
- Là khoản phí mặc nhiên phải đóng ngay khi làm thủ tục lấy D/O
- Trường hợp khi trả cont bị dơ mùi hay dơ dầu nhớt, do bẩn…thì sẽ bị các depot thu thêm dù đã trả phí này tại hãng tàu.
- WRS (War Risk Surcharge):
- Đây là một loại phụ phí bổ sung bởi các chủ tàu và chỉ được áp dụng khi tàu di chuyển qua các khu vực được đánh giá là có rủi ro chiến tranh
- International Maritime Dangerous Goods Code (IMDG Code): mã hiệu hàng nguy hiểm
- Weightcharge = chargeable weight/ C.W:
- Là kết quả khi so sánh giữa G.W và V.W cái nào lớn hơn sẽ tính là C.W và là con số để tính cước
- Đối với hàng Air thì 01 CBM=167Kgs, khi tính cước Air cần tính 2 loại trọng lượng là: Gross weight (GW) & Chargeable weight (CW).
- W (Gross Weight): Trọng lượng hàng cả bao bì theo cân nặng thực tế sau khi đã đóng gói
- W (Volume Weight):
- Trọng lượng theo kích thước các thùng hàng, được tính theo công thức:
[(D1xR1xC1xS1) + (D2xR2xC2xS2) + …. + (DnxRnxCnxSn)] / 6000
Trong đó :
- D, R, C là chiều dài, rộng, cao của từng thùng hàng đơn vị tính: CM (Centimet).
- S là số lượng thùng có kích thước giống nhau
- Tracking and tracing: kiểm tra lộ trình hàng/ thư
- Local charge:
- Phụ phí tại cảng địa phương trả cho việc xếp dỡ hàng hóa lên xuống tàu và những chi phí khác có liên quan tới việc giao hàng tại cảng biển, cảng sân bay, nhà ga do hãng tàu, hãng bay hoặc Forwarder thu thêm ngoài cước vận tải.
- Phí này được thu theo hãng tàu và cảng.
- Với một lô hàng, phí này cả người gửi và người nhận đều phải đóng
- THC: Terminal Handling Charge – Được thu trên đầu Cont
- Phí này là phí phải trả cho các hoạt hoạt động tại cảng như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu…
- Thực chất là cảng thu hãng tàu sau đó hãng tàu thu lại từ chủ hàng (người gửi và người nhận hàng)
- CFS fee: Container Freight Station fee
- Áp dụng cho hàng lẻ
- phí này trả cho việc dỡ hàng xếp hàng từ container vào kho hoặc ngược lại
- Chủ hàng bị charge phí này.
- B/L fee: Bill of Lading fee/ Documentation fee
- Phí này được các hãng tàu, hãng bay thu sau khi họ phát hành bill cho chủ hàng
- D/O: Delivery Order fee:
- Phí lệnh giao hàng áp dụng với hàng nhập.
- Phí này được phát hành khi consignee tới hãng tàu thanh toán cước theo A/N thì hãng tàu sẽ phát hành D/O và họ thu phí phát hành đó.
- ENS (Entry Summary Declaration): Là phí khai báo hải quan cho hàng đi Châu Âu
- EBS (Emergency Bunker Surcharge): Phụ phí xăng dầu (cho tuyến Châu Á)
- FAF: Fuel Adjustment Factor: Bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu
- ICS: Import Control Surcharge: Phụ phí kiểm soát hàng nhập qua đường hàng không
- LSS: Low Sulphur Surcharge: Phụ phí giảm thải lưu huỳnh
- PCS: Port Congestion Surcharge:
- Phụ phí này áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ xảy ra ùn tắc, có thể làm tàu bị chậm trễ, dẫn tới phát sinh chi phí liên quan cho chủ tàu (vì giá trị về mặt thời gian của cả con tàu là khá lớn
- CMS: Container Maintenance Surcharge
- Phụ phí bảo trì container
Tham khảo thêm những thuật ngữ logistics thông dụng khác TẠI ĐÂY !
Source: https://suachuatulanh.edu.vn
Category : Trung Tâm Bảo Hành